Bộ Y tế đề nghị triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy

Bộ Y tế đề nghị các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy.

Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết Xem hướng dẫn điều trị bệnh "ăn thịt người" Whitmore từ Bộ Y tế

Bộ Y tế đề nghị triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy
Bộ Y tế đề nghị triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy

Ngày 24/11, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Văn bản nêu rõ, số liệu thống kê tình hình sốt xuất huyết từ các địa phương, hiện nay đang là những tháng cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Tích lũy từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 314.271 trường hợp mắc, 115 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế nêu rõ, mặc dù với sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, tuy nhiên trong những tháng gần đây số mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục gia tăng trên cả nước, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung, trong đó các địa phương ghi nhận số mắc liên tục tăng cao trong các tuần gần đây là Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Thuận.

Do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh và gia tăng sự giao lưu, đi lại của người dân sau dịch COVID-19, ngoài ra ý thức của người dân trong chủ động phòng chống dịch chưa cao, qua kiểm tra giám sát vẫn còn phát hiện nhiều ổ bọ gậy, lăng quăng trong hộ gia đình, khu dân cư.

Dự báo trong thời gian tới tình hình sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Để tăng cường công tác phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, Bộ Y tế điện và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm tập trung chỉ đạo giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy.

Bộ Y tế đề nghị triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy
Phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết

Ngành y tế triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể. Xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết để người dân tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải gây đọng nước, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.

Đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết, cập nhật và theo dõi chặt chẽ nhóm người bệnh có nguy cơ cao (người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh nền mãn tính), chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư, trang thiết bị và thuốc để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đồng thời rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Chỉ đạo Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cấp bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống sốt xuất huyết căn cứ theo tình hình dịch bệnh và hướng dẫn các nội dung chi, mức chi theo quy định để triển khai các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Bộ Y tế khuyến cáo về phòng chống sốt xuất huyết Bộ Y tế khuyến cáo về phòng chống sốt xuất huyết
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Mùa mưa, cần cẩn thận với một số bệnh thường gặp sau Mùa mưa, cần cẩn thận với một số bệnh thường gặp sau
Làm gì khi xuất hiện hàng trăm ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội? Làm gì khi xuất hiện hàng trăm ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội?
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Luộc rau nên đậy nắp hay mở nắp xoong?

Luộc rau nên đậy nắp hay mở nắp xoong?

Rau luộc không những là món ăn dân dã mà còn mang lại nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, cho đến giờ nhiều người vẫn không biết chính xác là nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau.
Nữ sinh mất thị lực vì tự chữa đau mắt tại nhà

Nữ sinh mất thị lực vì tự chữa đau mắt tại nhà

Nữ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội thấy mắt ngứa, đỏ, cộm đã tự mua thuốc uống và nhỏ về dùng liên tục trong 6 ngày. Tuy nhiên tình trạng đau mắt không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn.
Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không?

Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không?

Đau mắt đỏ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nếu chú ý chăm sóc, điều trị mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ

Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ

Trên toàn quốc vừa ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, người dân cân chủ động phòng bệnh để đảm bảo sức khỏe.
Đánh răng trước hay sau khi ăn sáng, nha sĩ khuyên gì?

Đánh răng trước hay sau khi ăn sáng, nha sĩ khuyên gì?

Theo chuyên gia, đánh răng là một công việc đơn giản và dễ làm nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là câu hỏi gây tranh cãi hiện nay.
Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe

Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe

Nước là thức uống không thể thiếu đối với cơ thể con người. Lười uống nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, từ nhẹ đến nặng.
Thứ cực bổ trong quả dưa hấu nhưng nhiều người vứt bỏ khi ăn

Thứ cực bổ trong quả dưa hấu nhưng nhiều người vứt bỏ khi ăn

Ăn dưa hấu bỏ hạt đi là thói quen mà bạn nên từ bỏ vì trong hạt dưa hấu có chứa rất nhiều protein, magiê, mangan, sắt, kẽm, vitamin B… có ích cho sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn củ sắn

Những lưu ý khi ăn củ sắn

Củ sắn tốt cho sức khỏe, đây là điều chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu ăn củ sắn không đúng cách có thể mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe.
Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ

Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ

Trừ 1 người tiếp xúc với bệnh nhân đã dương tính với đậu mùa khỉ, những người còn lại hiện sức khỏe ổn định, không có triệu chứng bất thường, được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày.
Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Đồng Nai, chưa rõ nguồn lây

Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Đồng Nai, chưa rõ nguồn lây

Bệnh nhân là anh L.V.T. (sinh năm 1998, ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh, thường xuyên phải di chuyển và tiếp xúc với nhiều người.
Có nên uống nước lá đinh lăng thay nước lọc hay không?

Có nên uống nước lá đinh lăng thay nước lọc hay không?

Từ lâu, đinh lăng được ví như là nhân sâm của người nghèo bởi tác dụng của nó đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, uống nước lá đinh lăng hằng ngày có tốt không là băn khoăn của không ít người.
Loại nước hầm có từ thời tiền sử đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ

Loại nước hầm có từ thời tiền sử đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ

Nước hầm xương có nhiều công dụng trong việc phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và giúp cho hệ tiêu hoá của bạn tốt hơn.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu hạt hạnh nhân sẽ tốt cho sức khỏe?

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu hạt hạnh nhân sẽ tốt cho sức khỏe?

Hạnh nhân được đánh giá là một trong nhiều loại hạt có chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hạt hạnh nhân hoặc ăn phải những hạt không đạt chất lượng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy mỗi ngày nên ăn bao nhiêu hạt hạnh nhân?
Tác dụng của quả Oliu ngâm mà không phải ai cũng biết

Tác dụng của quả Oliu ngâm mà không phải ai cũng biết

Ô liu ngâm muối là một loại thực phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chứa đường hoặc cholesterol. Đây là một cây lương thực quan trọng ở Ý, Tây Ban Nha và đặc biệt là Hy Lạp và một số quốc gia Địa Trung Hải. Ô liu có vị đắng và hăng tự nhiên, nhưng sau thời gian dài ướp muối, ô liu trở thành một món ăn ngon và tốt cho sức khỏe.
Tôm đồng và tôm biển loại nào giàu dinh dưỡng hơn: Chuyên gia giải đáp và phân tích chi tiết

Tôm đồng và tôm biển loại nào giàu dinh dưỡng hơn: Chuyên gia giải đáp và phân tích chi tiết

Khi sử dụng tôm, nhiều người cho rằng tôm biển to và nhiều giá trị dinh dưỡng, ăn ngon hơn nhưng về độc tính, liệu bạn có biết tôm đồng hay tôm biển "lành" hơn?
Cây sâm đất – loại thảo dược ''quý như vàng'' nhiều người chưa biết

Cây sâm đất – loại thảo dược ''quý như vàng'' nhiều người chưa biết

Sâm đất là loại thảo dược rất phổ biến, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm đau, cải thiện tình trạng khó tiêu, hỗ trợ điều trị sỏi thận, tiểu đường,... Tuy nhiên, cần hiểu rõ về đặc tính, cách bào chế và cách sử dụng mới có thể nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất từ loại thảo dược này.
5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ được nhiều chuyên gia tin dùng

5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ được nhiều chuyên gia tin dùng

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) chủ yếu do vi rút nhóm adeno gây nên. Hiện không có thuốc đặc trị cho vi rút này, chỉ có điều trị bổ trợ và thực hiện các biện pháp vệ sinh để ngăn lây lan.
Đà Nẵng cắt tỉa cây xanh để phòng chống mưa bão

Đà Nẵng cắt tỉa cây xanh để phòng chống mưa bão

Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng đang tập trung xử lý, cắt tỉa cành, chặt hạ những cây bị mục khô gây nguy hiểm trên các tuyến đường khi Đà Nẵng bắt đầu bước vào mùa mưa bão.
Nhập viện phẫu thuật vì ăn 5 quả hồng lúc đói

Nhập viện phẫu thuật vì ăn 5 quả hồng lúc đói

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng vùng quanh rốn kèm theo bí trung đại tiện. Hình ảnh chụp CT và soi dạ dày phát hiện tắc ruột do cục bã thức ăn.
Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Cuối thu là thời điểm quả hồng chín rộ. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng và được gọi với những cái tên rất kêu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe, thậm chí phải nhập viện.
Trái thần kỳ biến chua thành ngọt, mang nhiều giá trị quý cho sức khoẻ

Trái thần kỳ biến chua thành ngọt, mang nhiều giá trị quý cho sức khoẻ

Trong trái thần kỳ chứa một dạng glycoprotein mang tên magiculin. Khi ăn, chất này bám vào gai lưỡi rồi phản ứng với axit để biến các vị khác thành vị ngọt. Đây cũng chính là điều kỳ diệu mà thức quả tự nhiên này sở hữu.
Loại cá của Nhật được ví như “sâm nước”, nhưng bác sĩ khuyên đừng mua về nhà ăn để tránh họa

Loại cá của Nhật được ví như “sâm nước”, nhưng bác sĩ khuyên đừng mua về nhà ăn để tránh họa

Cá hồi là loại cá có thể sử dụng được khi còn tươi sống, có giá trị dinh dưỡng vô cùng dồi dào nên mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe.
Người bị tiểu đường ăn gì thay cơm để không tăng đường huyết?

Người bị tiểu đường ăn gì thay cơm để không tăng đường huyết?

Cơm trắng là nhóm thực phẩm có hàm lượng đường cao. Để tránh tăng hoặc khó kiểm soát đường huyết do ăn cơm trắng, nhiều bệnh nhân tiểu đường tìm hiểu tiểu đường ăn gì thay cơm để lựa chọn cho chế độ ăn hàng ngày của mình. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn một số thực phẩm thay thế cơm trắng.
Châu chấu hoá món đặc sản, tiểu thương bán 400.000 đồng/kg, chyên gia cảnh báo điều này

Châu chấu hoá món đặc sản, tiểu thương bán 400.000 đồng/kg, chyên gia cảnh báo điều này

Châu chấu đang vào mùa, giá bán hiện tại dao động từ 130.000 – 150.000 đồng/kg, có thời điểm giá bán lên đến hơn 400.000 đồng/kg.
Phát hiện vi khuẩn gây ngộ độc trong nhiều mẫu thực phẩm bánh mì Phượng

Phát hiện vi khuẩn gây ngộ độc trong nhiều mẫu thực phẩm bánh mì Phượng

Trong 12 mẫu lấy trong ngày 11 và 12/9 gửi đi, có 7 mẫu bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus và Salmonella. Tuy nhiên, Sở Y tế chưa đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ ngộ độc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động