Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường Người bệnh tiểu đường nên ăn mấy quả vải một ngày? |
Bệnh tiểu đường vốn được xem là căn bệnh của người già, thế nhưng ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động.
Nguyên nhân chính phần lớn là do lối sống hiện đại với những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường:
Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều, nhất là thực phẩm nhiều đường, carbohydrate (carb) đã qua chế biến, chất béo chuyển hóa dễ làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn phân thủy thành glucose đi vào máu. Loại đường đơn này là nhiên liệu vận hành các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Insulin được sản xuất ở tuyến tụy, giúp vận chuyển glucose đến các tế bào.
Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để cung cấp glucose cho tế bào, glucose tích tụ nhiều trong máu dẫn đến tiền tiểu đường, tiểu đường type 2.
Khi ăn cơ thể sử dụng một phần calo để tạo năng lượng. Phần còn lại được lưu trữ dưới dạng chất béo. Tiêu thụ nhiều calo hơn mức cơ thể đốt cháy có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc tiền tiểu đường.
Bỏ bữa ăn sáng
Thói quen bỏ bữa sáng sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Khi chúng ta không ăn bữa sáng sẽ làm gián đoạn các chức năng của insulin trong cơ thể. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu thất thường và cũng có thể gây ra sự suy giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy - là tuyến nội tiết quan trọng giúp biến glucose thành năng lượng.
Lười vận động
Lối sống tĩnh tại, thiếu vận động của người trẻ cũng là một thói quen đáng lo ngại. Chỉ lo đi làm dẫn đến không có thời gian vận động, kết hợp chế độ ăn nhiều đồ ngọt, ít uống nước làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc đái tháo đường.
Ngồi quá nhiều
Tập thể dục giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, tăng cường sức đề kháng, cải thiện đường huyết, giảm nguy cơ mắc tiền tiểu đường và tiểu đường.
Trong khi đó, ngồi nhiều quá nhiều và không hoạt động thể chất dễ béo phì, kháng insulin, tăng khả năng phát triển tiền tiểu đường. Người làm việc văn phòng, ngồi nhiều nên thường xuyên đứng lên, đi lại.
Ăn nhiều thịt đỏ
Thịt đỏ gồm lợn, bò, cừu, dê cung cấp chất béo bão hòa, cholesterol, protein động vật dễ dẫn đến tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc tiền tiểu đường nếu tiêu thụ quá nhiều.
Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ có thể làm giảm độ nhạy insulin và hoạt động của các tế bào beta trong tuyến tụy, khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu. Chất sắt heme trong thịt đỏ gây ra tình trạng căng thẳng oxy hóa, viêm nhiễm, tăng nguy cơ kháng insulin.
Thịt đỏ đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội, thịt đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng không tốt cho tuyến tụy, cơ quan điều tiết insulin.
Uống ít nước
Nước rất quan trọng đối với các chức năng của gan và thận để thải các chất độc ra ngoài. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước sẽ không thể hoạt động bình thường, kết quả là lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên.
Uống ít nhất 02 lít nước mỗi ngày có rất nhiều lợi ích. Một trong số đó là bạn đã giảm nguy cơ lượng đường trong máu cao. Nếu uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giảm được 21% nguy cơ tăng đường huyết.
Giấc ngủ thiếu khoa học
Giờ giấc ngủ thất thường làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng nguy cơ béo phì - yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Uống quá nhiều nước ép trái cây
Trái cây, nước ép trái cây, sinh tố đều chứa một loại đường tự nhiên gọi là fructose. Fructose từ trái cây không làm tăng lượng đường bổ sung, nhưng nước ép trái cây và sinh tố thì có. Đường bổ sung tiềm ẩn lượng calo rỗng, dễ tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.
Trái cây chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe tổng thể. Chất xơ làm chậm tốc độ hấp thụ fructose vào máu, có thể kéo dài thời gian no. Ngược lại, nước ép trái cây và sinh tố loại bỏ hầu hết chất xơ và các dinh dưỡng khác trong trái cây.
Khi uống một lượng lớn nước trái cây trong thời gian, cơ thể nạp nhiều calo, carb và đường khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Tình trạng này còn khiến gan quá tải, dẫn đến các vấn đề như bệnh gan nhiễm mỡ, tiền tiểu đường, tiểu đường type 2.
Lười ăn trái cây, rau
Trái cây và rau là thành phần chính đối với bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, đặc biệt nếu bạn muốn giữ cân nặng lý tưởng. Trái cây và rau sẽ cung cấp chất xơ giúp dạ dày luôn cảm thấy no và giúp giảm lượng đường trong máu.
Vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều loại rau xanh nhiều lá như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh. Bạn cũng nên ăn các loại trái cây có màu sẫm vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Hay bị căng thẳng, stress kéo dài
Tâm trạng thất thường như stress, trầm cảm, lo lắng,... là yếu tố góp phần làm phát triển bệnh.
Lợi ích của cà chua đối với người bệnh tiểu đường |
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng? |
Tiểu đường có ăn được nho không? |