Trung Quốc chi hơn 2 tỷ USD để mua sầu riêng Việt Nam Những dấu ấn của Ngành Nông nghiệp trong năm 2023 Nhiều người trồng sầu riêng, cà phê thành tỉ phú |
Giá sầu riêng chạm mốc 200.000 đồng/kg, cao nhất trong một năm qua. |
Ngày 12/2 (tức mùng 3 Tết), nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đã mua với giá 200.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong khoảng một năm qua, tương đương với mức giá hồi cuối năm 2022.
Một thương lái thu mua sầu riêng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cho biết hiện nay các vựa sầu riêng đã phát giá sầu riêng Monthong loại A với giá từ 195.000 - 200.000 đồng/kg, trái cỡ từ 2 - 5,2kg/trái (trái 2,7 hộc trở lên); loại B giá từ 175.000 - 180.000 đồng/kg, trái cỡ từ 1,8 - 5,5kg/trái (trái 2,5 hộc trở lên).
Theo ghi nhận, sầu riêng Monthong có giá cao nhất lên đến 200.000 đồng/kg. Riêng sầu riêng Ri6, loại A giá 148.000 - 150.000 đồng/kg, trái cỡ từ 1,9 - 5,2kg/trái (trái 2,7 hộc trở lên); loại B giá 133.000 - 135.000 đồng/kg, trái cỡ 1,7 - 5,7kg/trái (trái 2,5 hộc trở lên).
Thời điểm này, sầu riêng nghịch vụ đã vào giai đoạn kết thúc vụ nên số lượng không còn nhiều. Một số nhà vườn tại Tiền Giang, Bến Tre hiện nay chủ yếu đang dưỡng cây để cho vụ thuận, trước tình hình xuất khẩu loại trái cây này đang có chuyển biến tích cực.
Sau khi sầu riêng chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc từ tháng 7-2022 đến nay, trái sầu riêng luôn có giá bán cao, bình quân từ 140.000 - 170.000 đồng/kg.
Số liệu thống kê gần nhất cho thấy Tiền Giang hiện có 21.790 ha trồng sầu riêng, tăng hơn 23% và sản lượng ước đạt hơn 386.000 tấn (chiếm gần 22% tổng sản lượng cây ăn quả), tăng hơn 33% so với cùng kỳ. Nhờ bán được giá cao, năm 2023 cây sầu riêng mang lại lợi nhuận trên 1,4 tỉ đồng/ha, cao hơn 526 triệu đồng/ha so với năm 2022.
Số nhà vườn có sầu riêng để bán không nhiều. |
Năm 2023, nước ta xuất khẩu sầu riêng vượt mốc 2 tỷ USD. Những ngày tết Giáp Thìn 2024, giá sầu riêng tại vườn luôn giữ mức cao, có lúc gần 200.000 đồng/kg, nông dân thu lãi lớn.
Kể từ tháng 9/2022, trái sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bắt đầu thời điểm này, trái sầu riêng mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành rau quả, trái cây của nước ta.
Cục Bảo vệ Thực vật cho biết từ năm 2019 tới nay, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi 22 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 10.000-15.000 tấn. Từ năm 2022 là năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt trên 46.000 tấn.
Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng tươi đến 24 thị trường. Mặt hàng sầu riêng đông lạnh cũng được xuất khẩu tới 23 thị trường.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện diện tích trồng sầu riêng cả nước ước đạt 110.000 ha, tăng hơn 24% mỗi năm, là tỉ lệ tăng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực hiện nay. Diện tích cho thu hoạch 54.400 ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng 849.100 tấn.
Hiện các cơ quan chuyên môn của Bộ NNPTNT đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Đặc biệt khi 6 mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp.
Xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2024, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Dự báo xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 6,5 tỷ USD trong năm 2024 là hoàn toàn có cơ sở.
Tiền Giang phát huy thế mạnh cây trồng đặc sản |
Giá sầu riêng tăng mạnh, nông dân lãi 1,2 - 1,5 tỷ đồng/héc ta |
Xuất khẩu rau củ quả sẽ đạt kỷ lục mới? |