Tìm giải pháp phát triển thị trường gạo trong năm 2024. |
Chiều 6/3, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị lúa gạo toàn cầu - SS Rice News Convention 2024.
Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 400 nhà nhập khẩu, xuất khẩu và cung cấp các dịch vụ phụ trợ trong ngành lúa gạo cùng các chuyên gia và nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành từ 30 quốc gia khắp thế giới.
Thương mại gạo toàn cầu đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, hiện nay tình hình thương mại gạo toàn cầu đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia.
Để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Công thương hiện là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thông tin tại hội nghị, xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 1 đã đạt 362 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, theo nhiều dự báo, giá gạo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung thị trường bị thắt chặt bởi các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ.
Sự khởi đầu của El Nino và tác động tiềm tàng của hiện tượng thời tiết này đối với các khu vực trồng lúa chính cũng làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Như vậy, cơ hội là rất lớn cho ngành lúa gạo và doanh nghiệp Việt Nam, song cơ hội luôn song hành với thách thức.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích và thảo luận về các xu hướng thị trường, cập nhật về chính sách xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong bối cảnh nước này áp dụng các hạn chế xuất khẩu, cũng như tìm hiểu các nguồn cung cấp gạo thay thế toàn cầu, đặc biệt từ khu vực Đông Nam Á.
Dịp này, các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp thiết thực trong công tác phát triển thị trường, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo khai thác đa dạng các thị trường xuất khẩu cũng như xây dựng, nâng cao vị thế thương hiệu ngành gạo Việt Nam.
Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, hội nghị thể hiện sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp gạo trong hoạt động nghiên cứu, bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Đây không chỉ là nơi tiếp cận thông tin, mà cũng là cơ hội để các bên liên quan cùng bàn luận, đưa ra đề xuất, kiến nghị thực tiễn từ nhu cầu xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường gạo trong năm 2024.
Năm 2024, trong bối cảnh theo nhiều chuyên gia dự báo tình hình thế giới vẫn sẽ có nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 1 đã đạt 362 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, theo nhiều dự báo, giá gạo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt. Thị trường gạo dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt vào đầu năm do các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ.
"Sự khởi đầu của El Nino và tác động tiềm tàng của hiện tượng thời tiết này đối với các khu vực trồng lúa chính đã làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Như vậy, cơ hội là rất lớn cho ngành và doanh nghiệp Việt Nam, song cơ hội luôn song hành cùng thách thức", ông Nguyễn Anh Sơn đánh giá.
Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu luôn được chú trọng
Các đại biểu thảo luận về các xu hướng thị trường, cập nhật về chính sách xuất khẩu gạo. Ảnh: VGP |
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn thông tin, công tác thông tin thị trường, cập nhật chính sách, dự báo và định hướng phục vụ điều hành xuất khẩu gạo; cùng với hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng luôn được Bộ Công Thương chú trọng.
Hàng năm, Bộ Công Thương thường xuyên chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương có thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, VFA và các thương nhân tổ chức các buổi họp, hội nghị để cùng thống nhất triển khai quyết liệt nhóm giải pháp để đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá lương thực trong nước và tạo thuận lợi, hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo từng giai đoạn trong năm.
“Hội nghị hôm nay rất thiết thực, cần thiết, thể hiện sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp gạo trong hoạt động nghiên cứu, bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững. Đây không chỉ là nơi để chúng ta tiếp cận thông tin, mà còn là cơ hội để chúng ta cùng bàn luận, đưa ra đề xuất, kiến nghị thực tiễn từ nhu cầu xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp; để từ đó đề ra các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường gạo trong năm 2024”, ông Sơn nhìn nhận.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung vào việc phân tích và thảo luận về các xu hướng thị trường, cập nhật về chính sách xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong bối cảnh nước này áp dụng các hạn chế xuất khẩu, cũng như tìm hiểu các nguồn cung cấp gạo thay thế toàn cầu, đặc biệt từ khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, các vấn đề về thị trường vận tải biển, ảnh hưởng của thời tiết và chính trị đến ngành lúa gạo cũng được đưa ra thảo luận sâu rộng.
Các đại biểu cũng đã chia sẻ những thông tin hữu ích, đề xuất các giải pháp thiết thực trong công tác phát triển thị trường, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo khai thác đa dạng các thị trường xuất khẩu cũng như xây dựng, nâng cao vị thế thương hiệu ngành gạo Việt Nam.
Những người cần tránh xa gạo nếp để bảo vệ sức khỏe |
Khoảng lặng của hạt gạo Việt |
Cần làm gì để nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng có lãi? |