Sâm đất nhìn bề ngoài rất giống củ khoai lang còn gọi là củ hoàng sin cô- đặc sản của tỉnh Lào Cai. Loại sâm này được nhiều bà nội trợ yêu thích và tìm mua bởi hương vị ngon ngọt, lạ miệng và nhiều công dụng cho sức khỏe.
Do nhầm lẫn về tên gọi của 2 công ty, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Trà Vinh đã có 2 báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh gây ra hiểu lầm cho dư luận suốt thời gian qua.
Mặc dù bánh ướt rất phổ biến ở Huế, nhưng bánh ướt xứ Truồi lại mang một hương vị rất đặc biệt mà nếu đã nếm thử qua một lần rồi, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi.
Thời điểm này, người dân thôn Yên Du đang háo hức trong chính vụ thu hoạch bởi năm nay, hồng giòn được mùa, được giá.
Giảo cổ lam được nhiều người biết đến là một loại thảo dược giúp chữa trị nhiều bệnh nan y. Nhưng nay, giảo cổ lam còn là một “đặc sản” du lịch của đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
Bánh phu thê là đặc sản của Bắc Ninh. Bánh phu thê cũng là một trong số ít loại bánh đặc sản của Việt Nam giữ được hương vị nguyên bản trong suốt hơn 1000 năm.
Nhắc đến tò he, là người ta nghĩ ngay đến món đồ chơi mang đậm ký ức tuổi thơ, với những tạo hình quen thuộc và đầy màu sắc. Không ai biết chính xác tò he có từ bao giờ, nhưng trong tiềm thức của các bậc cao niên, tò he đã có từ rất lâu và là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt.
Lần đầu tiên được tổ chức, cuộc thi “hoàng tử trâu” với những nét độc đáo, riêng có là điểm nhấn đặc biệt của Lễ hội "Mừng cơm mới" xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La năm nay. Những con trâu to, đẹp, khoẻ mạnh, da bóng mượt với số đo ấn tượng được chăm sóc bởi bàn tay cần cù, chịu khó của người dân Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La lần lượt được gọi tên, bước lên “sân khấu” tham dự cuộc thi "hoàng tử trâu".
Hơn 300 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật và hàng trăm tác phẩm bon sai của các nghệ nhân hiện diện tại một triển lãm cây ở Nam Định khiến người xem trầm trồ nhưng ít người hỏi giá. Ngoài độ độc đáo, nghệ thuật đỉnh cao "cổ, kỳ, mỹ, văn", các cây đều có giá trị rất lớn thuộc sở hữu của các "đại gia" hoặc chủ vườn lớn ở Hải Hậu.
Vịt Cổ lũng là giống vịt đặc sản ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Vịt được nuôi trong môi trường có khí hậu quanh năm mát mẻ cùng với đó là các con suối nước trong xanh, sạch sẽ, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú như ốc suối, cá nhỏ, tôm tép... Nhờ đó, vịt Cổ Lũng được xem là có hương vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loài vịt nào.
Một người chơi cây cảnh ở Uông Bí (Quảng Ninh) hiện đang sở hữu gốc mai vàng Yên Tủ cổ thụ trị giá tiền tỷ. Điều bất ngờ là, anh phát hiện gốc cây mai này ở trên rừng - nơi mà người dân đốt rừng làm nương rẫy bị cháy trụi hết, chỉ còn cái gốc to mà không có cành hay lá.
Mỗi dịp đến Côn Đảo, du khách đều không quên mua món đặc sản mứt hạt bàng về làm quà. Không phải nơi đảo xa khan hiếm hàng hóa mà bởi sự đặc biệt của những hạt bàng được lấy từ những cây bàng cổ thụ trăm tuổi dầu dãi bão táp, mưa giông, cùng sự cầu kỳ từ khi hái quả tới chế biến.
Trước kia, trái bần chỉ là loại quả được người dân miền Tây sử dụng như một loại trái cây ăn chơi và nấu canh chua. Nhưng giờ đây, đã trở thành đặc sản nổi tiếng, được xuất khẩu sang nhiều nước như Canada, Đức, Úc...
Cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ được ứng dụng vào mọi lĩnh vực giúp rút ngắn thời gian, tiện lợi hơn. Cũng vì thế mà nghề thủ công ngày bị mai một. Nhưng có một nghệ nhân vẫn miệt mài hơn 40 năm gìn giữ giá trị tinh hoa truyền thống với nghề làm khuôn bánh Trung Thu.
Tốt nghiệp đại học nhưng anh Lê Đỗ Chinh lại rong ruổi khắp Nam - Bắc để sưu tầm giống gà rừng tai trắng vì trót mê loài gà cảnh tuyệt đẹp. Coi đây là sự nghiệp nên anh gom hết vốn liếng lập trại gà rừng tai trắng quy mô lớn. Từng trắng tay mất nửa tỷ vì gà chết, nhưng rồi bằng những kinh nghiệm đúc kết được anh đã thành công. Cơ sở gà tai trắng của anh cung cấp ra thị trường cả nước, thu lợi nhuận nửa tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian qua, những người trồng chanh dây hết sức ngạc nhiên khi trên thị trường xuất hiện giống chanh dây ngọt. Trái chanh dây hình thức không có gì đặc biệt, khi chín chuyển từ màu xanh sang vàng ươm. Điều đặc biệt là khi ăn có vịt ngọt thơm của nhãn lồng. Người lai tạo thành công giống chanh dây ngọt siêu lạ này là ông Sáu Công (một nông dân ở Sóc Trăng) ông cũng không ngân ngại hé lộ những cơ duyên giúp ông sở hữu giống chanh ngọt đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Mùa thu Hà Nội không chỉ đẹp lãng mạn với hương hoa sữa, lá vàng bay, mà còn có rất nhiều điều giản đơn và tinh tế khác. Đến thăm Hà Nội vào mùa thu bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 7 đặc sản dưới đây nhé.
Tại Triển lãm sinh vật cảnh vừa diễn ra tại Bình Định, một trong những dấu ấn nổi bật là sự xuất hiện của hàng nghìn cây cảnh các loại. Trong đó nổi bật là những siêu phẩm bonsai duối cổ thụ muôn hình dáng vẻ hội tụ các yếu tố "cổ, kỳ, mỹ, văn". Có những tác phẩm khiến người xem kinh ngạc về độ hoành tráng, tuổi cây và cả sự hoàn hảo về dánh thế.
Hàng năm, cứ đến tháng 10 là nguồn nước từ sông Mê Công đổ về cùng những cơn mưa liên tục đã bổ sung nguồn nước dồi dào cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nước lũ đã tràn đồng khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên cũng như vùng đất trũng nhất ở khu vực hạ lưu là Hậu Giang. Thời điểm này người dân bước vào vụ đánh bắt cá linh.
Những vườn trái cây trĩu quả ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đang được nhiều hộ nông dân xây dựng mô hình du lịch sinh thái, đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch. Nhiều du khách rất bất ngờ khi được trải nghiệm những vườn trái cây ở Làng du lịch cộng đồng tại thủ phủ trái cây Xuân Lộc.
Ở ven sông, hay dưới tán rừng ngập mặn là nơi trú ngụ của loài chem chép vốn được khách hàng ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, phù hợp để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nghề bắt con chem chép hình thành và là sinh kế của nhiều người dân ở Cà Mau với thu nhập trên dưới nửa triệu đồng mỗi ngày.
Ngán, gà Đông Tảo, cá Anh Vũ, gà chín cựa là những đặc sản vùng miền nồi tiếng thơm ngon, bổ dưỡng nhưng hiếm có khó tìm.
Vừa qua, điểm du lịch cộng đồng xóm Tân Sơn, xã La Bằng được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận, do Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Kẹm La Bằng quản lý. Hợp tác xã gồm 8 thành viên, lĩnh vực hoạt động là kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, dịch vụ ăn uống, du lịch cộng đồng, góp phần đưa du lịch cộng đồng phát triển bài bản, gia tăng giá trị kinh tế cho người dân...
Nhắc đến phố núi Gia Lai chắc hẳn in đậm trong tâm trí mọi người đó là mùi hương ngọt ngào của cà phê, vị cay nồng của tiêu hay vị ngọt thanh của bò phơi một nắng. Nhưng bên cạnh đó còn có món bún cua thối Gia Lai – một trong những đặc sản khiến nhiều thực khách khó cưỡng bởi tên gọi cũng như hương vị đặc biệt của món ăn.
Xã Tức Tranh - nơi có vùng chè Khe Cốc được mệnh danh là tứ đại danh trà Thái Nguyên quy tụ nhiều nông dân lão luyện, giàu kinh nghiệm. Không chỉ tạo ra các sản phẩm chè thông thường, nhiều người dân tại thôn Khe Cốc, xã Tức Tranh áp dụng việc bón trứng gà, mật ong cho các cây chè, tạo ra những sản phẩm chè xuất khẩu có giá từ 23-25 triệu đồng/kg.
Nói về quá trình hình thành làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, không một ai biết được chính xác nghề này bắt đầu từ khi nào, chỉ biết nó được truyền từ đời này sang đời khác mãi cho đến nay đã gần 200 năm.
Không phải chỉ đến khi thành công, xuất hiện trên báo đài, người ta mới biết đến trái chanh dây ngọt trứ danh của ông Nguyễn Hữu Công. Bởi trước đó, trên mạng xã hội người xem hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi được ông chia sẻ qua những video clips về quá trình tạo ra giống chanh dây ngọt đặc biệt ở vùng đất hoa trái Sóc Trăng.
Sinh ra trên quê hương Bình Định nơi có nghề nuôi gà nòi nổi tiếng cả nước, nên anh Thái Bửu Bấu đã gác bằng kỹ sư xây dựng để về quê luyện chiến kê. Bỏ nhiều công sức học hỏi từ cách chọn giống, chuồng nuôi, thức ăn... đặc biệt là tìm ra bài thuốc đông y trị bệnh cho gà chọi. Tới nay, anh sở hữu trại gà chọi trên 1.000 con, trong đó có 100 con gà nòi con chiến, thu về lợi nhuận 1 tỷ đồng mỗi năm.
Nhắc đến đặc sản Phú Yên không thể bỏ qua các loại bánh như: bánh tráng xoài, bánh phu thê… và dĩ nhiên, không thể nào bỏ lỡ cái tên "bánh hồng xứ Nẫu" khiến bao người phải say mê.