Phát triển chăn nuôi hươu trong nông hộ

TH&SP Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang phát triển mạnh nghề chăn nuôi hươu tại gia đình để lấy lộc nhung, phục vụ nhu cầu bồi dưỡng sức khỏe, bán ra thị trường...

Những năm gần đây lộc nhung hươu khan hiếm, cung không đủ cầu. Cách đây 2 năm, giá bán mỗi kg lộc nhung hươu từ 9 - 10 triệu đồng/kg, nay tăng lên 13 - 14 triệu đồng/kg, từ đó kéo theo nhu cầu cung cấp con giống tăng mạnh do có thêm nhiều hộ chăn nuôi hươu ngày càng nhiều.

Theo các hộ dân chăn nuôi hươu nhiều năm ở Quỳnh Lưu cho biết, hươu là loại động vật dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, dễ trồng như cỏ voi, các loại lá cây, rau khoai, lá và thân cây ngô non, chuối… Đặc biệt, rất ít thấy hươu bị các loại dịch bệnh như lợn, gà, trâu, bò…

Có điều người chăn nuôi hươu cần biết, đó là vào mùa xuân từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau con hươu vào độ nẩy lộc nhung, các hộ phải chủ động trồng nhiều cỏ voi và tích trữ nguồn thức ăn dự phòng để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho lộc nhung phát triển đạt được cả trọng lượng và chất lượng.


dffdfd

Nhờ nuôi hươu nhiều gia đỉnh trở nên khá giả.


Hiện nhiều hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu đang mở rộng đàn hươu nuôi nhốt tại gia đình. Điển hình như gia đình anh Văn Đức Thành ở xã miền núi Quỳnh Tân hiện có 100 con hươu, trong đó hươu lấy lộc nhung 30 con, hươu cái sinh sản 50 con và hươu giống từ 12 tháng tuổi là 20 con. Trung bình mỗi năm gia đình anh Thành thu hoạch từ 45 - 50 kg lộc nhung, với giá bán hiện tại từ 11 - 14 triệu đồng/kg tùy chất lượng lộc nhung, thu về hơn 1 tỉ đồng kể cả tiền bán con giống.

Cũng tại xã Quỳnh Tân, gia đình bà Nguyễn Thị Hậu thường xuyên duy trì chăn nuôi từ 40 - 50 con hươu trong chuồng.

Nhận thấy giá lộc nhung hươu ngày càng tăng và việc chăn nuôi lợn vừa vất vả, vừa bị sức ép từ dịch tả lợn Châu Phi, từ đầu năm 2019 bà quyết định đầu từ 20 triệu đồng cùng với 5 triệu đồng được UBND huyện hỗ trợ xây dựng thêm chuồng với 10 ô ngăn cách để nuôi thêm 10 con hươu nữa, đưa đàn hươu lên tổng số 60 con.

Để đảm bảo thường xuyên có đủ thức ăn cho cả đàn hươu, gia đình bà Hậu dành cả 2 sào (1.000 m2) để trồng cỏ voi. Ngoài ra, còn phải trồng và thu mua thêm cây chuối, ngô, khoai… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả đàn hươu phát triển cho lộc nhung to, béo, chất lượng tốt.

Theo tính toán của bà Hậu, trước tết vừa rồi với 30 con hươu cho lộc nhung, gia đình đã thu hoạch được 40 kg, bán với giá bình quân 13 triệu đồng/kg thu về trên 500 triệu đồng, trừ hết tất cả các chi phí, cho lãi hơn 300 triệu đồng/năm.

Nhận thấy chăn nuôi hươu là một lợi thế, là một nghề đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân, UBND huyện Quỳnh Lưu xác định và lựa chọn hươu là vật nuôi trọng điểm trong nông nghiệp của huyện.

UBND huyện chỉ đạo các xã và HTXNN khuyến khích, động viên mỗi gia đình đầu tư chăn nuôi từ 1 - 2 cặp hươu nhằm vừa tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt để chăn nuôi, vừa tăng thêm thu nhập.

Để khuyến khích mở rộng đàn hươu, UBND huyện có chính sách hỗ trợ bằng tiền mặt cho những hộ chăn nuôi thêm có từ 20 con hươu trở lên 5 triệu đồng/hộ.

Được UBND huyện khuyến khích, dân hưởng ứng, vài năm nay phong trào chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu phát triển mạnh.

Tính đến thời điểm hiện nay toàn huyện đã có trên 15.000 con hươu tập trung chủ yếu ở các xã Quỳnh Yên, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Châu…

Riêng xã Quỳnh Yên - một xã đồng bằng vùng trọng điểm lúa đã có hàng chục hộ nuôi hươu với hơn 1.000 con. Sản lượng lộc nhung hươu thu được chung toàn huyện khoảng 19 - 20 tấn mỗi năm, đem lại giá trị thu nhập từ 240 - 260 tỉ đồng cho người chăn nuôi.


Theo Nông nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025, với chủ đề "Giòn ngon bánh mì - đậm vị cà-phê" nhằm tôn vinh sự kết hợp giữa hai biểu tượng ẩm thực Việt Nam là bánh mì và cà-phê Việt. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động