Cảnh báo tình trạng tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc Bắt giữ hơn 60.000 viên thuốc điều trị COVID-19 Thu giữ gần 500 hộp thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ |
Cụ thể, tại văn bản số 14278/QLD-PCTTr Cục Quản lý Dược cho biết, trong thời gian qua, qua công tác hậu kiểm, Cục đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh dược có vi phạm về việc “bán buôn thuốc thành phẩm cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc”, trong đó có các thuốc hạn dùng còn lại ngắn. Điều này tạo điều kiện cho một số đối tượng có hành vi tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc để đưa ra lưu hành trên thị trường.
Thuốc được dùng trong điều trị COVID-19 được nhập dưới vỏ bọc là thực phẩm |
Thực tế, thời gian qua, Bộ Y tế liên tục cảnh báo thuốc giả, đặc biệt là thuốc trị Covid giả. Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc phòng chống Covid-19 không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc được quảng cáo không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Một số đơn vị "lợi dụng tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi".
Đơn cử, Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Nội và Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, bắt giữ hàng trăm hộp "thuốc điều trị Covid-19" không rõ nguồn gốc. Chủ cơ sở khai "không biết gì về y dược", mua các hộp thuốc "trôi nổi" với giá 100.000 đến hai triệu đồng, về rao bán giá gấp đôi để kiếm lời.
Hay vụ việc tại một kho hàng ở thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp với Cục Hải quan TPHCM, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội), Cục Cảnh sát kinh tế (C03, Bộ Công an) kiểm tra đồng loạt 15 kiện hàng có dấu hiệu vi phạm.
Hàng hóa vi phạm được nhập khẩu từ Ấn Độ về sân bay quốc tế Nội Bài và ngụy trang dưới hình thức quà biếu, quà tặng được gửi theo loại hình chuyển phát nhanh.
Trên vận đơn, hàng hóa được thể hiện là thực phẩm nhưng thực tế kiểm tra, lực lượng hải quan thu giữ hơn 60.000 viên thuốc được dùng trong điều trị COVID-19 như: Favipiravir Tablets 200 mg, Fabiflu 400 mg, Baricitinib, Molnupiravir Capsules…
Tại TPHCM, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an TPHCM cũng phát hiện, triệt xóa một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc điều trị COVID-19 giả.
Đối tượng Nguyễn Đức Thuận cùng tang vật |
Theo đó, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện đối tượng Nguyễn Đức Thuận (SN 1975, thường trú tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và đồng bọn có dấu hiệu buôn bán thuốc tân dược không rõ nguồn gốc, thuốc tân dược giả; trong đó có một số loại thuốc khan hiếm trên thị trường hiện nay có chức năng hỗ trợ điều trị COVID-19.
Qua trinh sát, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ 150 hộp thuốc điều trị COVID-19 hiệu TERPINCODEIN. Thuận khai nhận đây là tân dược giả, do Thuận tự mua nguyên liệu, đem về sản xuất rồi bán ra thị trường kiếm lời.
Từ lời khai của Thuận, cơ quan Công an tiến hành khám xét khẩn cấp tại 3 địa điểm là nơi sản xuất, tàng trữ, buôn bán tân dược giả tại quận Phú Nhuận, quận Tân Bình và quận 8 đã phát hiện khu vực sản xuất tân dược giả là… nhà vệ sinh.
Nguyên liệu và thuốc thành phẩm được các đối tượng để dưới nền nhà. Cơ quan chức năng tạm giữ số lượng rất lớn nguyên liệu, hơn 630.000 viên tân dược giả các loại và công cụ, phương tiện sản xuất thuốc giả.
Trong đó có: 3.116 hộp thuốc phòng, chữa trị COVID-19 giả các nhãn hiệu Neo - Cordion, Angmentin; 2,5kg viên thuốc màu trắng không có nhãn hiệu dùng để sản xuất thuốc Fugacar giả; 100 vi Neo - Codien; 100 lọ thuốc Staragan 500 loại 200 viên/lọ; 50 lọ thuốc Staragan đã bóc nhãn hiệu…
Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường TPHCM phát hiện kho thuốc và trang thiết bị y tế không có nguồn gốc, xuất xứ tại một căn nhà trên đường Tô Hiến Thành (Quận 10) do Đặng Thị Hồng Duyên và Đặng Khánh Dư làm chủ, thu giữ 800 bộ test nhanh COVID-19, 460 hộp thuốc tân dược hiệu Salbutant, 700 hộp Efferalgan và nhiều thuốc tân dược, vitamin, viên xông mũi không có hóa đơn chứng từ
Theo Sở Y tế TP.HCM, lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị của người bệnh Covid-19, hiện các thuốc kháng virus không có nguồn gốc, xuất xứ đang được chào bán trên mạng với giá cao.
Việc kinh doanh trái phép các thuốc chưa được cấp giấy phép lưu hành có thể dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe như bệnh trở nặng hoặc biến chứng do dùng thuốc giả, dùng thuốc không đúng chỉ định, dùng thuốc cho các đối tượng chống chỉ định hoặc không theo dõi tác dụng phụ.
Trước thực trạng này, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra chất lượng, hạn dùng thuốc trước khi đưa ra thị trường; "chỉ bán thuốc cho cơ sở kinh doanh dược có đầy đủ giấy phép" theo quy định.