Văn hóa ăn uống của gia đình Việt Nam |
Tẩm ướp quá nhiều gia vị vào đồ ăn
Chúng ta thường có thói quen ăn nhiều loại món trong các dịp ngày nghỉ, ngày lễ tết. Tuy nhiên, nhiều món thường được tẩm ướp nhiều dầu mỡ, gia vị để tạo hương vị thơm ngon hơn. Một số loại thực phẩm quá cay có thể làm ảnh hưởng tới dạ dày, khiến da bị nổi mẩn. Ngoài ra, thói quen ăn uống này còn khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực dẫn tới nhiều bệnh tật đi kèm.
Ăn quá nhiều cơm
Cơm và mì là 2 loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn. Các loại thực phẩm này chứa rất nhiều Carbohydrate giúp bạn có cảm giác no lâu đồng thời chi phí lại rẻ vì vậy thường được lựa chọn trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với nếp sống hiện đại ngày nay, con người thường ít vận động hơn nên hấp thụ quá nhiều Carbohydrate sẽ gây ra tăng cân.
Để tránh bị béo phì, thay vì chọn cơm, mì bạn nên lựa chọn các loại lương thực khác để thay thế như khoai lang, khoai tây, ngô với lượng vừa phải để duy trì sức khỏe.
Thực phẩm nhiều muối
Thói quen sử dụng quá nhiều muối trong bữa ăn hàng ngày có thể dẫn tới một số bệnh như cao huyết áp, tim mạch |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên dùng quá 6g muối trong một ngày. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình rất dễ dùng vượt quá mức quy định. Điều này có thể dẫn tới một số bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, gây áp lực cho gan, thận.
Dùng đũa của mình để gắp thức ăn chung
Thói quen ăn uống gắp đồ từ đĩa chung bằng đũa của mình tiềm ẩn nguy cơ lớn bị nhiễm một số loại bệnh lây lan qua đường nước bọt |
Việc gắp đồ từ đĩa chung bằng đũa của mình tiềm ẩn nguy cơ lớn bị nhiễm một số loại bệnh lây lan qua đường nước bọt. Theo một số nghiên cứu, sử dụng đĩa thức ăn riêng có thể giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh từ 42% xuống còn 17% so việc ăn chung.
Uống trà quá đậm
Uống nhiều trà, và trà quá đậm đặc sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong trà chứa thành phần Alkaloid sẽ thể khiến hệ thần kinh trung ương phấn khích, làm cho tim đập nhanh, gây áp lực lên cho thận và tim. Tỷ lệ Polyphenol và Caffeine trong nước trà quá cao cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
Ăn cơm nóng và uống trà quá nóng
Ăn đồ quá nóng gây hại tới khoang miệng |
Thông thường, ngay sau khi đồ ăn được nấu xong, bạn sẽ ăn ngay, nếu đồ ăn nguội thì sẽ được hâm nóng lại để sử dụng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ thực phẩm quá cao lại khiến cho khoang miệng, niêm mạc thực quản, cổ họng bị tăng nhiệt nhanh chóng, dễ dẫn tới những tổn thương ở các khu vực trên, thậm chí gây ra bệnh.
Sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Đứng trước nhịp sống hiện đại và bận rộn, không ít người Việt ngày nay có xu hướng tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhằm tiết kiệm thời gian nấu nướng. Một phần khác, nhiều bạn trẻ còn yêu thích những loại thức ăn này vì có hương vị rất hấp dẫn, dễ ăn, dễ mang theo và phù hợp với nhiều đối tượng.
Các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn như bánh quy, bánh rán, khoai tây chiên, bắp rang bơ, thịt đóng hộp… lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa – tác nhân làm giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu, từ đó gây nên vấn đề tim mạch. Các chất bảo quản, hàm lượng muối cao trong thức ăn nhanh cũng không tốt cho sức khỏe.