Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Tin vào quảng cáo kem trị mụn “từ thiên nhiên” trên TikTok, một nữ sinh viên 22 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện với khuôn mặt sưng phù, nổi mụn nước, tổn thương lan rộng khắp cổ và tay.
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Tin vào video quảng cáo trên TikTok khiến da tổn hại nghiêm trọng

M.T.P. (22 tuổi, sinh viên năm cuối tại một trường đại học ở Hà Nội) thường xuyên theo dõi các nội dung làm đẹp trên TikTok. Gần đây, cô bị thu hút bởi nhiều tài khoản quảng bá một loại “kem trị mụn từ thiên nhiên” với thành phần chiết xuất từ nghệ, tràm trà và nha đam. Sản phẩm được giới thiệu là phù hợp cho cả làn da nhạy cảm, không gây kích ứng và không chứa corticoid.

Bác sĩ Thành kiểm tra tổn thương da cho người bệnh. (Ảnh: BSCC)
Bác sĩ Thành kiểm tra tổn thương da cho người bệnh. (Ảnh: BSCC)

P. kể, tài khoản nào cũng review da căng mướt, giảm mụn rõ chỉ sau vài ngày. Tin vào lời quảng cáo vì nghĩ thiên nhiên an toàn nên P. đặt mua về dùng thử.

Ngay lần đầu sử dụng, P. cảm nhận thấy cảm giác châm chích nhẹ ở vùng má và trán. Cô cho rằng đây chỉ là phản ứng bình thường khi da làm quen với sản phẩm mới nên vẫn tiếp tục dùng.

Tuy nhiên, đến ngày thứ ba, da bắt đầu đỏ ửng, xuất hiện nhiều mụn nước li ti. Vùng cổ và quai hàm ngứa rát, đặc biệt khó chịu khi ra mồ hôi. Dù đã ngừng sử dụng sản phẩm vì lo lắng, tình trạng da của P. ngày càng trở nên nghiêm trọng: khuôn mặt sưng phù, nóng rát, các mụn nước vỡ ra chảy dịch vàng và lan xuống cả cổ lẫn cánh tay. P. buộc phải đến bệnh viện để điều trị.

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành – Thành viên Hội Da liễu Việt Nam, người trực tiếp khám cho P., cho biết cô bị viêm da tiếp xúc cấp tính, phản ứng mạnh với thành phần trong mỹ phẩm. Các vùng da ở mặt, cổ và tay bị sưng tấy, rỉ dịch, cho thấy tổn thương nghiêm trọng và lan rộng.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, các sản phẩm mỹ phẩm gắn mác “thảo dược thiên nhiên” nhưng không rõ nguồn gốc, không được kiểm nghiệm kỹ lưỡng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho da. Nhiều loại trong số này còn bị phát hiện pha trộn corticoid hoặc các hóa chất mạnh nhằm tạo hiệu quả làm đẹp tức thì, nhưng lại đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe làn da, đặc biệt khi dùng không đúng cách.

“Rất nhiều bạn trẻ chủ quan, nghĩ cứ gắn mác thiên nhiên là an toàn. Nhưng thực tế, các thành phần như nghệ, tràm trà, nếu không được xử lý đúng quy chuẩn, cũng có thể gây kích ứng mạnh. Đó là chưa kể trường hợp sản phẩm giả, nhái, hoặc trộn chất cấm", bác sĩ Thành cảnh báo.

Bác sĩ Thành cũng cho biết, P. đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi tiếp tục sử dụng sản phẩm dù da đã có dấu hiệu đỏ rát – điều này khiến tình trạng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da mạn tính, mất sắc tố, sẹo thâm, sẹo lồi hoặc lõm vĩnh viễn.

Hiện tại, P. đang được điều trị bằng thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng và sử dụng kem phục hồi da chuyên biệt. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng đã bắt đầu cải thiện, tuy nhiên cô vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị trong vài tuần tới để đảm bảo phục hồi hoàn toàn.

Đừng để làn da bị "phá hoại" vì một video viral trên mạng xã hội

Tình trạng người trẻ bị dị ứng, tổn thương da do sử dụng mỹ phẩm trôi nổi đang ngày càng trở nên phổ biến. Chỉ cần một video “review” viral trên TikTok, những sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể bán được hàng nghìn đơn mỗi ngày — trong khi không ai thực sự biết bên trong chứa thành phần gì.

Phần da mặt bị tổn thương của nữ bệnh nhân. Ảnh: BSCC
Phần da mặt bị tổn thương của nữ bệnh nhân. Ảnh: BSCC

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành cảnh báo, người tiêu dùng không nên lựa chọn mỹ phẩm chỉ dựa trên quảng cáo từ mạng xã hội. Việc sử dụng sản phẩm mà không kiểm chứng kỹ càng có thể để lại hậu quả nặng nề cho làn da. Ông khuyến cáo nên kiểm tra rõ ràng nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và tem kiểm định chất lượng. Nếu sản phẩm chỉ có toàn chữ nước ngoài, không kèm hướng dẫn cụ thể bằng tiếng Việt hoặc không rõ ràng về thành phần, người dùng càng cần phải cẩn trọng hơn.

Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên mặt – đặc biệt là với mỹ phẩm mới – người dùng nên thực hiện bước thử nghiệm trước trên một vùng da nhỏ như mặt trong cổ tay hoặc sau tai. Nếu sau 24 giờ không xuất hiện dấu hiệu bất thường, mới nên tiếp tục sử dụng trên diện rộng.

Trong trường hợp da có phản ứng như mẩn đỏ, ngứa, châm chích hoặc rát, cần lập tức ngừng sử dụng sản phẩm, rửa sạch vùng da bị kích ứng bằng nước muối sinh lý, và tuyệt đối không bôi thêm bất kỳ loại kem nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý xử lý có thể khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.

“Câu chuyện của P. là lời cảnh tỉnh cho việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Một sản phẩm dù được nhiều người khen ngợi hay quay clip lung linh đến mấy, cũng không thể đảm bảo an toàn nếu không được kiểm định. Làn da không phải nơi để thử nghiệm. Một món đồ rẻ, đẹp, "có vẻ tự nhiên" đôi khi lại là thứ khiến chúng ta phải trả giá đắt nhất”, bác sĩ Thành nói.

"Làn da không phải nơi để thử nghiệm. Và một món đồ rẻ, đẹp, ‘có vẻ tự nhiên’ đôi khi lại là thứ khiến chúng ta phải trả giá đắt nhất”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về
Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam
Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025 Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội bị tổn thương thận và suy thận cấp sau khi tin vào bài thuốc trên mạng, tự hái cây dại mọc ngoài vườn để sắc nước uống.
“Điểm danh” những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu​

“Điểm danh” những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu​

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu trong máu, khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy cho các hoạt động trao đổi chất. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng hemoglobin – protein vận chuyển oxy trong hồng cầu – bị giảm. Khi hồng cầu hoặc hemoglobin quá ít, khả năng vận chuyển oxy đến các mô bị suy giảm, dẫn đến các triệu chứng thiếu máu.
Chạy Online - xu hướng thể thao thời đại số

Chạy Online - xu hướng thể thao thời đại số

Chạy online là hình thức chạy bộ từ xa thông qua nền tảng số, nơi người tham gia tự chọn thời gian, địa điểm và hoàn thành thử thách.
Mẹo trị nứt gót chân tại nhà hiệu quả

Mẹo trị nứt gót chân tại nhà hiệu quả

Nứt gót chân là tình trạng da khô, nứt nẻ thường gặp, đặc biệt vào mùa khô lạnh. Dễ nhận biết qua các vết nứt, bong tróc ở gót chân, trường hợp nặng có thể chảy máu. Nếu không chăm sóc đúng cách, vi khuẩn và nấm dễ xâm nhập gây nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trị nứt gót chân tại nhà để giúp gót chân mềm mại, hồng hào.
Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa và thực phẩm trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa và thực phẩm trên mọi nền tảng

Trước diễn biến phức tạp của vụ sản xuất, phân phối sữa giả gây bức xúc dư luận, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa và thực phẩm trên nhiều nền tảng truyền thông.
Cụ ông suýt mất mạng do vừa ăn vừa cười

Cụ ông suýt mất mạng do vừa ăn vừa cười

Cụ ông S. (72 tuổi, ngụ quận 7, TPHCM) trong lúc vừa ăn xí muội vừa cười đùa thì bất ngờ bị sặc, khó thở, ho nhiều kèm đàm và khạc ra máu.
Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua

Trong tuần qua có hai ca tử vong vì sởi, trong đó có một trẻ nhập viện muộn. Bộ Y tế yêu cầu triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi đợt 3.
Ai không nên ăn hồng xiêm?

Ai không nên ăn hồng xiêm?

Hồng xiêm không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại quả này.
Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Ít ai ngờ rằng, những thói quen thường nhật tưởng như vô lại lại đang lặng lẽ gây ra những tổn thương không nhỏ cho răng.
Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Sau 5 ngày mắc sốt xuất huyết, cô gái 28 tuổi đã tử vong, trở thành trường hợp đầu tiên thiệt mạng vì bệnh này tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm nay.
Loại gia vị bị đồn ăn nhiều gây đau dạ dày, lại là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe

Loại gia vị bị đồn ăn nhiều gây đau dạ dày, lại là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe

Hồ tiêu là loại gia vị quen thuộc nhưng không được sử dụng nhiều do có vị cay, được đồn đoán ăn nhiều sẽ gây đau dạ dày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều này là không chính xác, nếu sử dụng đúng cách hồ tiêu còn là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Một bác sĩ Ấn Độ chỉ ra rằng, chăm sóc giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến chức năng mũi và nếu bị thiếu ngủ có thể gây ra nghẹt mũi, hắt hơi, viêm mũi.
TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

Bé gái 8 tuổi tại Tây Ninh được chẩn đoán viêm não do virus cúm gia cầm H5N1 sau khi tiếp xúc với hàng loạt gà chết khoảng hai tuần trước.
Cặp vợ chồng trẻ ở Lai Châu nguy kịch vì ngộ độc nấm

Cặp vợ chồng trẻ ở Lai Châu nguy kịch vì ngộ độc nấm

Hai vợ chồng trẻ ở Lai Châu bị ngộ độc nấm rừng sau khi tự hái nấm về ăn. Dù được cấp cứu, cả hai vẫn hôn mê sâu và tổn thương gan, thận nghiêm trọng, tiên lượng xấu.
Bộ Y tế lên tiếng sau vụ sản xuất thuốc tân dược giả tại Thanh Hóa

Bộ Y tế lên tiếng sau vụ sản xuất thuốc tân dược giả tại Thanh Hóa

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong số 21 loại thuốc tân dược giả bị bắt tại Thanh Hóa, có 4 loại là giả các thuốc đã được cấp phép lưu hành; các loại còn lại là sản phẩm do các đối tượng tự đặt tên không có các sản phẩm thuốc nào tương tự đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành.
Thuốc giả có thể khiến người bệnh mất cơ hội sống

Thuốc giả có thể khiến người bệnh mất cơ hội sống

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga (Bộ Quốc phòng) nhấn mạnh, việc sản xuất thuốc giả không chỉ là hành vi gian lận thương mại, mà còn là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng con người, tạo áp lực cho hệ thống y tế, bóp nghẹt ngành dược phẩm chân chính và làm xói mòn niềm tin vào hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe.
6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

Nhờ giàu chất xơ, vitamin và các hợp chất tự nhiên, nhiều loại quả xanh giúp tăng cường trao đổi chất, giảm hấp thu chất béo và hỗ trợ thu gọn vòng eo.
Bác sĩ cảnh báo về trào lưu ăn trứng cút cả vỏ

Bác sĩ cảnh báo về trào lưu ăn trứng cút cả vỏ

Trào lưu ăn trứng cút rang muối nguyên vỏ đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên các bác sĩ lại không cho răng đây là món ăn tốt.
Nam thanh niên nhập viện vì dị ứng gây ngứa ngáy sau khi xăm

Nam thanh niên nhập viện vì dị ứng gây ngứa ngáy sau khi xăm

Chỉ một tuần sau khi xăm kín hai cẳng chân, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngứa rát tại vùng có mực xăm màu đỏ và phải nhập viện để điều trị.
Lai Châu: Vợ tử vong, chồng hôn mê sau bữa ăn gồm cơm trắng, canh nấm

Lai Châu: Vợ tử vong, chồng hôn mê sau bữa ăn gồm cơm trắng, canh nấm

Ba người dân ở Lai Châu phải nhập viện cấp cứu sau bữa cơm với nấm lạ. Trong số đó, một người không qua khỏi, một người rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay đã dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, do phát hiện chúng thuộc công ty sản xuất sữa giả.
Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Nước mía là một loại thức uống giải khát mùa hè quen thuộc ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do chứa lượng đường cao nên cũng cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước ghi nhận nhiều địa phương có số ca sởi giảm, tuy nhiên số ca lại tăng tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động