Bình Thuận cần tập trung nâng tầm thương hiệu công nghiệp - du lịch

TH&SP Theo Thủ tướng chính phủ, Bình Thuận cần tập trung phát triển đồng bộ công nghiệp, nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; phát triển mạnh du lịch, đưa ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế động lực, có thương hiệu trong khu vực.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tỉnh Binh Thuận đã quyết tâm rất cao khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. GRDP của tỉnh năm 2019 tăng 10,45% hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, tập trung xây dựng nông thôn mới, khu du lịch chất lượng cao. Năm 2020 tỉnh phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, không thay đổi chỉ tiêu thu ngân sách trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt, nắng hạn gay gắt, nhưng 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát triển tích cực (GRDP của tỉnh năm 2019 đứng thứ 32/63 tỉnh, thành phố, thì 6 tháng đầu năm, đã vươn lên đứng thứ 18).

Tuy nhiên tỉnh Bình Thuận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như phải chịu ảnh hưởng lớn về hạn hán triều cường, xâm thực bờ biển, hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ, trồng lấn quy hoạch titan với quy hoạch khác là điểm nghẽn chưa được tháo gỡ kịp thời ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch, tiêu thụ sản phẩm, xuất, nhập khẩu gặp nhiều trở ngại ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai khoáng sản, môi trường, trật tự xây dựng còn lỏng lẻo kiểm tra, xử lý chưa kịp thời, chưa kiên quyết các hành vi phi pháp khai thác quặng trái phép. Cải cách hành chính các chỉ số xếp hạng đều tụt so với năm 2018 (Par-Index năm 2019 xếp thứ 47/63 với giảm 5 bậc so với 2018 xếp 42/63;...An ninh chính trị đã được lập lại một cách căn bản nhưng vẫn còn nhiều tiềm ẩn, yếu tố phức tạp, khó lường.


fs

Bình Thuận tập trung nâng tầm thương hiệu công nghiệp - du lịch


Chính bởi vậy Thủ tướng Chính phủ xác định: Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Thuận khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế, đoàn kết, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ, khai thác tiềm năng, lợi thế để có giải pháp đột phá để xây dựng Tỉnh phát triển nhanh, bền vững, toàn diện. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau: Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XII, các Nghị quyết của Quốc hội, số 01, 02 của Chính phủ và Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, đặc biệt rà lại các chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2015 – 2020 để phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020, khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của Tỉnh.

Cấp ủy, chính quyền tỉnh Bình Thuận tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tập trung chống hạn, bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân, bảo vệ mùa màng, cây ăn quả.

Tỉnh Bình Thuận cần tiếp tục thực hiện phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tuyên truyền về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống. Tiếp tục chỉ đạo ngành y tế chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa, chất, vật tư chuyên dụng, trang bị phòng hộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Nhất là tình hình hiện nay dịch Covid-19 đang bùng phát.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu thực hiện giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020, thúc đẩy xử lý 03 dự án ODA còn nhiều bất cập trong một số cơ chế về giải phóng mặt bằng. Phải coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020. Có chế tài xử lý những trường hợp cá nhân, bộ phận thiếu trách nhiệm, không làm tròn nhiệm vụ.

Thủ tướng chỉ đạo Bình Thuận tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch để không bị chồng lấn, lãng phí, tập trung giải quyết mâu thuẫn quan trọng này không để triệt phá lẫn nhau nhất là mâu thuẫn giữa lĩnh vực khoáng sản và du lịch. Chuẩn bị xây dựng quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và triển khai thực hiện tốt quy hoạch sau khi được phê duyệt.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh: Bình Thuận cần tập trung phát triển đồng bộ công nghiệp, nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; phát triển mạnh du lịch, đưa ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế động lực, có thương hiệu trong khu vực. Tập trung phát triển doanh nghiệp; tăng cường quản lý hiệu quả tài nguyên, đất đai, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỉnh cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, xây dựng chính quyền, xã hội số, thương mại điện tử, cải cách thủ tục hành chính phát triển kinh tế số, khuyến khích người dân sử dụng thương mại điện tử, sử dụng điện thoại thông minh trong thanh toán, giao dịch theo thực hiện số hóa của Chính phủ.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động