Quảng Nam: Nổi tiếng làng gốm Thanh Hà 500 tuổi ở Hội An

TH&SP Nằm bên dòng sông Thu Bồn Thanh bình, làng gốm Thanh Hà (Hội An - Quảng Nam) với hơn 500 năm hình thành và phát triển đã làm nên tên tuổi một vùng đất. Đến với Hội AN, du khách thường bắt gặp các bà, các chị hàng rong bày bán những món quà lưu niệm được chế tác từ đất nung. Hầu hết những món quà này có xuất xứ từ làng gốm Thanh Hà.

Từ trung tâm phố cổ Hội An đi về hướng tây độ chừng hơn 3km là đến làng gốm Thanh Hà. Làng gốm hình thành từ thế kỷ 15 bên dòng hạ lưu sông Thu Bồn đến nay vẫn còn nhiều nhà nghề đỏ lửa.

Làng nghề gốm Thanh Hà có tuổi đời khoảng 500 năm

Làng nghề gốm Thanh Hà có tuổi đời khoảng 500 năm


Theo nhiều ghi chép, tổ tiên của làng nghề di cư từ tỉnh Thanh Hóa phía Bắc vào đến đây và an cư lạc nghiệp. Làng nghề có thời kỳ phát triển cực kỳ hưng thịnh. Có thời ở Thanh Hà nhà nhà làm gạch. Khi ấy “từ sáng sớm đã nghe tiếng người vác đất đổ thành “cây” kêu phành phạch, rồi tiếng nhồi đất đổ vào khuôn in gạch. Những buổi chiều trời sắp mưa giông, mọi người lại tất tả, vội vã lo thu dọn sân gạch đang phơi hay đậy lại những hàng gạch chưa nung” (ghi chép ở Công viên đất nung Thanh Hà).

Nói đến thời hưng thịnh nhất của làng gốm Thanh Hà phải kể đến những năm thế kỷ 17 - 18. Lúc bấy giờ, không chỉ được xuất đi các tỉnh thành lân cận, các sản phẩm gốm Thanh Hà - Hội An còn được xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Các sản phẩm chủ yếu là nồi, ấm, chum vại là những sản phẩm gia dụng quen thuộc của người dân xưa.

Sau một thời gian dài suy thoái, làng nghề lại trở mình sống lại theo bước chân du khách đến thăm làng gốm ngày một đông hơn. Giờ đây, với quyết tâm của những nghệ nhân một lòng đi theo nghề, làng gốm cũng dần được phục hồi.

Có thể nói làng gốm Thanh Hà ngày nay như một bảo tàng sống với những nguồn tư liệu quý giá để tìm hiểu nghề gốm cổ truyền Việt Nam, cũng như đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân nơi đây. Và đặc biệt, kể từ khi được Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, làng gồm Thanh Hà ngày càng được du khách trong và ngoài nước biết đến.

Quy trình làm gốm đòi hỏi sự khéo léo, khắt khe

Quy trình làm gốm đòi hỏi sự khéo léo, khắt khe


Quy trình làm gốm làng gốm Thanh Hà ở Hội An rất khắt khe, qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề, có kĩ thuật cao mới cho ra được những tác phẩm đẹp.

Đất sét lấy về dùng xuồng xăm rất kĩ, rồi nhào nguyễn kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần, sau đó dùng sức người đạp qua đạp lịa để tăng độ liên kết.

Sau khi đất đã được luyện rất kĩ thì chia nhỏ thành các phần khác nhau rồi mới bắt đầu tạo hình. Trước khi bắt tay vào tạo hình bạn phải chuốt, đặc biệt khi chuốt phải cần đến hai người thực hiện (thường phụ nữ sẽ làm việc này). Trong đó, có một người đứng 1 chân, chân còn lại được sử dụng để đạp lên bàn xoay đồng thời dùng hai bàn tay làm con đất. Người còn lại sử dụng kỹ thuật để lấy con đất đặt lên bàn xoay sau đó cuốn thành hình kén sâu và dùng cái sò, vòng, giẻ thấm nước để tạo dáng sản phẩm.

Ngày nay, làng gốm Thanh hà là một địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm

Ngày nay, làng gốm Thanh hà là một địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm


Khi đã tạo dáng sản phẩm xong thì đem ra ngoài nắng để phơi. Gốm sau khi được phơi se khô thì được mang lại vào để dập hoa văn, trang trí với nhiều nét vẽ riêng của làng gốm Thanh Hà Hội An.

Cuối cùng sau khi gốm được phơi kĩ thì cho vào lò để nung. Nhóm lửa trong khoảng 7 - 8 giờ thì khi khói đốt đã hết mới bắt đầu đốt thật lớn cho đến độ thì nghỉ lửa, người thợ dùng “gốm thăm” để thử. Nghỉ lửa thì phá cửa lò cho rộng để lò nung mau nguội và khoảng 12 giờ sau thì cho sản phẩm ra lò. Trung bình thời gian nung một lò trong khoảng 15 ngày.

Đến làng gốm Thanh Hà, du khách không chỉ được thăm quan làng nghề, tìm hiểu các công đoạn sản xuất để tạo ra các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn có thể mua tại chỗ các sản phẩm mình ưa thích với giá “mềm”. Điều đặc biệt, du khách còn được các “nghệ nhân” hướng dẫn tự tay “sáng tác” các sản phẩm theo trí tưởng tượng của mình. Chính vì vậy, làng gốm Thanh Hà vẫn là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo khách ghé thăm mỗi khi đến phố cổ Hội An.

Mới đây, ngày 27/8/2019, “Nghề gốm Thanh Hà" thuộc phường Thanh Hà, TP. Hội An, Quảng Nam được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp cho việc lưu giữ giá trị làng nghề tốt hơn và phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Diệu Thu

Diệu Thu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
NXB Giáo dục Việt Nam "tố" bị một số website, nền tảng học tập trực tuyến vi phạm bản quyền

NXB Giáo dục Việt Nam "tố" bị một số website, nền tảng học tập trực tuyến vi phạm bản quyền

NXB Giáo dục Việt Nam cho hay đang đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ, làm rõ các hành vi vi phạm bản quyền.
Thương hiệu Nguyễn Siêu và sản phẩm STEAM ứng dụng AI để phân loại rác

Thương hiệu Nguyễn Siêu và sản phẩm STEAM ứng dụng AI để phân loại rác

Không chỉ được biết đến với thương hiệu Trường chất lượng cao đầu tiên của Hà Nội, là "thành viên" của hệ thống các trường Phổ thông Quốc tế của Đại học Cambridge Vương quốc Anh..., mà Trường Nguyễn Siêu Hà Nội còn là nơi ươm mầm và phát triển các nhà khoa học nhí. Sản phẩm STEAM ứng dụng AI để phân loại rác của 02 học sinh lớp 8 Nguyễn Thành Vinh và Trần Khải Tuấn thực hiện là một ví dụ điển hình.
Xuất khẩu đạt 4.700 tỷ đồng - hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ gia vị thế giới

Xuất khẩu đạt 4.700 tỷ đồng - hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ gia vị thế giới

Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân hai tháng đầu năm nay đạt 6.746 USD/tấn, giúp Việt Nam thu về 185 triệu USD (khoảng 4.700 tỷ đồng) hai tháng đầu năm.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả diễn ra từ ngày 13, 14, 15 tháng 2 âm lịch hàng năm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tâm linh của nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá), thu hút nhiều du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái.
Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động