Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động cao điểm toàn dân chống hàng giả Phó Thủ tướng: Không để buôn lậu, hàng giả hoành hành gây hại cho người dân Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm |
![]() |
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế do Bộ Y tế tổ chức. |
Phát biểu tại điểm cầu Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị, đồng thời khẳng định thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm… là những mặt hàng đóng vai trò đặc biệt trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bộ trưởng nhấn mạnh, công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, nhất là trong lĩnh vực y tế, luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. Các hoạt động này không phải là nhiệm vụ mới mà đã được triển khai thường xuyên, liên tục trong nhiều năm qua.
Tăng cường hoàn thiện pháp lý, quản lý chặt thương mại điện tử
Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, thời gian qua, Bộ Y tế đã tập trung sửa đổi, hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm vốn liên quan đến nhiều yếu tố kỹ thuật và công tác quản lý thực tế tại cơ sở. Tuy nhiên, việc quản lý các mặt hàng trên nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội vẫn còn nhiều phức tạp.
“Nếu không sớm chấn chỉnh, đây sẽ là thách thức lớn trong quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm do liên quan đến ba bộ cùng quản lý và nhiều công đoạn sản xuất, buôn bán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ Y tế cũng đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn tiếp theo với Bộ Công an nhằm siết chặt kiểm soát, xử lý hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc – các sản phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe người dân.
Thực tế cho thấy, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều đường dây, sản phẩm vi phạm, thậm chí có cả cán bộ liên quan bị xử lý theo quy định pháp luật.
Liên quan đến một số vụ việc gần đây, Bộ trưởng cho rằng, nhiều địa phương thực hiện công tác hậu kiểm chưa nghiêm túc. Trong khi đó, theo luật định, các địa phương phải chịu trách nhiệm quản lý, hậu kiểm và báo cáo khi gặp khó khăn.
Hiện Bộ Y tế đang xây dựng hai nghị định: một về phân định thẩm quyền theo chính quyền hai cấp và một về phân cấp, phân quyền, theo hướng Bộ sẽ phân cấp tối đa cho địa phương thực hiện, còn Bộ sẽ tập trung ban hành văn bản pháp lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Kiên quyết xử lý hàng giả, không có vùng cấm
![]() |
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định sẽ xử lý nghiêm các vụ việc liên quan đến hàng giả. |
Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng: “Người dân hiện rất hoang mang, không biết mặt hàng nào là thật, mặt hàng nào là giả. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao trách nhiệm các bộ, ngành và doanh nghiệp là giải pháp then chốt. Nếu không xử lý căn cơ, sẽ rất khó cho công tác quản lý lâu dài”.
Bà cũng nhấn mạnh: “Các đơn vị kinh doanh cần ý thức rõ trách nhiệm sản xuất hàng hóa đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng. Quan điểm của Bộ là kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế – không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Cuộc chiến chống hàng giả, gian lận thương mại trong lĩnh vực y tế là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn hệ thống chính trị và xã hội.
Theo thông tin từ hội nghị, từ năm 2020 đến tháng 5-2025, Cục An toàn thực phẩm đã thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm hơn 400 cơ sở thực phẩm, xử phạt 198 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt 23,76 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và dược liệu, năm 2024, Cục Quản lý Dược và Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã tổ chức trên 80 đoàn kiểm tra GMP, 130 đoàn kiểm tra GSP. Thanh tra Bộ Y tế cũng triển khai 50 đoàn thanh tra độc lập. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong năm là hơn 2,5 tỷ đồng, qua 46 quyết định xử phạt.
Bộ Y tế còn tích cực phối hợp với Bộ Công an trong chia sẻ dữ liệu và xử lý các vụ án liên quan đến thuốc giả. Cục An toàn thực phẩm đã chuyển 31 vụ việc liên quan đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, chứa chất cấm, dùng giấy tờ giả sang cơ quan công an.
Cục Quản lý Dược đã tổ chức hội nghị với các Sở Y tế, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an như A03, C03 nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống thuốc và mỹ phẩm giả.
Đặc biệt, Cục Quản lý Dược đã chỉ đạo Sở Y tế Thanh Hóa chuyển hồ sơ các vụ kinh doanh hàng giả là thuốc chữa bệnh cho cơ quan Công an. Qua đó, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá nhiều vụ sản xuất, kinh doanh thuốc giả trong các năm 2024 và 2025.
![]() |
![]() |
![]() |