Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo

Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được xem là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo, đó là khẳng định của Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế Tô Việt Châu tại Hội thảo thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tổ chức vào sáng 3/4 tại Thành phố Cần Thơ. Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được xem là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo, đó là khẳng định của Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế Tô Việt Châu tại Hội thảo thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tổ chức vào sáng 3/4 tại Thành phố Cần Thơ.
Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/3: Lúa gạo biến động trái chiều
Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao.
Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao.

Hội thảo nhằm xác định vai trò, vị trí của khối công và khối tư trong triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng công Cửu Long đến năm 2030"; Đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách, cơ chế hợp tác giữa các bên; chia sẻ giới thiệu quy trình, công nghệ, sản phẩm, mô hình và kế hoạch phối hợp của một số đối tác phục vụ triển khai Đề án.

Phát triển lúa gạo đa giá trị

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao đặt ra mục tiêu tăng trưởng tích hợp đa giá trị, gắn với mô hình tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, theo chuỗi ngành hàng và sẽ khắc phục tính phân mảnh, manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đề án xác định yêu cầu tiên quyết là "chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo"...

Đề án tập trung vào các giải pháp liên kết ngành hàng lúa gạo trong vùng, từ không gian liên kết cấp vùng, hình thành các cụm liên kết ngành lúa gạo, kết nối thị trường, kiến thức kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn. Đề án mong muốn tạo dựng hình ảnh một ngành hàng lúa gạo "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"...

"Đề án không chỉ mang yếu tố kỹ thuật đơn thuần, mà tích hợp đa dạng yếu tố kinh tế - xã hội. Trong đó người nông dân có năng lực hợp tác là trung tâm; doanh nghiệp có vai trò liên kết, kết nối dẫn dắt thị trường; các chuyên gia, nhà khoa học khuyến nghị, hướng dẫn ứng dụng chuẩn hóa, Nhà nước đóng vai trò khởi tạo và hỗ trợ bằng cơ chế chính sách", ông Hoan nói.

Ông Huỳnh Văn Thòn - chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời - tin tưởng đề án ra đời sẽ tạo động lực rất lớn cho ngành nông nghiệp.

Hội thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL”
Hội thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL”

"Đề án 1 triệu ha lúa này được xem là 'ánh sáng cuối đường hầm' cho chúng tôi. Vì ở đó, tôi đã nhìn thấy nó là hệ sinh thái cộng sinh, liên quan đến mọi thành phần từ nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước.

Đề án sẽ khắc phục yếu kém từ bài học của cánh đồng mẫu lớn vừa qua", ông Thòn nói.

Nói về Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Chúng ta bàn về câu chuyện hạt gạo với một tư duy mới, một cách làm mới, đó là xu thế, yêu cầu mới đòi hỏi chúng ta phải làm.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng lưu ý 10 chữ trong thực hiện đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là “hết lòng” phải hết lòng với đề án từ Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và sau đó là doanh nghiệp để cùng thúc đẩy để người nông dân hết lòng với đề án. Tiếp theo là hai chữ “tuân thủ” vì nếu không tuân thủ kế hoạch, nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn thì chúng ta thất bại. Hai chữ tiếp theo là “linh hoạt”, phải tuân thủ trong nguyên tắc nhưng phải linh hoạt trong cách ứng xử vì thị trường luôn luôn biến động, việc linh hoạt để phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng nhấn mạnh hai chữ tiếp theo là sự “hợp tác”, sự hợp tác này giữa các cơ quan Trung ương với nhau, với các địa phương và sự hợp tác của các doanh nghiệp, nếu hợp tác, phối hợp tốt, lồng ghép tốt các chương trình sẽ tạo được sức mạnh và chúng ta cùng thắng. Và hai chữ cuối được Phó Thủ tướng nhắc tới là “kiểm soát”, phải có sự kiểm soát để không bị lệch hướng và kịp thời điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế đang biến động từng ngày.

Giải pháp then chốt là đẩy mạnh thu hút đầu tư

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tại 12 tỉnh, thành triển khai Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa, đến thời điểm hiện tại đã thành lập được hơn 900 tổ khuyến nông cộng đồng với trên 10.000 thành viên. Đề án sẽ đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cộng đồng để đào tạo lại nông dân tại các địa phương tham gia. Trong đó, giai đoạn 2024 – 2025 sẽ đào tạo khoảng 3.000 cán bộ và giai đoạn 2026 – 2030 đào tạo từ 8.000 đến 10.000 cán bộ triển khai theo dõi, thu thập và cung cấp thông tin.

Nhiệm vụ của khuyến nông cộng đồng sẽ tư vấn, hỗ trợ người nông dân, hợp tác xã chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; Xây dựng kế hoạch sản xuất; Hướng dẫn nông dân, hợp tác xã tham gia thực hiện các dự án khuyến nông trong vùng nguyên liệu; Kết nối thị trường; Tư vấn, hỗ trợ thành lập hợp tác xã nông nghiệp và hỗ trợ hợp tác xã tham gia thị trường, liên kết chuỗi giá trị, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng thương hiệu sản phẩm, áp dụng công cụ thúc đẩy thương mại sản phẩm.

Theo ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thành lập nhóm Đối tác công tư ngành hàng lúa gạo sẽ góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam và nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo thông qua chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tăng thu hút đầu tư và tăng cường hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực thông qua áp dụng công nghệ và kết nối đổi mới sáng tạo mang lại lợi ích cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam.

Ông Châu nhấn mạnh, Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được xem là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo, Việt Nam cần phải có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia. Trong đó, một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư”.

Theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt, muốn phát triển lúa gạo vùng ĐBSCL, doanh nghiệp phải đóng một vai trò rất quan trọng, là trung tâm thúc đẩy nhưng doanh nghiệp của chúng ta còn thiếu vốn để đầu tư vào hạ tầng logistic, chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm từ gạo và các phế phụ phẩm nông nghiệp.

“Đặc biệt, sản xuất lúa gạo mang tính thời vụ, khoảng 3 tháng là thu mua và việc thu mua trong một thời gian ngắn cần rất nhiều tiền. Nếu chúng ta không thu mua kịp, lúa gạo sẽ giảm chất lượng, nếu vậy, vấn đề đó thì giải quyết như thế nào?” – ông Cường nêu lên các vấn đề cần giải quyết trong Đề án.

Thêm nữa là vấn đề về nông dân, rõ ràng người nông dân vốn đầu tư vào sản xuất còn hạn chế. “Bây giờ có thể nói nông dân ở ĐBSCL, việc áp dụng quy trình kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào các chủ hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và giống hơn là các cán bộ hướng dẫn khuyến nông. Vì các chủ ở đại lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, bỏ tiền ra bán chịu cho bà con nông dân nên bà con nghe theo. Vậy thì chúng ta giải quyết tình trạng này như thế nào” – ông Cường nêu ý kiến.

Do vậy, ở đây, ông Cường cho rằng, đối với Đề án, chúng ta cần xác định được các “điểm nghẽn” của sản xuất lúa vùng ĐBSCL và phải giải quyết được các “điểm nghẽn” đó, tự nhiên sẽ thúc đẩy được ngành hàng lúa gạo ĐBSCL. Và các chính sách, cơ chế gì để chúng ta giải quyết được các điểm nghẽn?.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo
Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"
Thị trường lúa gạo giao dịch sôi động phiên đầu tuần Thị trường lúa gạo giao dịch sôi động phiên đầu tuần

Đề án một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Đề án được triển khai tại 12 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, giai đoạn 1 (2024 - 2025) sẽ tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 héc ta, bao gồm công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch, xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, kiểm đếm và thí điểm cấp tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030.

Giai đoạn 2 (2026 - 2030) xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 ha. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thái Lan đã hết vụ, sầu riêng Việt sẽ "một mình một chợ" tại Trung Quốc

Thái Lan đã hết vụ, sầu riêng Việt sẽ "một mình một chợ" tại Trung Quốc

Giá sầu riêng Thái (Dona) tại khu vực Tây Nguyên đang giao dịch quanh mức gần 100.000 đồng/kg. Các chuyên gia dự đoán rằng giá sầu riêng sẽ tiếp tục neo ở mức cao, lý do là Thái Lan đã hết vụ, sầu riêng Việt sẽ một mình một chợ tại Trung Quốc.
Gạo Việt vẫn cao kỷ lục bất chấp Ấn Độ tuyên bố mở kho

Gạo Việt vẫn cao kỷ lục bất chấp Ấn Độ tuyên bố mở kho

Tại Việt Nam giá gạo thông dụng đã ổn định trở lại sau vài ngày giảm, còn giá gạo thơm đặc biệt là ST24 và ST25 tiếp tục tăng, hiện đạt mức cao kỷ lục đến 1.300 USD/tấn.
Giá tiêu sẽ tăng trở lại khi nhu cầu mua sắm cho Tết Nguyên đán sắp đến

Giá tiêu sẽ tăng trở lại khi nhu cầu mua sắm cho Tết Nguyên đán sắp đến

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm tiếp tục giảm so với hôm qua. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 146.000 đồng/kg đến 146.500 đồng/kg.
Thị trường cà phê tiếp tục rung lắc sau quyết định hoãn thực thi Luật chống phá rừng

Thị trường cà phê tiếp tục rung lắc sau quyết định hoãn thực thi Luật chống phá rừng

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm mạnh, trung bình giảm 2.500 đồng/kg nằm trong khoảng 113.000 - 113.600.
Giá ca cao tăng vọt, doanh nghiệp bánh kẹo gặp khó

Giá ca cao tăng vọt, doanh nghiệp bánh kẹo gặp khó

Ca cao là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất chế biến bánh kẹo socola, các sản phẩm từ socola. Trước bối cảnh nguồn cung thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao buộc một số công ty gặp khó, sắp tăng giá bán lẻ.
Giá vàng miếng SJC tăng lên 85 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng lên 85 triệu đồng/lượng

Trong khi giá vàng nhẫn trong nước sáng nay ít biến động thì vàng miếng SJC bất ngờ được điều chỉnh tăng thêm 1 triệu đồng mỗi lượng, vọt lên 85 triệu đồng/lượng (bán ra) sau nhiều ngày cầm cự.
Tồn kho tiêu trong nước đang cạn dần

Tồn kho tiêu trong nước đang cạn dần

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm đồng loạt giảm so với hôm qua. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 146.000 đồng/kg đến 147.000 đồng/kg.
Vì sao giá cà phê biến động mạnh trong những ngày đầu tháng 10?

Vì sao giá cà phê biến động mạnh trong những ngày đầu tháng 10?

Thị trường cà phê trong nước quay đầu giảm so với cùng thời điểm hôm qua. Giá cà phê hôm nay nằm trong khoảng 115.500 - 116.100. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 116.100đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 116.100 đồng/kg.
Tiêu dùng nội địa phục hồi mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm

Tiêu dùng nội địa phục hồi mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy sức mua mạnh mẽ của người tiêu dùng Việt Nam trong 9 tháng của năm.
Tốc độ nhập khẩu cà phê của Việt Nam tăng rất nhanh

Tốc độ nhập khẩu cà phê của Việt Nam tăng rất nhanh

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới nhưng phải nhập cà phê nguyên liệu để chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Giá tiêu được nhận định sẽ loanh quanh dưới mốc 150.000 đồng/kg

Giá tiêu được nhận định sẽ loanh quanh dưới mốc 150.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/10/2024 trong khoảng 146.500 - 147.500 đồng/kg, giá tiêu tuần qua tiếp tục giảm từ 500 đến 2.000 đồng/kg so với tuần trước và đi ngang so với ngày hôm qua.
Thị trường cà phê dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới

Thị trường cà phê dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới

Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục duy trì sắc xanh, trung bình tăng 1.600 đồng/kg nằm trong khoảng 115.500 - 116.200. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 116.200đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 116.200 đồng/kg.
Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 tăng giá, cao nhất 3,2 triệu đồng

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 tăng giá, cao nhất 3,2 triệu đồng

Đúng 8h sáng nay (6/10), ngành đường sắt chính thức mở bán vé đại trà trên toàn hệ thống qua các nhà ga, đại lý, giá tăng 4-5% so với năm trước, cao nhất hơn 3,2 triệu đồng.
Người nắm giữ vàng nhẫn mất 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần

Người nắm giữ vàng nhẫn mất 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần

Giá vàng miếng SJC trong tuần đã tăng thêm nửa triệu đồng một lượng. Trong khi đó, do chênh lệch giá mua vào - bán ra cao nên người nắm giữ vàng nhẫn lỗ 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần.
Sầu riêng cuối vụ giá tăng cao mỗi ngày

Sầu riêng cuối vụ giá tăng cao mỗi ngày

Sầu riêng loại A có giá 109.000 đồng/kg, Ri6 A có giá 85.000 đồng/kg. Nhưng có một thực tế là không phải nông dân nào cũng bán được giá cao.
Thị trường tiêu vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ trong thời gian tới

Thị trường tiêu vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ trong thời gian tới

Giá tiêu trong nước hôm nay 6/10 tăng tại các địa phương trọng điểm. Giá tiêu cao nhất hôm nay được ghi nhận ở mốc 147.500 đồng/kg.
Giá cà phê hiện vô cùng khó lường

Giá cà phê hiện vô cùng khó lường

Thị trường cà phê trong nước hôm nay đã khởi sắc quay trở lại sắc xanh, trung bình tăng 1.600 đồng/kg nằm trong khoảng 115.500 - 116.200. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 116.200đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 116.200 đồng/kg.
Rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát đối với các tờ khai khai báo mặt hàng đồng xuất khẩu để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc gian lận khai báo sai mã số để trốn thuế xuất khẩu.
Nguồn cung cạn kiệt, giá tiêu giảm tại các địa phương trọng điểm

Nguồn cung cạn kiệt, giá tiêu giảm tại các địa phương trọng điểm

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 146.000 đồng/kg đến 147.000 đồng/kg.
Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 2.500 đồng/kg, đâu là nguyên nhân?

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 2.500 đồng/kg, đâu là nguyên nhân?

Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tiếp đà giảm mạnh tại các địa phương so với hôm qua. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 114.300 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.
Giá chung cư mới tại Hà Nội vượt TP.HCM

Giá chung cư mới tại Hà Nội vượt TP.HCM

Giá chung cư mới tại Hà Nội đã vượt qua TP.HCM với mức bình quân khoảng 69 triệu đồng/m2, trong khi TP.HCM đạt khoảng 68 triệu đồng/m2.
Chuyên gia lý giải diễn biến lạ "giá vàng nhẫn đắt hơn vàng miếng"

Chuyên gia lý giải diễn biến lạ "giá vàng nhẫn đắt hơn vàng miếng"

Giá vàng nhẫn mua vào cao hơn nửa triệu đồng một lượng so với vàng miếng SJC. Các chuyên gia cho rằng chính sách ấn định giá của Ngân hàng Nhà nước là nguyên nhân chính khiến khiến giá vàng miếng thấp hơn vàng nhẫn.
Quản lý thị trường thu giữ trên 10.000 chai nước hoa nhập lậu của Tiktoker Phan Thủy Tiên

Quản lý thị trường thu giữ trên 10.000 chai nước hoa nhập lậu của Tiktoker Phan Thủy Tiên

Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên tài khoản Tiktok "Phan Thủy Tiên" vừa bị lực lượng chức năng tạm giữ.
Giá gạo trên thị trường châu Á ra sao sau khi Ấn Độ nới xuất khẩu?

Giá gạo trên thị trường châu Á ra sao sau khi Ấn Độ nới xuất khẩu?

Giá gạo xuất khẩu tại châu Á giảm mạnh trong tuần này sau khi Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, nới lỏng hạn chế xuất khẩu.
Nguồn cung hồ tiêu tăng tạo áp lực giảm giá trên thị trường

Nguồn cung hồ tiêu tăng tạo áp lực giảm giá trên thị trường

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm đồng loạt giảm so với hôm qua. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 147.000 đồng/kg đến 148.000 đồng/kg.
Vì sao giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt giảm sốc?

Vì sao giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt giảm sốc?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay phủ sắc đỏ giảm sâu tới 4.500 đồng/kg nằm trong khoảng 116.200 - 117.200. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 116.600đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 117.200 đồng/kg.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 về dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 về dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3/10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Trong đó, giá xăng RON 95 giảm 710 đồng/lít, về mức giá 19.800 đồng/lít.
Thiếu hụt nguồn cung khiến giá cao su lập đỉnh sau 13 năm

Thiếu hụt nguồn cung khiến giá cao su lập đỉnh sau 13 năm

Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) nhận định, tình hình nguồn cung thắt chặt đẩy giá cao su lên cao. Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm có thể đạt 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Giá vàng nhẫn tăng lên trên 83 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng lên trên 83 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng SJC duy trì 82 - 84 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động