Củ dong riềng đỏ là thảo dược quý cho người bị tim mạch. |
Loại củ có giá trị dược liệu có tên quen thuộc là dong riềng đỏ. Dong riềng Cao Bằng vốn nổi tiếng bậc nhất cả nước là nguyên liệu chính để sản xuất ra thứ đặc sản miến dong Cao Bằng nổi tiếng cả nước.
Củ dong riềng đỏ mọc trong rừng với không khí trong lành tự nhiên nên có giá trị dược liệu rất cao. Với giá trị sản xuất trên 150 triệu đồng/ha đất nương rẫy, dong riềng là một trong những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Tuy nhiên, giá trị của loại cây này vẫn chưa được khai thác hiệu quả như tiềm năng.
Thời điểm này, tại khu vực Án Lại, xã Nguyễn Huệ (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng), bà con nông dân trồng, chăm sóc, thu hoạch, xuất bán củ dong riềng. Anh Long Văn Cương cho biết: Ở khu vực này, hầu như nhà nào cũng trồng cây dong riềng. Nhà tôi trồng cây dong riềng từ xưa nhưng sau đó không trồng nữa vì giá dong xuống thấp. Khoảng 5 năm trở lại đây, tôi trồng lại cây này.
Ở đây, cây dong riềng đỏ rất dễ trồng, có thể trồng được tại những nương rẫy cao trên lưng núi. Nếu giá bán 13 nghìn đồng/kg bột dong thì giá trị cây trồng đạt tới hơn 150 triệu đồng/ha, cao gấp 3 - 4 lần so với cây ngô mà công chăm sóc, đầu tư lại ít hơn.
Người nông dân trồng cây dong riềng đỏ tỉnh Cao Bằng phấn khởi thu hoạch củ dong riềng. |
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, năm 2022, cả tỉnh có 475 ha trồng cây dong riềng, tổng sản lượng trên 25.000 tấn củ, năng suất bình quân đạt 53,6 tấn củ/ha.
Cả tỉnh có gần 300 hộ sản xuất miến dong, tập trung nhiều ở xã Nguyễn Huệ (Hòa An) với hơn 100 hộ tại các xóm: Canh Biện A, Canh Biện B, Án Lại; khu vực xóm Phja Đén, xã Thành Công, khu vực thị trấn Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình). Ngoài ra, ở khu vực Thành phố Cao Bằng và một số nơi cũng có một số lượng nhỏ hộ dân làm nghề sản xuất miến dong.
Theo y học cổ truyền, toàn bộ lá, thân và củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc. Ngoài ra củ dong riềng đỏ còn được dùng trong chế biến thực phẩm: Dùng làm miến (một loại thực phẩm được rất nhiều gia đình ưa thích).
Thu hoạch dong riềng đỏ bản địa tại huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). |
Củ dong riềng đỏ có chứa nhiều tinh bột (khoảng 70%), chất khoáng 2%, chất xơ 5%, chất đạm 3%, chất béo 2% và một số hoạt chất khác. Theo y học cổ truyền củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây có tác dụng làm dịu và kích thích.
Tác dụng quý nhất của dong riềng đỏ là “Hỗ trợ điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành”. Đây chính là kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc nam của đồng bào người Dao ở miền Tây Bắc, sử dụng dong riềng đỏ làm thuốc trị chứng tức ngực, khó thở và bệnh tim mạch.
Theo một thống kê: Tỷ lệ bệnh nhân mắc động mạch vành sử dụng dong riềng đỏ khỏi bệnh là rất cao, Một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy người dân tộc Dao có sử dụng cây dong riềng đỏ làm thực phẩm hàng ngày hầu như không mắc các bệnh về tim mạch.
Có lúc dong riềng đỏ còn được đặt tên là “Thần dược cho người mắc bệnh tim mạch”. |
Ngoài ra, bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Bắc cạn đã sử dụng cây dong riềng đỏ để làm thuốc trị bệnh động mạch vành với tỷ lệ khỏi bệnh 90%. Bởi vậy có lúc dong riềng đỏ còn được đặt tên là “Thần dược cho người mắc bệnh tim mạch”.
Tại tỉnh Cao Bằng, khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây dong riềng phát triển; chất lượng củ dong được đánh giá cao hơn ở những nơi khác. Do đó, không chỉ người làm miến Cao Bằng tiêu thụ mà rất nhiều thương lái từ các tỉnh khác cũng đến Cao Bằng thu mua củ dong riềng. Loại củ có giá trị dược liệu rất tốt cho sức khỏe đang được địa phương hỗ trợ để xây dựng thương hiệu và nâng tầm giá trị./.