Chùa Hang – tuyệt tác thiên nhiên trên đảo Lý Sơn

Phía trước chùa Hang, trên một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m, có khắc 4 chữ Hán, sơn màu vàng “Thiên Khổng Thạch Tự” như để thông báo cho du khách biết rằng trong động đá này có một ngôi chùa.
3 vách đá dựng đứng ‘sống ảo’ cực hot, dân mê du lịch không thể bỏ qua Vì sao ba năm liền Lý Sơn mất mùa "vàng trắng", đầu tư tiền triệu thu về tiền trăm? Lý Sơn tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch
Đường xuống chùa Hang
Đường xuống chùa Hang

Nếu như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là hiện thân cái đẹp của thiên nhiên thì chùa Hang là tác phẩm điêu khắc đá tuyệt vời mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người vùng đất này.

Ở đấy, núi và biển liền kề dựa vàonhau, tôn nhau lên tạo thành một bức tranh tuyệt tác. Tuy đã có sự tôn tạo chăm chút của bàn tay con người, nhưng với ý thức hòa hợp với thiên nhiên, cảnh trí nơi đây vẫn còn giữ được nét hoang sơ vô cùng quyến rũ.

Nói về đảo Lý Sơn, mà trước đây vẫn gọi là cù lao Ré, sách Đại Nam nhất thống chí đã viết: “Cù lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về phía Đông, xung quanh nổi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân hai phường An Vĩnh và An Hải ở tại đấy. Phía đông đảo có động, trên động có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi, khi có giặc biển, thì dân phường ẩn núp ở đấy. Đất sản nhiều đậu phụng và bắp”. Ngôi chùa được Đại Nam nhất thống chí nói đến có lẽ chính là chùa Hang.

Chùa Hang nằm ở phía Bắc núi Thới Lới
Chùa Hang nằm ở phía Bắc núi Thới Lới

Chùa Hang nằm ở phía Đông bắc núi Thới Lới - ngọn núi cao nhất trong năm ngọn núi đều là chứng tích cho sự phun trào của núi lửa trên hòn đảo này. Người xưa đã tận dụng hang động nằm sâu trong lòng núi, sát bên bờ biển, để tạo dựng cảnh chùa. Đứng từ xa quan sát, người ta không thể biết được trong động có một kiến trúc được gọi là chùa Hang mà chỉ nhìn thấy tán lá của những cây bàng biển cổ thụ, tuổi của chúng cũng xấp xỉ với ngày ra đời của chùa Hang. Đường lên chùa Hang cheo leo bám theo mép biển, qua nhiều bậc đá đã được tay người đẽo gọt.

Phía trước chùa Hang, trên một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m, có khắc 4 chữ Hán, sơn màu vàng “Thiên Khổng Thạch Tự” như để thông báo cho du khách biết rằng trong động đá này có một ngôi chùa. Ngay phía dưới vách đá có các mạch nước ngầm chảy rỉ rả suốt năm tháng tạo thành một cái “giếng trời”. Rêu phong nhũ đá trông đẹp mắt một cách lạ thường. Hiện nay, ở dưới mặt đất, người ta cho xây dựng một bể chứa nước bằng xi măng, hứng nước mạch ngầm trong lòng núi đá để có nước ngọt phục vụ dân địa phương và du khách.

Nội điện chùa Hang
Nội điện chùa Hang

Để ra vào chùa Hang, duy nhất chỉ có một cửa ở phía bên phải động, trước cửa có hai trụ biểu hai bên ghi hai câu đối bằng chữ Hán mà vị tộc trưởng Trần tộc hiện thời đọc là “Nhất trần bát đảo bồ đề địa, Vạn thiện đồng quy thiểm khổ môn” rồi giải thích rằng đôi câu đối hàm ý Họ Trần là người đầu tiên lập ra chùa Hang, và Mọi điều tốt đẹp đều quy về nơi cửa Phật.

Hang rộng chừng 20m, có chiều sâu khoảng 24m, chỗ cao nhất của hang cũng chỉ hơn 3m. Trong không gian hạn chế đó, người xưa đã tận dụng những nhũ đá tự nhiên để sắp xếp chỗ thờ tự. Ngày xưa, ở chính giữa hang đã có đặt bàn thờ Tam thế Phật là Phật A-di-đà, Phật tổ Như Lai, và Phật Di-lặc. Bên trái bàn thờ Tam thế Phật có bàn thờ Tổ sư Đạt-ma với bài vị bằng gỗ sơn son thếp vàng trên đó ghi rõ “Phụng tự Tây phương Đông Độ lịch đại tổ sư chi linh vị”. Sau này, vào khoảng tháng 4-1993, các vị thủ tự đã đặt thêm một bàn thờ phía bên phải thờ tượng Quan Công có Quan Bình và Châu Thương đứng hầu, mỗi tượng chỉ cao chừng ba tấc. Cũng trong khoảng thời gian đó, bà con nhân dân đảo Lý Sơn vào làm ăn sinh sống tại TP.HCM đã cúng cho chùa 3 pho tượng, được đặt phía trước bàn thờ Tam thế Phật, đó là các tượng Phật Chuẩn Đề 18 tay cao 0,6m, tượng Bồ-tát Quan Thế Âm cao 0,8m và tượng Bồ-tát Địa Tạng cao 1m.

Ở phía bên phải của hang sắp đặt ba bàn thờ, mỗi bàn thờ cách nhau 1,4m. Gần với thành hang là bàn thờ 12 vị Diêm vương; kế đó là bàn thờ các vị thuộc Trần tộc có bài vị ghi danh ba người, gồm Phụng tự khai sáng Trần tổ công Thành, tự Đạo Châu, hiệu Huyền Huyên linh vị; Phụng tự Trần tổ công Tiềm, tự Ấn Long, hiệu Huyền Kính, cao lão hòa thượng linh vị; Phụng tự Trần tổ công Quận, tự Ấn Ngọc, hiệu Huyền Chơn hòa thượng linh vị. Bàn thờ thứ 3 thờ 7 vị tiền hiền khai phá lập ra làng An Hải với bài vị ghi rõ: “Phụng tự tiền hiền thất tổ tiên sanh tự vị chư thần vị”.

Ở phía bên trái của hang cũng có sắp đặt ba bàn thờ, mỗi bàn thờ cũng cách nhau 1,4m. Trong cùng là bàn thờ Giám Trai, tiếp đến là bàn thờ Ngũ Lôi, và kế đó là bàn thờ Tiền vãng (thờ những người có đóng góp sức lao động xây dựng, tôn tạo chùa Hang trước đây).

Ngay sau cổng ra vào ở phia bên phải, có bàn thờ bổn đạo thiện nam, tin nữ và ba ban thờ những người có công xây dựng, tu bổ chùa Hang; trên vách tường xây cũng có hai câu đối chữ Hán, được vị trưởng tộc họ Trần đọc là “Tịnh độ năng nhơn tiếp dẫn chúng sanh an dưỡng quốc – Cư sĩ tấn hỏa bảo hộ hoàn toàn lạc tây phương”. Ở phía bên trái sát mép động đá có ban thờ những vong hồn uổng tử và có dựng một bức tượng Hộ Pháp cao 0,8m, cũng do người đảo Lý Sơn ở TP.HCM cúng cho chùa hồi tháng 4-1993.

Chùa Hang – tuyệt tác thiên nhiên trên đảo Lý Sơn
Khung cảnh chùa Hang xanh ngát

Xung quanh chùa Hang là các vách đá tự nhiên. Do đó, đứng trong chùa Hang, nghe tiếng những hạt nước rơi ti tach từ những nhũ đá, ngửi mùi hương trầm quyện ra từ những ban thờ, người ta có cảm giac đang ở một thế giới huyền ảo, thuần khiết, thoát tục. Cư dân ở đây cho biết, khí hậu trong hang vo cùng dễ chịu, trời nắng thi mát mẻ, trời lạnh thì ấm áp, là nơi ẩn núp của cư dân thời xưa mỗi khi có biến, như được nêu trong Đại Nam nhất thống chí.

Về gốc tích của chùa Hang, theo gia phả của tộc họ Trần truyền lại, cách đây hơn 400 năm, không rõ dưới thời vua nào, có ông tổ họ Trần là Trần Thành làm quan lớn được nhà vua sai ra canh giữ đảo Lý Sơn. Tại đây, ông đã khai phá và lập ra chùa Hang. Sau đó, khoảng 100 năm, con cháu của ông là các ông Trần Châu, Trần Tiềm tiếp tục tôn tạo cho chùa được khang trang như ngày nay.

Hiện nay, ông Trần Dự, tộc trưởng họ Trần, còn lưu giữ 2 tờ đơn được viết trước năm 1945 có nói đến lai lịch của ngôi chùa. Tờ đơn đề ngày 11 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 12 (1937) do ông Trần Thiếu gửi quan Bang Tá Lý Sơn có viết: “Nguyên trong làng Hải Yến* này có một cảnh chùa Hang đá ở bên phía sau núi, chùa ấy hiệu là Thiên Khổng Thạch Tự, những thuở xưa trước ông cha của con có ở tu tập tụng niệm tại chùa lưu truyền từ ấy đến nay, hiện còn có đủ bàn ghế thờ Phật và tượng Phật…”. Còn tờ đơn đề ngày 16 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 17 (1942) do thầy chùa Ngô Như Sửu và chủ tự là Trần Thiếu gửi Bang Tá Lý Sơn ghi rõ: “Nguyên ngôi chùa Thiên Khổng Thạch là một cảnh thiên tạo rất đẹp, anh linh hiển hách, ngôi chùa này từ xưa thờ phụng Phật – thánh, đến nay đã trên 300 năm là một ngôi chùa cổ tích, các Phật tượng trong chùa lâu đời…”.

Vách đá khu vực chùa Hang có nhiều hình thù độc đáo. Đây là dấu tích xâm thực của sóng biển diễn ra hàng nghìn năm trước
Vách đá khu vực chùa Hang có nhiều hình thù độc đáo. Đây là dấu tích xâm thực của sóng biển diễn ra hàng nghìn năm trước

Như vậy, hang động ở chùa Hang thì có từ ngàn xưa nhưng lịch sử chùa Hang ít nhất cũng đã khoảng 400 năm. Người xưa sử dụng hang đá như một ngôi nhà vĩnh cửu để lập ra chùa, đúng như sử sách ghi chép và đúng như tên chữ của chùa là “Thiên Khổng Thạch”. Người khai sáng, tôn tạo, tu bổ cho chùa là các vị tiền bối người họ Trần làng An Hải (nay là xã An trên vách tường xây cũng có hai câu đối chữ Hán, được thờ Phật mà còn thờ các vị tiền hiền có công trong việc xây dựng vùng đất phía Đông nam đảo Lý Sơn cách đây trên 400 năm.

Vào trong chùa thắp một nén hương, khấn bái niệm Phật trong hương khói nghi ngút, ta có cảm tưởng như đang rơi vào cõi động tiên, thật thú vị biết bao. Những ai đã từng đến đây cũng đều cảm nhận được điều đó. Có du khách từ trong đất liền Quảng Ngãi ra đây, lần đầu tiên tham quan cảnh vật ở chùa Hang, các hang động đá xung quanh bờ biển, đã phải thốt lên: “Giá như những cảnh vật ở đây, hang động đá, vách đá dựng đứng, bờ biển đẹp này nằm ở tại bãi biển Mỹ Khê, hay một nơi nào đó trong đất liền thì tuyệt vời biết mấy, ai cũng có thể thưởng ngoạn”.

Hằng năm, vào các dịp lễ tết, lễ Phật đản, Vu Lan, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa... nhân dân địa phương thường đến chùa làm lễ, tụng kinh niệm Phật. Riêng tộc họ Trần trên đảo Lý Sơn làm lễ giỗ tổ long trọng tại chùa Hang vào các ngày 10 tháng Ba và ngày 8 tháng Tư.

Chùa Hang là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú có sự tạo tác của con người, là nơi ghi dấu ấn quá trình lập nghiệp và xây dựng đảo Lý Sơn của người Việt. Năm 1994, chùa Hang đã được xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia.

Quảng Ngãi làm lễ đón nhận bảng chứng nhận Chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn Quảng Ngãi làm lễ đón nhận bảng chứng nhận Chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn
3 vách đá dựng đứng ‘sống ảo’ cực hot, dân mê du lịch không thể bỏ qua 3 vách đá dựng đứng ‘sống ảo’ cực hot, dân mê du lịch không thể bỏ qua
Lý Sơn tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch Lý Sơn tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vịt om hoa chuối – Hương vị đặc sản níu chân du khách ở Điện Biên

Vịt om hoa chuối – Hương vị đặc sản níu chân du khách ở Điện Biên

Không cầu kỳ hay hào nhoáng, vịt om hoa chuối vẫn khiến thực khách nhớ mãi bởi hương vị mộc mạc mà đậm đà của núi rừng Điện Biên.
Bánh tai Phú Thọ – món ăn sáng bình dị giữa lòng đất Tổ

Bánh tai Phú Thọ – món ăn sáng bình dị giữa lòng đất Tổ

Bánh tai là món ăn sáng dân dã của người Phú Thọ – tuy giản dị về hình thức nhưng lại khiến thực khách vấn vương bởi hương vị dẻo thơm, béo ngậy mà không ngán.
Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Không chỉ là món ăn sáng, bánh cuốn trứng Lạng Sơn còn là một món ăn đặc sản của người dân nơi đây và cũng là món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên.
Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò là món ăn độc đáo của đồng bào Tày, Nùng ở Thái Nguyên, từ lâu đã trở thành phần không thể thiếu trong các dịp lễ mừng đầy tháng hay thôi nôi của trẻ em.
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm Việt Nam

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm Việt Nam

Dù sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên và văn hóa, du lịch đêm tại Việt Nam vẫn thiếu sản phẩm đặc thù, đồng bộ và an toàn. Khi được đầu tư đúng hướng, đây có thể trở thành cú hích giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách.
Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị, món hoa kè nhồi thịt của người Tày ở Tuyên Quang mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên với vị đắng nhẹ lúc đầu và hậu ngọt thanh lạ miệng.
Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng là kết tinh của khí hậu, nguyên liệu bản địa và kỹ thuật hun khói truyền thống, tạo nên hương vị đậm đà khó quên.
Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Trước tình huống xuất hiện thiết bị bay không người lái tại khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng không dân dụng, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp kiểm soát, xử lý tình huống và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn bay.
Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Trong làn sóng công nghệ và thị hiếu thay đổi chóng mặt, sân khấu truyền thống Việt Nam đang loay hoay giữa bảo tồn và thích nghi. Cần một chiến lược toàn diện để giúp nghệ thuật dân tộc không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững.
Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Dẻo thơm nếp mới, đậm đà thịt, thêm chút hành phi giòn rụm. Món ăn xôi xíu giản dị níu lòng bao thế hệ, nhất là vào những sáng sớm se lạnh.
Từ tai nạn bay ở Ấn Độ, nhìn lại vai trò bảo hiểm du lịch

Từ tai nạn bay ở Ấn Độ, nhìn lại vai trò bảo hiểm du lịch

Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ khiến hàng trăm người thiệt mạng không chỉ là lời cảnh báo về an toàn hàng không, mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu bảo hiểm du lịch đã thật sự được coi trọng đúng mức trong hành trình hiện đại?
Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ giúp tinh gọn bộ máy mà còn mở ra không gian phát triển chiến lược cho ngành du lịch. Đây là thời điểm để tái cấu trúc sản phẩm, nâng cao liên kết vùng và xây dựng bản sắc điểm đến bền vững.
Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Ẩm thực Hưng Yên có nhiều món ngon, nhưng bánh cuốn Phú Thị vẫn giữ vị trí đặc biệt nhờ lớp vỏ dày dặn, nhân thịt nóng hổi và nước chấm đậm đà.
Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Không chỉ thay đổi từ phía du khách, làn sóng du lịch bền vững đang thúc đẩy cả doanh nghiệp và chính sách vào một hành trình tái cấu trúc sâu sắc, nơi trải nghiệm không đơn thuần là tận hưởng, mà còn là sự kết nối và cống hiến cho cộng đồng bản địa.
Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Nhỏ gọn, giản dị nhưng đậm đà hương vị, bánh mì cay Hải Phòng từ lâu đã trở thành món ăn đường phố quen thuộc, gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân nơi đây.
Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Trước thực trạng xâm hại di sản diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ ngành liên quan khẩn trương rà soát, xử lý triệt để và nâng cao hiệu quả bảo vệ di tích, đảm bảo phát huy giá trị lâu dài của di sản văn hóa Việt Nam.
Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 vượt mốc 1,53 triệu lượt, cao nhất trong một thập kỷ. Xu hướng tăng trưởng giữa mùa thấp điểm cho thấy sức hút ngày càng lớn của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu, đặc biệt với du khách châu Âu.
Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Việt Nam và Malaysia tranh vé dự Asian Cup 2027 tại sân Bukit Jalil sôi động. Bên cạnh trận cầu hấp dẫn, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 5 đặc sản Malaysia độc đáo, mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cho mọi fan bóng đá khi đến đây.
Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Chỉ xuất hiện trong một mùa ngắn ngủi, rươi Đông Triều (Quảng Ninh) được ví như “lộc trời” ban tặng. Từ ấy, người dân nơi đây đã tạo nên món chả rươi trứ danh.
Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Lào Cai – vùng đất nơi 25 dân tộc cùng chung sống, đang biến kho tàng văn hóa truyền thống thành nguồn lực phát triển bền vững, song hành với những nỗ lực không ngừng để bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản trong đời sống hiện đại.
Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Từ một món ăn dân dã nơi làng quê Bắc Ninh, ốc Phù Lưu đã trở thành đặc sản nức tiếng, níu chân thực khách bởi hương vị thơm nồng, giòn dai và đậm đà bản sắc.
Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 không chỉ là ngày hội quảng bá du lịch mà còn mở ra kỳ vọng hợp tác quốc tế, lan tỏa hình ảnh du lịch xanh, bền vững và khẳng định vị thế Lào Cai như trung tâm du lịch trọng điểm của Tây Bắc.
Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài, hệ thống đảo phong phú và nhiều cảng nước sâu thuận lợi, tạo tiền đề vững chắc để trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho dòng khách tàu biển cao cấp đến từ các thị trường quốc tế lớn.
Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Mang trong mình dấu ấn hàng nghìn năm chống giặc Lương, chè kho Tứ Yên là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết người dân Vĩnh Phúc.
Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Mùa hè năm 2025 chứng kiến nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ cùng với sự tăng mạnh của giá vé máy bay, tàu hỏa và xe khách. Áp lực chi phí leo thang khiến nhiều gia đình phải điều chỉnh kế hoạch đi lại, đồng thời thúc đẩy dịch vụ thuê xe tự lái phát triển mạnh mẽ.
Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đang nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, bảo tồn di sản truyền thống và ứng dụng công nghệ số, tạo sức hút lớn cho du khách trong nước và quốc tế.
Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Sinh ra từ bùn lầy, nước mặn và rừng ngập mặn hoang sơ, món lẩu mắm U Minh mang trong mình cái hồn của miền Tây đất rừng phương Nam.
Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Mùa hè 2025 được dự báo ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực của du lịch nội địa Việt Nam khi lượng khách và mức chi tiêu có xu hướng tăng. Du khách ngày càng ưu tiên trải nghiệm gắn kết gia đình và khám phá văn hóa đặc trưng địa phương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động