Quy định mới về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

TH&SP Nước thải sinh hoạt sẽ để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị đình này có hiệu lực từ ngày 1/7/2020; trong đó quy định để lại phần trăm số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức cung cấp nước sạch...

dg

Nghị định 53/2020/NĐ-CP mới được ban hành quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.


Đối tượng chịu phí

Theo nội dung Nghị định, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định.

Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện; hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị,…

Nước thải sinh hoạt có nguồn từ hoạt động của hộ gia đình, cá nhân; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác; cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác.

Nghị định cũng nêu rõ mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

Đối với nước thải công nghiệp, Nghị định quy định cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) trong năm 2020 là 1,5 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tính cả số phí phải nộp và phí biến đổi.

Cụ thể, mức phí phải nộp là 4 triệu đồng/năm. Phí biến đổi, tính theo tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất, tương ứng với mức phí từ 2.000 đồng đến 2 triệu đồng/kg.

Công khai số phí bảo vệ môi trường

Theo Nghị định, đối với nước thải sinh hoạt sẽ để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí.

Trường hợp chi phí tổ chức thu thấp hơn tỷ lệ để lại này, Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức tỷ lệ để lại cụ thể phù hợp nhưng tối đa không quá 10% đối với tỷ lệ để lại cho tổ chức cung cấp nước sạch và tối đa không quá 25% đối với tỷ lệ để lại cho Ủy ban Nhân dân phường, thị trấn.

Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ chức cung cấp nước sạch. Tổ chức cung cấp nước sạch kê khai, nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định pháp luật về thuế và quyết định việc quản lý, sử dụng tiền phí để lại.

Đối với nước thải công nghiệp, tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường thu được vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.

Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện khoán chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP thì được để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải cho hoạt động thu phí; trong đó có chi phí cho điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất cơ sở thải nước thải công nghiệp…

Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại theo quy định, tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương.

Tổ chức thu phí có trách nhiệm thông tin công khai số phí bảo vệ môi trường thu được năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo địa phương, đài phát thanh địa phương, cổng thông tin điện tử của tổ chức thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân và doanh nghiệp được biết.

dg

Đối với nước thải sinh hoạt sẽ để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.


Các trường hợp miễn phí

Theo Nghị định, 7 trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.

2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.

3. Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.

4. Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.

5. Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.

6. Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.

7. Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Tổ chức thu phí

1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở thuộc diện quản lý trên địa bàn. Căn cứ tình hình thực tế quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các cơ sở trên địa bàn.

2. Tổ chức cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp.

3. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng.

Hạ Vy

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành dừa trước ngưỡng tái cấu trúc bắt buộc

Ngành dừa trước ngưỡng tái cấu trúc bắt buộc

Giá dừa tăng vọt mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản Việt. Tuy nhiên, thiếu nguyên liệu, sâu bệnh và sản xuất manh mún buộc ngành dừa phải tái cấu trúc toàn diện để xây dựng chuỗi giá trị bền vững và giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Hà Nội: Hơn 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá Nam Bộ

Hà Nội: Hơn 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá Nam Bộ

Tối ngày 19/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ.
Hòa Phát giới thiệu máy lọc nước hydrogen ion kiềm tích hợp công nghệ điện phân

Hòa Phát giới thiệu máy lọc nước hydrogen ion kiềm tích hợp công nghệ điện phân

HyperS sử dụng điện cực titan phủ platinum tạo nước hydrogen ion kiềm, hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Thiết bị còn cung cấp các chế độ nước tinh khiết đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày.
3 dòng sản phẩm TH đạt giải thưởng Thương hiệu toàn cầu 2025

3 dòng sản phẩm TH đạt giải thưởng Thương hiệu toàn cầu 2025

Ngày 13/6/2025, tại lễ trao giải Global Brand Awards do Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức tại Dubai, Tập đoàn TH đã vinh dự nhận 3 giải thưởng trong lĩnh vực Thực phẩm và đồ uống dành cho các sản phẩm sữa chua và sữa uống lên men.
Tập đoàn TH tung bộ đôi trà trái cây tự nhiên TH true TEA mới: Trà Ổi và Trà Tắc

Tập đoàn TH tung bộ đôi trà trái cây tự nhiên TH true TEA mới: Trà Ổi và Trà Tắc

Tập đoàn TH chính thức ra mắt bộ đôi sản phẩm mới gồm Trà Ổi Tự Nhiên và Trà Tắc Tự Nhiên TH true TEA với hương vị đậm đà, thanh mát và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.
Thủ công mỹ nghệ Việt trước ngã rẽ đổi mới

Thủ công mỹ nghệ Việt trước ngã rẽ đổi mới

Không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang đứng trước cơ hội tái định vị mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng làm sao để bảo tồn và phát triển bền vững ngành nghề này trong thời đại số?
eHerbal: Sống lành cùng thảo mộc Việt và khoa học hiện đại

eHerbal: Sống lành cùng thảo mộc Việt và khoa học hiện đại

Từ tình yêu với thảo dược Việt, một nữ cử nhân sinh học đã kiến tạo nên eHerbal – thương hiệu thực phẩm và dược liệu thiên nhiên mang triết lý "sống lành", vươn ra thị trường quốc tế bằng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại và khát vọng phụng sự cộng đồng.
Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ Nghị định thư 2025 giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tây Ninh đang triển khai giám sát dịch bệnh chim yến và chuẩn hóa quy trình sản xuất tổ yến. Hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mà còn góp phần xây dựng thương hiệu yến sào Việt Nam trên thị trường quốc tế.
OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

Với tiềm năng lớn và bản sắc văn hóa đặc trưng, Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) như một hướng đi chiến lược để nâng tầm giá trị nông sản, khơi dậy sức sống làng nghề và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động