Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Máu nhiễm mỡ hay mỡ máu cao là hiện tượng tăng các chất béo bao gồm cholesterol, triglyceride khi cơ thể không kịp đào thải và chuyển hóa. Từ đó, gây nên tình trạng tăng lượng mỡ trong máu.[1]
Máu nhiễm mỡ thường diễn biến âm thầm, khi bắt đầu có các dấu hiệu như bứt rứt khó chịu, hay mệt mỏi thì cũng là lúc xuất hiện các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,...
Ngoài vận động và luyện tập điều độ thì chế độ ăn cũng là một trong những phần quan trọng trong việc điều hoà mỡ máu.
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân chính khiến hàm lượng mỡ máu vượt quá mức cho phép là do chế độ ăn uống không khoa học như ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như thịt mỡ, thịt chế biến sẵn, bơ, kem, dầu dừa, dầu cọ, các loại đồ nướng, bánh nướng...
Ăn ít thực phẩm có chứa chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có thể làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Đưa thực phẩm chứa chất xơ vào chế độ ăn bằng cách chọn rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch mỗi ngày.
Ngoài ra, thừa cân béo phì và có quá nhiều mỡ vùng bụng, hút thuốc lá… có thể dẫn tình trạng máu nhiễm mỡ.
Di truyền: Có một số bộ phận có lượng mỡ trong máu cao một phần cũng do tiền sử gia đình mắc các bệnh mạch vành hay đột quỵ. Khả năng cao người bị máu nhiễm mỡ trong gia đình thường là nam giới. Những người có tình trạng máu nhiễm mỡ xảy ra trong gia đình với nguyên nhân chính là do sự đột biến gen di truyền từ cha mẹ.
Uống quá nhiều rượu có thể gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ và chất béo trung tính. Một số bệnh lý mạn tính có thể gây ra mức cholesterol cao bao gồm bệnh thận, gan và tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp thường có lượng máu trong mỡ cao. Một số loại thuốc đang dùng cho các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể làm tăng mức cholesterol.
Bệnh máu nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Muối
Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Đồ uống có cồn
Bệnh nhân bị mỡ máu cao nên tránh dùng các loại thức uống chứa cồn. Đây là nguyên nhân chính gây tăng triglyceride.
Đường
Để ngăn ngừa bệnh béo phì, người bị mỡ máu cao cần hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt và và giảm triglyceride.
Trứng gà
Lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol, vì vậy bạn chỉ nên ăn khoảng 4 lòng đỏ hoặc ít hơn mỗi tuần. Đặc biệt là người bị mỡ máu nên cắt giảm những món chứa cholesterol khác nếu đã ăn trứng trong ngày.
Thịt đỏ
Người bệnh mỡ máu cần giảm tiêu thụ thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Người bị mỡ máu cao nên tránh các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật…
Hạn chế các loại dầu thực vật bão hòa
Dầu thực vật bão hòa bao gồm dầu dừa, dầu cọ và dầu hạt cọ có chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Mặt khác, các chất béo này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ảnh hưởng không tốt đến lượng cholesterol trong máu.
Hạn chế kem tươi, kem từ phô mai
Cholesterol trong kem tươi và phô mai còn cao hơn nhiều so với cholesterol trong các loại bánh kẹo. Vì vậy, để giảm lượng mỡ máu không cần thiết cần giảm tiêu thụ những sản phẩm loại này.
Một số lưu ý cho người mỡ máu cao
Ngoài thay đổi chế độ ăn cần có sinh hoạt điều độ như:
Hoạt động thể thao thường xuyên và đều đặn: ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.
Bỏ thuốc lá.
Hạn chế uống rượu.
Duy trì BMI cân đối trong khoảng từ 20 - 22.
Nên đi khám sức khỏe định kỳ, để được bác sĩ tư vấn xem có cần dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu hay không.