“Xanh hoá” xây dựng tại đô thị
Một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là sự tiêu thụ năng lượng khổng lồ từ các công trình xây dựng. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phát thải CO2 của ngành công nghiệp xây dựng là trên 40% ở các nước châu Âu, khoảng 36% ở Nhật Bản, 28,8% ở Đài Loan. Theo Hội đồng công trình xanh Mỹ (USGBC), năng lượng sử dụng hàng năm của nhà ở và nhà thương mại là 39%, phát thải 30% khí nhà kính, cộng thêm năng lượng tự thân để chế tạo vật liệu xây dựng, vận chuyển đến nơi xây dựng và lắp đặt thì tổng năng lượng tiêu thụ lên đến 48%.
Tiết kiệm năng lượng là vấn đề ưu tiên tại các toà nhà đô thị |
Hàng năm chủ sở hữu các công trình thương mại đã phải chi 107,9 tỷ USD cho việc sử dụng năng lượng trong các công trình của mình (Báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ). Do vậy, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều hãng vật liệu xây dựng trên thế giới đã ứng dụng công nghệ xanh vào sản xuất. Công nghệ xanh được ứng dụng vào các công trình kiến trúc nhà ở và sinh hoạt công cộng đã góp phần giảm đáng kể lượng khí thải CO2 từ các tòa nhà. Việc sử dụng vật liệu xanh không chỉ hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế LEED (của Hội đồng công trình xanh Mỹ) mà còn mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho tất cả các công trình kiến trúc, trong đó, người được hưởng lợi đầu tiên chính là người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để có thể chủ động trong việc thích nghi và ứng phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu, thì không chỉ các công trình lớn, công trình trọng điểm mà các công trình nhà ở dân dụng cũng cần được “xanh hóa”. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm chủ và đưa vào triển khai các công nghệ hiện đại, công nghệ xanh, sạch trên thế giới là hết sức cần thiết.
Bê tông khí chưng áp - vật liệu tối ưu cho kiến trúc xanh
Một trong những xu hướng của công nghệ xanh trong xây dựng là việc tạo ra những sản phẩm “vật liệu xanh” đáp ứng tốt cả nhu cầu về xây dựng cơ bản lẫn trang trí nội ngoại thất. Các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng, ít tạo ra khí thải, chất thải trong quá trình sản xuất và giúp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, đây là một bài toán khó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư. Tiên phong dẫn dắt trên thị trường, Viglacera đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất bê tông khí chưng áp không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt, giúp giảm khoảng 30% điện năng cho hệ thống làm lạnh.
Tấm panel bê tông khí chưng áp được sử dụng phổ biến tại nước ngoài |
Bê tông khí chưng áp Viglacera là loại vật liệu xây dựng cao cấp được sản xuất theo công nghệ của Cộng hoà liên bang Đức, có trọng lượng thấp, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, thi công nhanh, khả năng chịu tải cao và thân thiện với môi trường. Tấm Panel AAC cũng đã được Viện Chuyên ngành Bê tông – Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) đánh giá về những tính năng ưu việt như có thêm cốt thép và lớp bảo vệ chống ăn mòn lõi thép với khả năng chịu va đập rất tốt, khả năng chịu uốn lớn và kỹ thuật xây dựng mang tính công nghiệp cao. Trong điều kiện thị trường lao động Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, sản phẩm tấm panel bê tông khí (ALC) sẽ giúp tiết giảm tối đa chi phí nhân lực bằng các biện pháp thi công nhanh, cơ giới hóa, góp phần đẩy nhanh tiến độ công trình, tiết giảm nhiều chi phí cho dự án.
Viglacera AAC - thương hiệu gạch AAC số 1 tại thị trường nội địa |
Hiện nay, Viglacera đang sản xuất tấm panel và gạch bê tông khí theo dây chuyền công nghệ của Hess AAC System (CHLB Đức). Ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới đã giúp sản phẩm bê tông khí của hãng này đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của quốc tế như Tiêu chuẩn GTB 23451 – 2009 của Trung Quốc hay tiêu chuẩn xanh (Standard of Green mark) của Singapore… Các chỉ tiêu như cường độ uốn, khả năng chịu lực, khả năng chịu rung chấn, chống ồn, chống cháy… là những tiêu chí số 1 giúp sản phẩm bê tông khí của Viglacera lọt vào “mắt xanh” của các chủ đầu tư, đơn vị thi công.
Việc sử dụng bê tông khí chưng áp thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và môi trường. Sản phẩm bê tông khí chưng áp của Viglacera đã sử dụng tại nhiều hạng mục công trình đòi hỏi yêu cầu cao về tiêu chí xanh như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, ga tàu điện ngầm… và đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia phát triển như Singapore, Đài Loan, Australia… từng bước khẳng định vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp này trong phát triển vật liệu xây dựng công nghệ cao tại thị trường Việt Nam.