Top 4 danh thắng hút khách du lịch ở Quảng Ninh Top 3 ngôi chùa "cổ" nổi tiếng ở Quảng Ninh hút du khách thập phương |
Cụm di tích lịch sử - thắng cảnh Yên Đức - Đông Triều thuộc thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Du khách đi theo QL18 rẽ theo tỉnh lộ 333 hơn 2km sẽ tới quần thể cụm di tích lịch sử - thắng cảnh Yên Đức - Đông Triều.
Di tích núi Canh:
![]() |
Bia ghi danh các anh hùng ở núi Canh |
Các trạm canh gác trên núi Canh được xây dựng nên để canh gác quân ngoại xâm tiến tới lên ngọn núi còn có nghĩa là Canh gác.
Di tích núi Canh đã gắn liền với nhiều dấu ấn trong lịch sử như: Trận chiến lịch sử Bạch Đằng Giang lần thứ 2 (1285) Trần Nhân Tông đã chọn vị trí này để chỉ huy từ xa. Ngoài ra, các thời kỳ giặc phương Bắc xm lược nước ta, Yên Đức cũng gắn liền với quá trình dựng và giữ nước.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, núi Canh là căn cứ kháng chiến của nghĩa quân Yên Thế, là kho dự trữ lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến. Những dấu ấn còn lưu giữ tạicác địa danh: Hang gốc Bòng, hang gốc Gạo, hang Luồn ... Hang 73 ở phía Tây núi, là nơi ghi dấu tội ác tày trời của thực dân Pháp đã giết và hun chết 106 người, trong đó có 73 chiến sỹ, cán bộ, đồng bào ta chung một mộ.
Di tích núi Thung
![]() |
Cụm di tích Yên Đức |
Thung có nghĩa là cối giã gạo, xưa kia ở phía Đông ngọn núi có ngôi chùa Cảnh Huống được trùng tu lớn nhất vào năm 1694, nhưng vào năm 1980 - 1982 chùa bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại bài thơ khắc vào đá và một tấm bia tạc ở khe đá núi Thung, đến năm 1994 - 1995 chùa được khôi phục lại.
Ngoài ra, còn một ngôi tháp cao ba tầng, phía Nam còn lại một cổng được gọi là cổng Thung, hai tầng xây bằng gạch đỏ. Phía Nam chân núi có Chùa Một mái, có một phiến đá rộng tạo thành một cửa hang nhân dân lập ban thờ
Phía ngoài xây tường mở rộng trước cửa, bên trong còn có một số pho tượng, đặc biệt chú ý là còn duy nhất một cuốn thư sơn son thếp vàng với 4 chữ Hán nổi: Thị ứng xương kỳ; bên trái chùa Một mái là đền thờ 8 vị thủy tổ có công khai dân lập làng được sửa lại năm 1987.
Bên phải chùa là một giếng nước ngọt, có bài thơ viết bằng chữ Hán khắc vào vách núi kể về sự kiện năm hạn hán đào cái giếng này, bài thơ khắc niên hiệu: Khải Định tam niên tam nguyệt.
Cạnh giếng nước là lầu bình thơ được xây dựng vào thế kỷ XIX trên một tảng đá nổi về phía Tây Nam núi, kiến trúc cửa vòm 4 cửa thông, trong có hai bài thơ viết bằng mực tàu trong cuốn thư trên vách lầu.
Di tích núi Đống Thóc
Nằm trong lòng quần thể núi Yên Đức, một bên là núi Thung, một bên là núi Con Mèo. Núi có hình thù giống như một đống thóc vừa to vừa đầy. Với cư dân nông nghiệp nó là biểu tượng cho sự phồn thịnh, mùa màng được mùa, no ấm của bà con.
Di tích núi Con Chuột
Nằm trong cụm di tích trên bãi nổi giữa ngã ba sông đá Bạch, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, hình thù giống như một con chuột đang rình phá thóc, nhưng bị núi Con Mèo ngăn chặn.
Di tích núi Con Mèo
Còn có tên là Ngọa Miêu Sơn, có hình thể giống như con mèo đang nằm rình chuột, chặn chuột để bảo vệ đống thóc, bảo vệ thành quả của con người. Trong vòm hang có một số bài thơ chữ Nôm, chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, trong đó có bài thơ Nôm nổi tiếng mang dòng chữ " Nhân tộn Hoàng đế ngự đề. niên hiệu trùng tu bát niên xuân".
Với những giá trị về lịch sử, cách mạng, văn hóa và danh thắng cụm di tích Yên Đức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - thắng cảnh cấp Quốc gia theo Quyết định số 2015-VH/QĐ, ngày 16/12/1993.
![]() |
![]() |
![]() |