Mỏ dầu Vankorskoye thuộc sở hữu của Công ty Rosneft ở phía bắc thành phố Krasnoyarsk, vùng Siberia, Nga. Ảnh: Reuters |
Trước đó, vào tháng 9, nhóm G7 đã đồng ý sẽ áp đặt trần giá đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga nhằm hạn chế doanh thu của Điện Kremlin. Tuy nhiên, đến nay, G7 vẫn chưa công bố chi tiết về cơ chế hoạt động của trần giá trong thực tế mà vẫn đang trong quá trình thảo luận.
Mặt khác, Nga đã cảnh báo rằng trần giá sẽ gây xáo trộn cho thị trường năng lượng và kéo giá dầu thô lên cao hơn. Moscow cũng tuyên bố sẽ không bán dầu cho quốc gia nào áp dụng trần giá. Hôm 30/11, dầu thô của Nga được giao dịch quanh mức 66 USD/thùng.
Theo một tài liệu của EU, mức trần sẽ được đánh giá thường xuyên để theo dõi tác động đến thị trường của biện pháp này. Song, mức trần phải “thấp hơn ít nhất 5% so với giá trung bình trên thị trường”.
Các cuộc đàm phán của EU bị trì hoãn bởi sự phản đối của Ba Lan, theo CNBC. Sau cùng, các bộ trưởng ở Warsaw đã đồng ý với cơ chế điều chỉnh 5%. EU dự kiến sẽ đưa ra thông báo chính thức vào ngày 4/12.
Ông Andrzej Sados, Đại sứ Ba Lan tại EU, chia sẻ: “Chúng tôi sẽ siết chặt cỗ máy chiến tranh của Nga bằng cách rút bớt nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ của nước này. Đây là một giải pháp tốt cho Ukraine và châu Âu”.
Châu Âu chốt trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng. (Nguồn: Gazprom) |
Trọng tâm chú ý bây giờ sẽ là phản ứng của Nga đối với cơ chế trần giá. Các nhà phân tích năng lượng từng lưu ý rằng G7 sẽ cần sự hỗ trợ từ những nước tiêu thụ dầu thô lớn khác nếu mức trần có hiệu lực.
Chẳng hạn, Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu dầu của Nga sau khi quân đội nước này tấn công Ukraine. Hai nước châu Á được hưởng lợi đáng kể từ mức chiết khấu của Moscow.
Bà Kadri Simson, Ủy viên châu Âu về năng lượng, chia sẻ với CNBC vào tháng 9 rằng Trung Quốc và Ấn Độ nên ủng hộ cơ chế trần giá. “Thật không công bằng khi tạo ra doanh thu vượt trội cho Nga”, bà bày tỏ.
Tuy nhiên, dường như các quốc gia này không muốn tuân thủ mức trần. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ấn Độ - ông Shri Hardeep S Puri - từng cho biết ông có “nghĩa vụ đạo đức” với người tiêu dùng nước mình.
Hồi tháng 9, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ mua dầu từ Nga, chúng tôi sẽ mua từ bất cứ đâu”.
Chia sẻ với CNBC, ôngJacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho hay: “Trung Quốc và Ấn Độ là hai mắt xích quan trọng bởi họ đang mua phần lớn dầu thô của Nga”.
“Tuy nhiên, hai nước sẽ không cam kết tham gia áp trần giá vì lý do chính trị, bởi trần giá là một chính sách do Mỹ khởi xướng. Mặt khác, họ cũng ngần ngại vì lý do thương mại, bởi hai nước đã mua rất nhiều dầu giá rẻ từ Nga...
Tại sao họ lại phải từ bỏ việc nhập dầu của Nga? Nếu phương Tây nghĩ rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tự nguyên tham gia thì thật ngây thơ, Ukraine không hệ trọng với họ đến thế”, ông Kirkegaard giải thích.
EU hoãn đàm phán về áp trần giá dầu nhập khẩu từ Nga sang tuần sau |
Giá xăng dầu giảm "sốc" |
Loạt rủi ro từ phía nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô |