Dầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượng

Các chuyên gia cho rằng, cơ chế áp trần giá dầu của G7 không những không khiến Nga bị tổn hại mà còn đẩy nhanh lạm phát và suy thoái ở phương Tây.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur (Ảnh: Tass).
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur (Ảnh: Tass).

Mức giá trần 60 USD mà nhóm các nước G7 áp dụng đối với dầu thô của Nga chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12, động thái đẩy giá dầu tăng 3%.

Tuy nhiên, các chuyên gia năng lượng cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu của việc tăng giá xăng dầu.

"Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu thô của Nga là không khả thi. Vì vậy, cơ chế này chắc chắn sẽ thất bại thảm hại", tiến sĩ Mamdouh G. Salameh, một nhà kinh tế học chuyên về ngành dầu quốc tế và chuyên gia năng lượng toàn cầu nhận định. "Cả Nga, thị trường dầu mỏ toàn cầu và OPEC+ sẽ phản đối cơ chế này".

Ông Salameh cho biết, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang bất kỳ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào thực hiện giới hạn giá. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên thị trường và giá dầu tiếp tục tăng. Giá dầu Brent có thể tăng lên 100-110 USD/thùng trước cuối năm nay.

Tương tự, giá dầu thô Brent được Ngân hàng Mỹ (BofA) dự đoán sẽ lên mức 110 USD/thùng vào năm 2023. BofA đã cảnh báo về những rủi ro có thể gây sức ép lên giá năng lượng.

BofA lý giải việc Nga từ chối bán dầu cho bất kỳ bên tham gia áp giá trần có thể dẫn đến việc xuất khẩu dầu thô giảm tới một triệu thùng mỗi ngày. Rõ ràng, điều này có thể làm chi phí xăng dầu tăng, khiến 1 thùng dầu Brent đắt thêm 20-25 USD.

Tình trạng gián đoạn nguồn cung có thể xảy ra khi các quốc gia OPEC hoặc OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng chung, từ đó khiến mọi việc nghiêm trọng hơn và có thể nhấn chìm thị trường năng lượng thế giới.

Theo chuyên gia Salameh, các thành viên OPEC+ đều mong chờ việc giá dầu Brent tăng từ 100 USD trở lên, ngoại trừ Nga. Họ cần giá dầu tăng để cân bằng ngân sách. Ông dự báo nhóm này sẽ đánh giá phản ứng của thị trường đối với mức giá trần và sau đó hành động.

Trước đó, câu lạc bộ gồm 23 nhà sản xuất dầu mỏ đã nhóm họp vào ngày 4/12 để thảo luận về hướng đi của chính sách sản lượng. Họ đã nhất trí tuân thủ chính sách hiện tại là giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023.

"Trong trường hợp không thể tưởng tượng được là thị trường không phản ứng với mức trần, thì OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng để đảm bảo sự ổn định của giá cả và nguồn cung", chuyên gia năng lượng này dự đoán.

Trong khi đó, Tom Luongo, nhà bình luận tài chính và chính trị, cho rằng giá dầu chắc chắn tăng. "Vì vậy, vào năm 2023, hãy chờ đợi một làn sóng lạm phát lớn khác do giá năng lượng tăng, tình trạng thiếu lương thực thực phẩm và Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế gây sức ép lên giá kim loại", chuyên gia này nói.

Lý giải tại sao cơ chế áp giá trần của phương Tây đối với dầu Nga sẽ thất bại, ông Salameh cho rằng Nga không thiếu khách mua dầu. "Nếu mục đích của việc áp mức trần là buộc giảm doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga thì nó sẽ thất bại hoàn toàn".

Ngoài ra, Nga cũng đang sở hữu đội tàu chở dầu hùng mạnh đến mọi nơi trên thế giới và không cần sử dụng các công ty vận tải cũng như công ty bảo hiểm của phương Tây.

"Khách hàng của Nga sẽ tự chi trả phí bảo hiểm cho những chuyến hàng nhập khẩu dầu. Ngay cả khi Nga bán ít dầu hơn, doanh thu của nước này cũng không bị suy giảm vì giá dầu đã tăng cao hơn", ông nói thêm.

Kế hoạch của G7 phần lớn phụ thuộc vào việc cấm vận các công ty vận tải và bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho Nga trừ khi Moscow đồng ý bán dầu thô với giá 60 USD/thùng hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, Moscow đã nói rõ sẽ không khuất phục trước các yêu cầu của G7 và tự dùng đội tàu chở dầu và các công ty bảo hiểm của riêng mình.

Dầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượng

Hồi tháng 5, Rosneft và Gazprom Neft - hai nhà sản xuất dầu lớn của Nga - bắt đầu tăng các đơn đặt hàng trước từ tàu chở dầu của Sovcomflot, công ty vận tải biển lớn nhất của Nga.

Hơn nữa, các phương tiện truyền thông phương Tây đều đồng loạt đưa tin về việc Nga cũng yêu cầu mua thêm 100 tàu. Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Nga (RNRC) và IPJSC Ingosstrakh được cho là sẽ trở thành những nhà bảo hiểm chính cho các hãng vận tải dầu của Nga.

Kế hoạch của G7 và lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, cũng có hiệu lực vào ngày 5/12, sẽ không ngăn cản Nga xuất khẩu hoặc vận chuyển dầu theo bất kỳ cách nào, ông Luongo nhấn mạnh.

"Điều sẽ xảy ra là bản đồ phân phối dầu trên toàn thế giới sẽ thay đổi", chuyên gia này lưu ý.

"Năng lượng chảy về phía tây giờ sẽ chảy về phía đông và nam. Đường ống ESPO sẽ được sử dụng hết công suất khi nhu cầu từ Đông Nam Á tăng lên... Trung Quốc và Ấn Độ đã lấp đầy khoảng trống. Dầu của Nga sẽ được trộn ở Bahamas hoặc các cảng lưu trữ khác và sau đó được gửi trở lại các nhà máy lọc dầu của EU", ông nói thêm.

G7 có thể lĩnh hậu quả?

Theo chuyên gia Salameh, Nga có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng trong khi EU có nguy cơ thua cuộc trong cuộc chiến năng lượng "khi cuộc sống của người dân châu Âu đang trên đà lao dốc và nền kinh tế của khối trên bờ vực suy thoái nghiêm trọng".

Cuối cùng, EU đã trở thành con mồi cho kế hoạch địa chính trị của Washington. Ông chỉ ra Mỹ châm ngòi cho cuộc xung đột Nga - Ukraine, không những âm mưu làm suy yếu Moscow, phá vỡ quan hệ song phương Nga - Trung, mà còn "phá hủy EU với tư cách là một liên minh và biến các thành viên riêng lẻ của khối này thành các con rối".

"EU sẽ phải đối mặt với giá năng lượng tiếp tục cao, dòng vốn ròng chảy ra ngoài do thiếu đầu tư và đồng tiền giảm giá khi khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu sụp đổ", ông Luongo liên tục cảnh báo.

"Họ cũng sẽ bị đánh giá là một đối tác thương mại không đáng tin cậy vì liên tục thay đổi các điều khoản hợp đồng trong khi vẫn đang còn hiệu lực", ông nói thêm.

Suranjali Tandon, trợ lý giáo sư tại Viện Chính sách và Tài chính Công Quốc gia có trụ sở tại Delhi (Ấn Độ), cho rằng sáng kiến áp giá trần của G7 có thể có tác động tiêu cực hơn nữa đối với nền kinh tế toàn cầu.

Theo bà, giá dầu tăng cao có thể dẫn đến những khó khăn chính trị cho các quốc gia đang đối phó với sự gia tăng bất bình đẳng và cũng có thể cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đồng thời, hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay vốn lấy phương Tây làm trung tâm có thể khiến các nước thứ 3 rời xa tiền tệ của các nước G7 hơn nữa do các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm từ các nước thứ ba tăng giá, bà cảnh báo.

Theo nữ học giả Ấn Độ, sự chia rẽ trong khối châu Âu cũng có thể sẽ gia tăng.

Các chính trị gia ở mỗi quốc gia châu Âu cũng sẽ đối mặt với những nghi vấn từ các cử tri khi chính sách năng lượng không nhất quán, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng năng lượng bủa vây Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Những rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện tại EU khi các cuộc biểu tình lẻ tẻ nổ ra gần đây trên khắp "lục địa già" nhằm kêu gọi chính phủ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Nga.

Theo các nhà quan sát, Mỹ cũng có khả năng bị ảnh hưởng bất lợi. Chuyên gia Salameh cho rằng, vì Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho lượng dầu nhập khẩu hơn 9 triệu thùng dầu mỗi ngày, nên sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và đẩy nhanh lạm phát và do đó là suy thoái.

Nói chung, các nước G7 có thể phải trả giá đắt cho chủ nghĩa phiêu lưu năng lượng và đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ, chuyên gia năng lượng trên cảnh báo.

Loạt rủi ro từ phía nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô Loạt rủi ro từ phía nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô
Châu Âu chốt trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng Châu Âu chốt trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng
Nga xem xét áp giá sàn với dầu thô để đáp trả giá trần của G7 Nga xem xét áp giá sàn với dầu thô để đáp trả giá trần của G7
EIA hạ dự báo giá dầu Brent năm 2023 EIA hạ dự báo giá dầu Brent năm 2023
Theo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Từng là niềm tự hào của vùng đất Cam Lâm (Khánh Hòa), xoài Úc nay lại trở thành nỗi lo khi giá bán lao dốc, sản lượng ùn ứ, người trồng thua lỗ nặng. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ, chuyên gia đề xuất hướng đi bền vững hơn cho loại trái cây đặc sản này.
Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Các cửa hàng tiện lợi và điểm bán hàng tổng hợp hiện đại không chỉ làm thay đổi diện mạo thương mại vùng nông thôn mà còn trở thành kênh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, kết nối sản phẩm OCOP và tạo việc làm bền vững cho người dân địa phương.
Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Sáng 21/5, giá vàng trong nước tăng mạnh theo đà thế giới, vàng miếng SJC lên tới 120,5 triệu đồng/lượng. Đà tăng được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu và bất ổn kinh tế - chính trị toàn cầu.
Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc

Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc

Sau thời kỳ bùng nổ, sầu riêng – “ngôi sao” mới của nông sản Việt – đang đối mặt hàng loạt rào cản tại thị trường Trung Quốc. Việc kiểm soát chặt từ vùng trồng, siết chặt phân bón lậu, cải tạo đất nhiễm kim loại nặng… đang là những giải pháp cấp thiết giúp ngành sầu riêng lấy lại đà tăng trưởng bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 21/5, chưa ghi nhận biến động mới, miền Nam vẫn dẫn đầu. Hiện tại, các thương lái thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Sáng nay (21/5), giá tiêu tại các vùng sản xuất trọng điểm trong nước tiếp tục ổn định, dao động từ 150.000 – 153.000 đồng/kg, không đổi so với hôm qua.
Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Giá cà phê thế giới ngày 21/5 giảm mạnh trên cả hai sàn London và New York sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố dự báo sản lượng khả quan từ Brazil và Việt Nam. Trong khi đó, giá cà phê trong nước bất ngờ tăng trở lại nhưng được dự báo sẽ sớm chịu áp lực giảm theo xu hướng toàn cầu.
Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Cá tra – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – đã hiện diện tại hơn 140 quốc gia, nhưng lại chưa có vị thế xứng đáng ngay tại quê nhà. Trong bối cảnh xuất khẩu nhiều biến động, thị trường nội địa cần được xem là trụ cột chiến lược để ngành cá tra phát triển bền vững.
Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung

Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung

Giá heo hơi hôm nay 20/5, ghi nhận đà giảm nhẹ tiếp tục tại nhiều tỉnh thành miền Trung, trong khi giá tại miền Nam và miền Bắc đi ngang so với hôm qua. Hiện tại, heo hơi trên toàn quốc được giao dịch trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu

Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu

Dù đang chững lại trong ngắn hạn, giá hồ tiêu trong nước vẫn neo ở mức cao nhờ nguồn cung giảm sau thu hoạch. Trong bối cảnh nhu cầu quốc tế gia tăng và sản lượng sụt giảm tại nhiều quốc gia, mặt hàng này được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phục hồi giá trong trung và dài hạn.
Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Giá cà phê trên hai sàn London và New York đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 20/5 do thời tiết khô hạn tại Brazil và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng xuất khẩu, khiến nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn.
Nguồn cung ô tô dồi dào, người tiêu dùng hưởng lợi với loạt ưu đãi hấp dẫn

Nguồn cung ô tô dồi dào, người tiêu dùng hưởng lợi với loạt ưu đãi hấp dẫn

Thị trường ô tô Việt Nam bước vào tháng 5 với tín hiệu tích cực khi nguồn cung xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đều tăng trưởng mạnh. Sự dồi dào về số lượng không chỉ mở ra cơ hội lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng mà còn hứa hẹn kéo dài đà giảm giá, khuyến mại trên diện rộng.
Vàng giảm sâu nhất 3 năm, thị trường chờ động thái từ Fed

Vàng giảm sâu nhất 3 năm, thị trường chờ động thái từ Fed

Sau nhịp tăng đầu tuần, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc, ghi nhận mức giảm sâu nhất trong gần ba năm. Tâm lý thận trọng bao trùm khi nhà đầu tư chờ đợi các tín hiệu chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá heo hơi khó vượt ngưỡng 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi khó vượt ngưỡng 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 19/5 giữ ổn định trên cả nước do nguồn cung thịt heo chưa dồi dào, sức mua không biến động rõ rệt. Hiện heo hơi được giao dịch phổ biến trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước chững lại, thị trường thiếu động lực bứt phá

Giá tiêu trong nước chững lại, thị trường thiếu động lực bứt phá

Thị trường hồ tiêu đang trải qua giai đoạn lặng sóng khi nguồn cung toàn cầu tiếp tục thắt chặt, trong khi sức tiêu thụ chưa có nhiều khởi sắc. Mặc dù giá thế giới có xu hướng nhích nhẹ, nhưng tâm lý thận trọng vẫn bao trùm trong nước do lo ngại rủi ro từ dịch bệnh, biến động thị trường và xu hướng mở rộng diện tích trồng mới diễn ra chậm.
Giá cà phê giảm sâu trên cả hai sàn, thị trường nội địa chạm đáy một tháng

Giá cà phê giảm sâu trên cả hai sàn, thị trường nội địa chạm đáy một tháng

Giá cà phê thế giới lao dốc trong tuần qua khi cả arabica và robusta đều ghi nhận mức giảm mạnh. Thị trường trong nước cũng sụt giảm theo, kéo giá cà phê Tây Nguyên xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng. Trong khi đó, Brazil điều chỉnh tăng dự báo sản lượng cà phê năm 2025, còn Ethiopia lập kỷ lục xuất khẩu mới.
Cà phê Việt chinh phục thế giới: Bắt đầu từ chính vùng đất và con người

Cà phê Việt chinh phục thế giới: Bắt đầu từ chính vùng đất và con người

Tại hội thảo “Cà phê Việt Nam: Tăng lợi ích cho người trồng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu”, các chuyên gia nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tái cơ cấu ngành cà phê theo hướng bền vững, đẩy mạnh chế biến sâu và xây dựng thương hiệu quốc gia nhằm giữ vững vị thế số 1 thế giới về cà phê Robusta.
Trứng gà giả chỉ là tin đồn: Cảnh báo thiệt hại từ thông tin sai lệch

Trứng gà giả chỉ là tin đồn: Cảnh báo thiệt hại từ thông tin sai lệch

Sự lan truyền thông tin sai sự thật về trứng gà giả trên mạng xã hội đang gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Giá trứng liên tục sụt giảm, nhiều trang trại chịu lỗ nặng, đứng trước nguy cơ phá sản. Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định chưa từng có bằng chứng về trứng giả và đề nghị xử lý nghiêm hành vi tung tin thất thiệt.
Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc

Giá vàng trong nước và thế giới vừa trải qua tuần giảm sâu, khi tâm lý lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu tạm thời lắng dịu, đồng thời áp lực chốt lời gia tăng mạnh.
Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Sau khi Nghị định thư mới về xuất khẩu tổ yến được ký kết vào tháng 4-2025, cơ hội để ngành yến Việt Nam bứt phá vào thị trường tỷ dân đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những điều kiện khắt khe hơn về kỹ thuật và an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu muốn trụ vững trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Malaysia hay Indonesia.
Thị trường cà phê nội địa và thế giới đồng loạt giảm mạnh

Thị trường cà phê nội địa và thế giới đồng loạt giảm mạnh

Sáng 18/5, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên quay đầu giảm mạnh so với hôm qua, dao động trong khoảng 124.500 - 125.200 đồng/kg.
Giá heo hơi ở mức cao, người chăn nuôi thận trọng tái đàn

Giá heo hơi ở mức cao, người chăn nuôi thận trọng tái đàn

Nhìn chung, thị trường heo hơi duy trì ổn định tại hầu hết các tỉnh thành khu vực miền Bắc và miền Trung trong tuần qua. Ghi nhận mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc được mua bán với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá vàng lao dốc, chênh lệch mua – bán lên tới 3 triệu đồng/lượng

Giá vàng lao dốc, chênh lệch mua – bán lên tới 3 triệu đồng/lượng

Sáng 17.5, giá vàng trong nước giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Trong khi giá vàng thế giới lao dốc hơn 70 USD/ounce trong phiên, các chuyên gia vẫn giữ quan điểm tích cực về xu hướng dài hạn.
Giá heo hơi chững lại, miền Nam vẫn dẫn đầu

Giá heo hơi chững lại, miền Nam vẫn dẫn đầu

Giá heo hơi hôm nay 17/5, đang duy trì mức cao bất thường khi tổng đàn tăng, dịch bệnh được kiểm soát và đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi giảm. Theo đó, giá heo hơi hiện được ghi nhận trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Giá cà phê robusta và arabica đồng loạt giảm mạnh trên các sàn kỳ hạn do nguồn cung toàn cầu tăng, trong khi nông dân Việt Nam hạn chế bán ra vì giá chưa đạt kỳ vọng.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Những tháng đầu năm, bên cạnh nhập những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc tăng nhập khẩu ốc hương, nghêu và điệp (các loại nhuyễn thể có vỏ) từ Việt Nam.
Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Sáng 16/5, giá vàng trong nước tăng vọt theo đà tăng của thị trường thế giới, khi đồng USD suy yếu, lạm phát Mỹ hạ nhiệt và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Giới phân tích lạc quan về triển vọng dài hạn của kim loại quý này.
Giá heo hơi ổn định nhờ cung cầu cân bằng

Giá heo hơi ổn định nhờ cung cầu cân bằng

Giá heo hơi hôm nay 16/5, đồng loạt giữ giá và đi ngang, hầu như không có một sự điều chỉnh tăng giảm nào trên cả nước sau nhiều phiên biến động trước đó. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê Tây Nguyên giảm sốc tới 2.500 đồng/kg

Giá cà phê Tây Nguyên giảm sốc tới 2.500 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/5, thị trường cà phê toàn cầu ghi nhận diễn biến trái chiều giữa hai sàn lớn. Trong khi giá robusta trên sàn London tiếp tục giảm do áp lực từ nguồn cung dồi dào, thì giá arabica tại New York lại bật tăng mạnh. Cùng thời điểm, giá cà phê trong nước cũng lao dốc bất thường tại khu vực Tây Nguyên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động