Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng chờ nguyên liệu

TH&SP Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và lan rộng ở nhiều quốc gia khiến không ít ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nguy cơ “đóng băng” vì thiếu nguyên liệu sản xuất và đơn hàng xuất khẩu.



Không ít ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nguy cơ đóng băng vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Ảnh minh họa: TTXVN


Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng ở nhiều quốc gia đã khiến không ít ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nguy cơ “đóng băng” vì thiếu nguyên liệu sản xuất và đơn hàng xuất khẩu; trong đó, dệt may, da giày, cao su - nhựa là những ngành chịu tác động lớn nhất.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa Tp. Hồ Chí Minh cho biết, khi dịch COVID-19 mới bùng phát tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã lo lắng bởi Trung Quốc là nơi cung cấp tới 80% các loại nguyên liệu, hóa chất phục vụ sản xuất của ngành cao su - nhựa tại Việt Nam. Thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp đã lên phương án tìm kiếm nguồn cung thay thế từ Hàn Quốc và EU, chấp nhận giá nguyên liệu cao hơn và thời gian giao hàng lâu hơn để đảm bảo thực hiện các đơn hàng đặt trước.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 nhanh chóng lan sang Hàn Quốc và khắp EU khiến phương án dự phòng của ngành cao su - nhựa “phá sản”. Các đầu mối nguyên liệu tại Hàn Quốc và EU hiện không phản hồi về khả năng cung ứng nguyên liệu, trong khi nguồn cung từ Trung Quốc chỉ về “nhỏ giọt” với đơn hàng từ tháng 2 còn đơn hàng đặt mới trong tháng 3 chưa xác định được thời gian giao nhận.

“Với nguồn nguyên liệu hiện có các doanh nghiệp cao su - nhựa chỉ có thể sản xuất cầm cự đến cuối tháng 3, lâu nhất là đến giữa tháng 4. Nếu như dịch bệnh không được khống chế sớm, nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc không được khai thông thì nhiều khả năng ngành cao su - nhựa phải dừng sản xuất bởi chưa tìm ra nguồn cung nguyên liệu thay thế.”, ông Nguyễn Quốc Anh thông tin thêm.

Về xuất khẩu, ông Nguyễn Quốc Anh cho biết, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nhựa - cao su không có nhiều biến động lớn, các đơn hàng đặt trước vẫn giao dịch bình thường. Tuy nhiên, có một số mặt hàng linh kiện tham gia chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp lắp ráp gặp khó khăn khi một số nhà máy đang phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Với trường hợp này, doanh nghiệp chỉ có thể duy trì sản xuất cầm chừng cho đến khi đối tác hoạt động trở lại vì việc tìm khách hàng mới trong điều kiện hiện nay hầu như không khả thi.

Với ngành da giày, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội Da giày Tp. Hồ Chí Minh thông tin, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn kép cả về nguyên liệu sản xuất lẫn đầu ra sản phẩm. Theo đó, các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu từ Trung Quốc để gia công nhưng từ đầu tháng 2/2020 đến nay do dịch COVID-19 bùng phát khiến các nhà cung ứng nguyên liệu tại Trung Quốc ngừng sản xuất, hoạt động giao thương, vận tải với bên ngoài cũng gặp khó khăn nên không có nguyên liệu xuất khẩu.

Tùy vào doanh nghiệp và sản phẩm cụ thể, nguồn cung từ Trung Quốc có thể chiếm từ 30 - 70% nguyên liệu sản xuất giày dép. Tuy nhiên do không lường trước tình huống dịch bệnh nên doanh nghiệp Việt Nam không dự trữ nhiều nguyên liệu.

Theo ông Nguyễn Văn Khánh, ngoài Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thuộc da từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… Tuy nhiên, năng lực cung ứng của các thị trường này không lớn và hiện cũng đang chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Trong khi đó, thuộc da được sản xuất trong nước còn quá ít và có giá thành khá cao, không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất đơn hàng lớn.

Trong khi nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc thì thị trường xuất khẩu lớn của sản phẩm giày da là EU và Mỹ với khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy, khi dịch COVID-19 lan đến EU và diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia trong khu vực phải phong tỏa mọi họat động kéo theo việc xuất khẩu vào EU bị trì trệ. Ngoài các đơn hàng đặt trước sẽ giao trong tháng 3, hầu hết doanh nghiệp không nhận được đơn đặt hàng mới nào từ các thị trường nhập khẩu lớn.

“Tới thời điểm này, một số doanh nghiệp đã chuyển sang phương án sản xuất một ngày, nghỉ một ngày vừa chờ nguyên liệu vừa giữ chân công nhân với hy vọng có thể hoàn tất các đơn hàng đặt trước vào cuối tháng 3. Nếu qua tháng 4, tình hình cung ứng nguyên liệu từ Trung Quốc không có chuyển biến tích cực và không có đơn hàng mới thì nhiều doanh nghiệp buộc phải “đóng băng” hoạt động.”, ông Nguyễn Văn Khánh chia sẻ.

Liên quan đến nguyên phụ liệu dệt may, các doanh nghiệp cho biết, phía Trung Quốc đã thông báo giao hàng trở lại nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công suất sản xuất tại Trung Quốc giảm mạnh, một số nguyên phụ liệu bị thiếu hụt nên việc trả hàng cho Việt Nam đang rất chậm.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp. Hồ Chí Minh thông tin, nguồn nguyên liệu hiện có tại các doanh nghiệp chỉ đảm bảo duy trì sản xuất đến cuối tháng 3. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sản xuất khoảng 60 -70% công suất để chờ nguồn nguyên liệu mới.

Theo phân tích của ông Phạm Xuân Hồng, dịch COVID-19 lan rộng không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại, làm giảm sức tiêu thụ của nhiều thị trường quan trọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…

Thời điểm cuối năm 2019, các doanh nghiệp dệt may nhận được khá nhiều đơn hàng đặt trước cho kỳ hạn 3 đến 6 tháng, tuy nhiên từ khi dịch bệnh bùng phát, số đơn hàng mới đã có dấu hiệu giảm xuống, chưa có thêm đơn hàng cho các kỳ hạn giao chậm.

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại, nếu dịch COVID-19 không được kiểm soát sớm có thể tạo nên làn sóng suy thoái kinh tế trên quy mô lớn, người tiêu dùng thế giới sẽ phải cắt giảm tối đa chi tiêu cho quần áo, thời trang để ưu tiên cho sản phẩm thiết yếu như: lương thực, thực phẩm. Khi đó, các doanh nghiệp dệt may sẽ rất khó để có thể phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng cũng như duy trì việc làm cho người lao động./.


Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia hiến kế “ghìm cương” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm cương” giá vàng

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, sáng nay (12/5) giá vàng trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” về mốc 89 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, để hạ nhiệt giá vàng, cần thêm nhiều giải pháp khác chứ không chỉ có đấu thầu vàng.
Chung cư ở Hà Nội giảm giá vẫn khó bán

Chung cư ở Hà Nội giảm giá vẫn khó bán

Giao dịch mua bán chung cư ở các sàn bất động sản trong tháng 4 sụt gần một nửa so với thời điểm sau Tết, một số chủ nhà cần bán gấp thời điểm này cũng giảm giá kỳ vọng khoảng 100 triệu hoặc tặng nội thất, nhưng người mua vẫn chê đắt không chịu xuống tiền.
Giá vàng giảm sâu, người Hà Nội đổ xô đi bán vàng chốt lời

Giá vàng giảm sâu, người Hà Nội đổ xô đi bán vàng chốt lời

Chiều 11/5, giá vàng SJC tiếp tục giảm về mốc 90 triệu đồng/lượng, người dân Hà Nội lại xếp hàng dài để bán chốt lời.
Cục Hàng không: 4 hãng hàng không tăng giá vé song không vượt trần

Cục Hàng không: 4 hãng hàng không tăng giá vé song không vượt trần

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua kiểm tra các hãng hàng không có nhiều mức giá khác nhau song không vượt trần.
Sau chỉ đạo nóng, giá vàng miếng SJC bốc hơi hơn 1 triệu đồng/lượng

Sau chỉ đạo nóng, giá vàng miếng SJC bốc hơi hơn 1 triệu đồng/lượng

Sáng 11/5, giá vàng trong nước giảm 1,1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng nhưng vẫn đứng ở mức cao kỷ lục.
Giá tăng vọt, nhiều cửa hàng không còn vàng SJC để bán

Giá tăng vọt, nhiều cửa hàng không còn vàng SJC để bán

Giá vàng tăng cao, lực mua lớn khiến nhiều cửa hàng vàng đã trong tình trạng "cháy hàng", người mua xếp hàng chờ tràn lối đi.
Giá vàng SJC sẽ lên 100 triệu đồng/lượng?

Giá vàng SJC sẽ lên 100 triệu đồng/lượng?

Những ngày qua giá vàng liên tục phá đỉnh lịch sử, sáng nay giá vàng miếng đã vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Trước thực trạng giá vàng tăng điên cuồng, nhiều người đặt câu hỏi liệu có lên tới mốc đỉnh 100 triệu đồng/lượng?
Giá xăng giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 24.000 đồng/lít

Giá xăng giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 24.000 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (9/5), giá xăng giảm từ 1.288 - 1.411 đồng/lít Giá dầu giảm từ 160 - 843 đồng/lít/kg.
Giá vàng SJC lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng

Giá vàng SJC lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng

Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, có 3 đơn vị trúng thầu với 3.400 lượng vàng trên tổng số 16.800 lượng, ngay sau phiên đấu thầu, sáng 9/5, giá vàng miếng lập đỉnh mới khi bán ra 88 triệu đồng một lượng.
VinFast VF3 - Mẫu xe điện "quốc dân" mới với giá siêu rẻ, khả năng vận hành vượt trội

VinFast VF3 - Mẫu xe điện "quốc dân" mới với giá siêu rẻ, khả năng vận hành vượt trội

VinFast VF3 sẽ là mẫu xe điện mini giá rẻ nhất thị trường Việt Nam với thiết kế trẻ trung, nội thất hiện đại và khả năng vận hành mạnh mẽ.
Ế 13.400 lượng vàng miếng ở phiên đấu thầu lần 5

Ế 13.400 lượng vàng miếng ở phiên đấu thầu lần 5

Phiên đấu thầu sáng nay (8/5) có 3 đơn vị trúng thầu với 3.400 lượng vàng trên tổng số 16.800 lượng, ế đến 13.400 lượng vàng miếng SJC.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng tăng dựng đứng

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng tăng dựng đứng

Từ đầu năm đến nay, giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh, xô đổ các kỷ lục trước đó. Diễn biến của giá vàng trong nước cũng thường xuyên ghi nhận biến động trái chiều so với thế giới. Trước thực trạng giá vàng miếng tăng nóng, các chuyên gia nói gì?
Giá vàng miếng SJC tăng lên 87,5 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư nên mua vào hay bán ra?

Giá vàng miếng SJC tăng lên 87,5 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư nên mua vào hay bán ra?

Sáng nay (7/5), vàng miếng tạo lập đỉnh mới 87,5 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư băn khoăn không biết nên bán chốt lời hay mua vàng lúc này?
Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Sau 3 lần hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Tốt nhưng khó thực hiện?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Tốt nhưng khó thực hiện?

Trước đề xuất bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng mua bán vàng bằng tiền mặt là rất tốt nhưng khó thực hiện.
Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng

Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng tiếp đà đi lên, tại thời điểm 9h30, giá vàng miếng xác lập mức kỷ lục mới 86,2 triệu đồng/lượng.
Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nguyên nhân chính khiến hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Ngoài ra, còn một lý do khác là hóa đơn tính tiền điện bị nhảy bậc theo biểu giá lũy tiến 6 bậc.
Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Giá cà phê hôm nay 5/5 trong khoảng 102.000 - 103.500 đồng/kg, như vậy giá cà phê nội địa đã “bốc hơi” khoảng 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần.
“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

Vé máy bay đi Điện Biên sẽ tiếp tục "nóng" lên khi gần đến dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo khảo sát, các chuyến bay giữa Hà Nội - Điện Biên đã hết sạch vé, các chuyến bay từ TPHCM còn rất ít vé một chiều.
Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Một số ý kiến cho rằng giá vé máy bay tăng cao quá mức, một phần do phải chịu thuế, phí không hề nhỏ, Bộ Tài chính đã chính thức lên tiếng về thông tin này.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.
Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Hiện giá dừa tươi đã tăng lên 130.000 đồng/chục, cao gấp 4 lần so với trước đó. Không những giá cao mà còn biến động mạnh, giá buổi sáng báo khác chiều mua vào đã khác.
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Ngân hàng Nhà nước lại hủy phiên đấu thầu vàng vào sáng nay (3/5) do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Theo các chuyên gia kinh tế, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”.
Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo huỷ đấu thầu vàng miếng lần thứ 3 vào sáng nay (3/5), giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng lên gần 86 triệu đồng mỗi lượng, lập đỉnh lịch sử mới.
Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng?

Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng?

Sau kì nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, hôm nay, giá vàng nhẫn lùi dần về mốc 74 triệu đồng/lượng. Hiện, vàng nhẫn lên cơn “sốt”, tại nhiều cửa hàng không còn vàng để bán.
Giá cà phê liên tục tăng sốc, nhiều quán cafe ở Hà Nội rục rịch tăng giá

Giá cà phê liên tục tăng sốc, nhiều quán cafe ở Hà Nội rục rịch tăng giá

Giá cà phê hôm nay (1/5) giao dịch trong khoảng 132.700 - 133.500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Giá cà phê nguyên liệu liên tục tăng cao khiến nhiều quán cafe ở Hà Nội buộc phải tăng thêm giá bán để có lãi.
Đất nền sốt là màn kịch mà các môi giới, nhà đầu tư tạo ra

Đất nền sốt là màn kịch mà các môi giới, nhà đầu tư tạo ra

Thời gian gần đây, thị trường ven Hà Nội ghi nhận một số khu vực có hiện tượng "tăng giá vô căn cứ". Các chuyên gia cho rằng, đây là những hiện tượng bất thường, những thị trường giả, thị trường ảo.
Thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động