Italy viện trợ cho Việt Nam 801.600 liều vaccine phòng COVID-19 Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 |
Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức vào chiều nay (26/8), theo hình thức online trên nền tảng ứng dụng Zoom.
Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Lê Văn Truyền – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam; Lãnh đạo VCCI; GS.TS Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học các sản phẩm hiên nhiên Việt Nam (VNPS); Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam - Chủ tịch Công ty Vinalink; Công ty Traphaco cùng 100 Doanh nghiệp dược và Thực phẩm chức năng.
![]() |
Hội thảo diễn ra với hình thức online trên nền tảng ứng dụng Zoom |
Tại hội thảo, GS.TS Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) cho biết sản phẩm thiên nhiên là một sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật hoặc vi sinh vật, khoáng vật, chủ yếu thông qua xử lý vật lý, đôi khi được hỗ trợ bởi các xử lý hóa học đơn giản như axit hóa, bazơ, trao đổi ion, thủy phân và sự hình thành muối cũng như lên men vi sinh vật. Những phản ứng hóa học này không làm thay đổi cơ bản đặc tính của sản phẩm tự nhiên được phân lập.
“Các “sản phẩm thiên nhiên” có sự đa dạng cấu trúc cao và các hoạt tính dược lý hoặc hoạt tính sinh học độc đáo do quá trình chọn lọc tự nhiên và quá trình tiến hóa đã hình thành nên đặc tính của chúng qua hàng trăm ngàn năm. Các sản phẩm thiên nhiên cũng có thể được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học, sinh học (cả tổng hợp toàn phần và bán tổng hợp) và đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển lĩnh vực hóa học hữu cơ bằng cách cung cấp các mục tiêu tổng hợp đầy thách thức”, ông Long nhấn mạnh.
![]() |
GS.TS Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam |
Cũng theo GS.TS Phạm Quốc Long, ngoài thuốc, các hợp chất thiên nhiên và các dẫn xuất của chúng thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm dưới dạng gia vị và thảo dược, chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa để bảo vệ độ tươi và tuổi thọ của thực phẩm.
"Hiện nay, các “sản phẩm thiên nhiên” hiện diện trong hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta, từ quần áo, đến các sản phẩm nhựa và cao su, đồ ăn thức uống thiết yếu hàng ngày, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thuốc chữa bệnh, thậm chí tham gia vào mọi lĩnh vực của các ngành công nghiệp trong xã hội hiện đại.
Nhu cầu về các sản phẩm thiên nhiên được chứng nhận đang tăng lên, thúc đẩy cần nỗ lực tăng cường sự hiểu biết thông minh của người tiêu dùng về các “sản phẩm thiên nhiên” đã được chứng nhận thông qua các chương trình, các Bộ tiêu chuẩn cụ thể tùy theo lợi ích cho mỗi quốc gia và cần thiết phải có sự chấp thuận của cơ quan chứng nhận được ủy quyền", GS. Long nhấn mạnh.
Việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên, nhất là việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh các sản phẩm thiên nhiên nhằm phục vụ và cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người, góp phần gìn giữ và tái tạo môi trường là điểm nhấn xuyên suốt trong chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước ta trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
GS.TS Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch thường trực Hội VNPS cũng cho biết, hiện Hội VNPS đang xây dựng và đã công bố một bộ tiêu chuẩn cho sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên trên tinh thần tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong đó, Hội đã công bố Bộ tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho “Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên” TCCS SP011:2020” lần thứ 1 (ngày 15/8/2020) đặt mục tiêu bước đầu sẽ tác động được đến một thị trường rộng lớn, dễ tiếp cận hơn cho các sản phẩm thiên nhiên, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng tại Việt Nam và là cơ sở khoa học và pháp lý trong tương lai bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật.
![]() |
Trước tình hình cấp bách của đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng to lớn đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ông Long cho rằng thuốc và thực phẩm chức năng thiên nhiên và các sản phẩm thiên tại Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia đóng góp tích cực vào các giai đoạn trong ngăn chặn, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh COVID-9.
"Tôi cho rằng các “sản phẩm thiên nhiên” và thực phẩm chức năng thiên nhiên hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình ngăn chặn và phòng ngừa bệnh COVID-19, cụ thể như từ các biện pháp đơn giản nhất như: sử dụng các sản phẩm xoa tay, nước súc miệng, xịt họng…, để giảm thiểu nồng độ virus tạo nguy cơ lây nhiễm bệnh; cho đến việc bố trí chế độ ăn uống thực phẩm thiên nhiên hàng ngày hợp lý, cộng với việc tăng cường sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng, sẽ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể sẽ giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Các biện pháp này hiện nay đang được áp dụng hiệu quả ở các nước Trung quốc, Ấn độ, LB Nga và các nước Đông Nam Á…", Phó Chủ tịch Hội VNPS nói.
Cung cấp thêm, GS.TS Phạm Quốc Long nhấn mạnh ngoài vaccine, mà cho đến nay vẫn được tổ chức WHO thừa nhận là giải pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống COVID-19. Khi đã mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được các Bác sỹ chỉ định trong điều trị bệnh bằng các loai thuốc biệt dược chữa bệnh theo cơ chế đích mà đã qua thử nghiệm lâm sàng được Bộ y tế chấp nhận cho đang sử dụng hiện nay; còn các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên thiên, thuốc đông y cũng sẽ tích cực tham gia vào trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh, và điều trị triệu chứng bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi nhanh sau bệnh. "Nhưng tuyệt đối không nên nhầm lẫn vai trò giữa thực phẩm chức năng và thuốc như tình trạng vừa qua đã xảy ra trong xã hội, gây hậu quả cho cả người dùng, lẫn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.", ông Long nhấn mạnh.
Theo GS.TS Phạm Quốc Long, trước tình hình khó khăn do số lượng có hạn của vaccine và các loại thuốc biệt dược nhập khẩu; Đảng, Chính phủ đang huy động toàn bộ sức lực toàn xã hội trong công cuộc phòng chống bệnh COVID-19 cấp bách hiện nay, một mặt chúng ta đang tích cực triển khai nghiên cứu và sản xuất kịp thời các loại vaccine, thuốc biệt dược từ trong nước, mặt khác việc huy động lĩnh vực các “sản phẩm thiên nhiên” tham gia đóng góp vai trò tích cực trong cuộc chiến toàn diện phòng chống bệnh COVID-19, sẽ không chỉ phát huy tiềm lực tài nguyên thiên nhiên sẵn có của Việt Nam, và cũng phù hợp với tình trạng năng lực chung của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á.