Loạt rủi ro từ phía nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô

Tháng 12 sẽ là thời điểm mà thị trường đón nhận hàng loạt các thông tin quan trọng tác động tới cán cân cung – cầu. Triển vọng tiêu thụ phục hồi vẫn còn khá mong manh, nhưng rủi ro từ nguồn cung cũng đang quay trở lại và điều đó có thể sẽ khiến giá dầu gặp nhiều biến động trong thời gian tới.
Loạt rủi ro từ nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô

Sức ép từ bài toán tiêu thụ vẫn đang là rào cản lớn

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), chỉ số MXV-Index Năng lượng kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11 với mức tăng 1,87%, đạt 4.248 điểm. Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 1/2023 trên Sở NYMEX tăng 3,01% lên mức 80,55 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent kỳ hạn tháng 2 trên Sở ICE tăng 3,23% lên 86,97 USD/thùng. Tuy nhiên, đây vẫn đang là vùng giá thấp của dầu thô sau khi đã đánh mất các mức tích luỹ kể từ đầu năm cho đến nay.

Loạt rủi ro từ nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô

Bức tranh nhu cầu tiêu cực tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đang là một trong những áp lực lớn nhất đối với giá dầu từ đầu quý IV. Các ca nhiễm Covid-19 liên tục đạt đỉnh, khiến cho tình trạng phong tỏa và hạn chế đi lại làm mờ triển vọng tiêu thụ nhiên liệu tại quốc gia này.

Trên thực tế, số lượng các chuyến bay nội địa tại Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua chỉ rơi vào khoảng hơn 4.000 chuyến, chưa bằng một nửa so với mức trung bình 3 năm trước. Các hoạt động kinh tế cũng không mấy khả quan khi chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất và dịch vụ, xây dựng trong tháng 11 của Trung Quốc tiếp tục nằm dưới ngưỡng 50, biểu thị sự thu hẹp quy mô.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đang cho thấy tâm lý lạc quan hơn bởi niềm tin nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sẽ sớm mở cửa trở lại, có thể là vào đầu quý II năm sau. Ngân hàng Goldman Sachs cũng đã đưa ra dự báo tương tự, và đây cũng là một trong các nguyên nhân giúp giá dầu đang ghi nhận đà tăng 3 phiên liên tiếp.

Trong khi đó, hàng loạt các rủi ro từ phía nguồn cung đang có dấu hiệu quay lại “gõ cửa” thị trường kể từ tháng 12, đặc biệt là lệnh cấm vận dầu thô Nga từ phía các nước phương Tây. Cán cân cung – cầu trong giai đoạn tới sẽ khó tránh khỏi “rung lắc” và vì vậy, giá dầu có thể xác định được xu hướng rõ rệt hơn trong giai đoạn tới.

Loạt rủi ro từ nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô

Nga và phương Tây trên bàn cờ “giới hạn giá dầu”

Một trong những tâm điểm mà các thị trường hướng đến ngay từ đầu tháng 12 là mức giới hạn giá của các quốc gia khu vực châu Âu (EU) áp đặt lên dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga.

Các nước phương Tây tin rằng việc làm này có thể sẽ gây ra thiệt hại đáng kể đối với doanh thu mà Nga kiếm được từ dầu mỏ, trong khi không gây ra ảnh hưởng quá lớn tới dòng chảy dầu. Mức giới hạn giá ban đầu được đưa ra ở khoảng 65 – 70 USD/thùng, nhưng đã vấp phải sự phản đối từ một số nước Baltic và Ba Lan.

Thực tế, mức đề xuất ban đầu sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới dòng chảy hay nguồn thu từ dầu cho Điện Kremlin, do hiện tại dầu của Nga đang được bán chiết khẩu với mức giá thấp hơn. Vào tối qua, nhóm các nước EU đã thảo luận thêm và cân nhắc về việc hạ mức giá trần xuống 60 USD/thùng, nhằm hướng tới sự đồng thuận giữa các thành viên trong khối và nhóm nước G7.

Mặc dù vậy, ngay cả khi giới hạn giá ở ngưỡng này, cũng khó có thể khiến Nga chịu tổn thất quá lớn, nhất là khi sản lượng dầu của Nga giảm không quá nhiều so với thời điểm trước khi xung đột xảy ra. Hiện tại, giá dầu của Nga đang được giao dịch trên thị trường thấp hơn 25 – 35 USD/thùng so với mức chuẩn dầu Brent, tương đương với khoảng 55 – 65 USD/thùng.

Loạt rủi ro từ nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô

Theo số liệu từ nhà tư vấn OilX, trong nửa đầu tháng 11, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Nga đã tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng, đạt mốc 10,85 triệu thùng/ngày. Nếu mức tăng đó duy trì trong phần còn lại của tháng, thì Nga sẽ chỉ bơm ít hơn khoảng 200.000 thùng/ngày so với khoảng thời gian trước tháng 3, tương đương với mức giảm dưới 2%.

Trong bối cảnh các quốc gia khu vực EU đang chịu nhiều áp lực từ lạm phát và chi phí vay, việc đặt giới hạn giá tương đối cao cho thấy động thái thận trọng, nhằm tránh rủi ro nguồn cung thắt chặt có thể gây thêm cú sốc cho nền kinh tế. Về phía Nga, quốc gia này liên tục khẳng định sẽ không cung cấp dầu cho bất kỳ nước nào áp dụng mức trần giá. Thay vào đó, Điện Kremlin sẽ chuyển hướng dòng chảy dầu hoặc sẽ cắt giảm sản lượng. Rủi ro từ phía nguồn cung vẫn sẽ còn là một ẩn số lớn.

Nguồn cung không chắc chắn, giá dầu sắp tới có thể biến động mạnh

Theo MXV, việc các nước EU vẫn chưa có quyết định chính thức về mức giá trần đối với dầu Nga, trong khi thời hạn lệnh cấm vận có hiệu lực vào ngày 5/12 đang đến gần cũng đã gây ra nhiều sức ép tâm lý đối với các nhà đầu tư. Trong trường hợp không tìm được tiếng nói chung, giá dầu có thể tăng bởi lo ngại dòng chảy dầu từ Nga sẽ bị hạn chế nhiều hơn.

Hiện tại, Nga đang đánh mất tới 90% lượng dầu vận chuyển sang châu Âu, và chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển khá tốn kém cũng sẽ là một rào cản lớn.

Loạt rủi ro từ nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô

Rủi ro từ phía nguồn cung còn đến từ kế hoạch của nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Nhiều nguồn tin đang cho biết OPEC+ có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ cho giá dầu trong trường hợp giá neo ở mức thấp.

Mặc dù vậy, khi thị trường đang dành nhiều sự lạc quan hơn đối với bức tranh tiêu thụ, đặc biệt là hy vọng Trung Quốc mở cửa trở lại, giá có thể nối dài đà tăng và OPEC+ sẽ chưa quá vội vàng với kế hoạch cắt giảm.

Cuộc họp của nhóm sẽ diễn ra ngay trước thềm lệnh cấm vận dầu Nga từ các nước EU có hiệu lực, nên các quyết định có thể sẽ thận trọng hơn. Tuy nhiên, việc tuyên bố sẵn sàng có các biện pháp can thiệp thị trường từ phía nhóm OPEC+ cũng vẫn là rủi ro lớn cho nguồn cung và giá dầu trong vài tháng tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có giải pháp ổn định thị trường xăng dầu Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có giải pháp ổn định thị trường xăng dầu
Tăng cường các biện pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước Tăng cường các biện pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước
EU hoãn đàm phán về áp trần giá dầu nhập khẩu từ Nga sang tuần sau EU hoãn đàm phán về áp trần giá dầu nhập khẩu từ Nga sang tuần sau
Giá xăng dầu hôm nay 2/12/2022: Giá dầu thô duy trì đà tăng Giá xăng dầu hôm nay 2/12/2022: Giá dầu thô duy trì đà tăng
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê thế giới giằng co, trong nước quay đầu giảm mạnh

Giá cà phê thế giới giằng co, trong nước quay đầu giảm mạnh

Kết thúc phiên giao dịch sáng 22/5, giá cà phê robusta giao tháng 7/2025 trên sàn London giữ nguyên ở mức 4.903 USD/tấn, trong khi hợp đồng tháng 9 giảm 0,12%, còn 4.889 USD/tấn. Trên sàn New York, giá arabica giao tháng 7/2025 giảm 0,18% xuống 368,65 US cent/pound; hợp đồng tháng 9 cũng giảm 0,16%, còn 365,8 US cent/pound.
Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Từng là niềm tự hào của vùng đất Cam Lâm (Khánh Hòa), xoài Úc nay lại trở thành nỗi lo khi giá bán lao dốc, sản lượng ùn ứ, người trồng thua lỗ nặng. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ, chuyên gia đề xuất hướng đi bền vững hơn cho loại trái cây đặc sản này.
Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Các cửa hàng tiện lợi và điểm bán hàng tổng hợp hiện đại không chỉ làm thay đổi diện mạo thương mại vùng nông thôn mà còn trở thành kênh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, kết nối sản phẩm OCOP và tạo việc làm bền vững cho người dân địa phương.
Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Sáng 21/5, giá vàng trong nước tăng mạnh theo đà thế giới, vàng miếng SJC lên tới 120,5 triệu đồng/lượng. Đà tăng được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu và bất ổn kinh tế - chính trị toàn cầu.
Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc

Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc

Sau thời kỳ bùng nổ, sầu riêng – “ngôi sao” mới của nông sản Việt – đang đối mặt hàng loạt rào cản tại thị trường Trung Quốc. Việc kiểm soát chặt từ vùng trồng, siết chặt phân bón lậu, cải tạo đất nhiễm kim loại nặng… đang là những giải pháp cấp thiết giúp ngành sầu riêng lấy lại đà tăng trưởng bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 21/5, chưa ghi nhận biến động mới, miền Nam vẫn dẫn đầu. Hiện tại, các thương lái thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Sáng nay (21/5), giá tiêu tại các vùng sản xuất trọng điểm trong nước tiếp tục ổn định, dao động từ 150.000 – 153.000 đồng/kg, không đổi so với hôm qua.
Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Giá cà phê thế giới ngày 21/5 giảm mạnh trên cả hai sàn London và New York sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố dự báo sản lượng khả quan từ Brazil và Việt Nam. Trong khi đó, giá cà phê trong nước bất ngờ tăng trở lại nhưng được dự báo sẽ sớm chịu áp lực giảm theo xu hướng toàn cầu.
Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Cá tra – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – đã hiện diện tại hơn 140 quốc gia, nhưng lại chưa có vị thế xứng đáng ngay tại quê nhà. Trong bối cảnh xuất khẩu nhiều biến động, thị trường nội địa cần được xem là trụ cột chiến lược để ngành cá tra phát triển bền vững.
Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung

Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung

Giá heo hơi hôm nay 20/5, ghi nhận đà giảm nhẹ tiếp tục tại nhiều tỉnh thành miền Trung, trong khi giá tại miền Nam và miền Bắc đi ngang so với hôm qua. Hiện tại, heo hơi trên toàn quốc được giao dịch trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu

Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu

Dù đang chững lại trong ngắn hạn, giá hồ tiêu trong nước vẫn neo ở mức cao nhờ nguồn cung giảm sau thu hoạch. Trong bối cảnh nhu cầu quốc tế gia tăng và sản lượng sụt giảm tại nhiều quốc gia, mặt hàng này được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phục hồi giá trong trung và dài hạn.
Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Giá cà phê trên hai sàn London và New York đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 20/5 do thời tiết khô hạn tại Brazil và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng xuất khẩu, khiến nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn.
Nguồn cung ô tô dồi dào, người tiêu dùng hưởng lợi với loạt ưu đãi hấp dẫn

Nguồn cung ô tô dồi dào, người tiêu dùng hưởng lợi với loạt ưu đãi hấp dẫn

Thị trường ô tô Việt Nam bước vào tháng 5 với tín hiệu tích cực khi nguồn cung xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đều tăng trưởng mạnh. Sự dồi dào về số lượng không chỉ mở ra cơ hội lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng mà còn hứa hẹn kéo dài đà giảm giá, khuyến mại trên diện rộng.
Vàng giảm sâu nhất 3 năm, thị trường chờ động thái từ Fed

Vàng giảm sâu nhất 3 năm, thị trường chờ động thái từ Fed

Sau nhịp tăng đầu tuần, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc, ghi nhận mức giảm sâu nhất trong gần ba năm. Tâm lý thận trọng bao trùm khi nhà đầu tư chờ đợi các tín hiệu chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá heo hơi khó vượt ngưỡng 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi khó vượt ngưỡng 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 19/5 giữ ổn định trên cả nước do nguồn cung thịt heo chưa dồi dào, sức mua không biến động rõ rệt. Hiện heo hơi được giao dịch phổ biến trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước chững lại, thị trường thiếu động lực bứt phá

Giá tiêu trong nước chững lại, thị trường thiếu động lực bứt phá

Thị trường hồ tiêu đang trải qua giai đoạn lặng sóng khi nguồn cung toàn cầu tiếp tục thắt chặt, trong khi sức tiêu thụ chưa có nhiều khởi sắc. Mặc dù giá thế giới có xu hướng nhích nhẹ, nhưng tâm lý thận trọng vẫn bao trùm trong nước do lo ngại rủi ro từ dịch bệnh, biến động thị trường và xu hướng mở rộng diện tích trồng mới diễn ra chậm.
Giá cà phê giảm sâu trên cả hai sàn, thị trường nội địa chạm đáy một tháng

Giá cà phê giảm sâu trên cả hai sàn, thị trường nội địa chạm đáy một tháng

Giá cà phê thế giới lao dốc trong tuần qua khi cả arabica và robusta đều ghi nhận mức giảm mạnh. Thị trường trong nước cũng sụt giảm theo, kéo giá cà phê Tây Nguyên xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng. Trong khi đó, Brazil điều chỉnh tăng dự báo sản lượng cà phê năm 2025, còn Ethiopia lập kỷ lục xuất khẩu mới.
Cà phê Việt chinh phục thế giới: Bắt đầu từ chính vùng đất và con người

Cà phê Việt chinh phục thế giới: Bắt đầu từ chính vùng đất và con người

Tại hội thảo “Cà phê Việt Nam: Tăng lợi ích cho người trồng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu”, các chuyên gia nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tái cơ cấu ngành cà phê theo hướng bền vững, đẩy mạnh chế biến sâu và xây dựng thương hiệu quốc gia nhằm giữ vững vị thế số 1 thế giới về cà phê Robusta.
Trứng gà giả chỉ là tin đồn: Cảnh báo thiệt hại từ thông tin sai lệch

Trứng gà giả chỉ là tin đồn: Cảnh báo thiệt hại từ thông tin sai lệch

Sự lan truyền thông tin sai sự thật về trứng gà giả trên mạng xã hội đang gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Giá trứng liên tục sụt giảm, nhiều trang trại chịu lỗ nặng, đứng trước nguy cơ phá sản. Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định chưa từng có bằng chứng về trứng giả và đề nghị xử lý nghiêm hành vi tung tin thất thiệt.
Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc

Giá vàng trong nước và thế giới vừa trải qua tuần giảm sâu, khi tâm lý lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu tạm thời lắng dịu, đồng thời áp lực chốt lời gia tăng mạnh.
Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Sau khi Nghị định thư mới về xuất khẩu tổ yến được ký kết vào tháng 4-2025, cơ hội để ngành yến Việt Nam bứt phá vào thị trường tỷ dân đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những điều kiện khắt khe hơn về kỹ thuật và an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu muốn trụ vững trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Malaysia hay Indonesia.
Thị trường cà phê nội địa và thế giới đồng loạt giảm mạnh

Thị trường cà phê nội địa và thế giới đồng loạt giảm mạnh

Sáng 18/5, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên quay đầu giảm mạnh so với hôm qua, dao động trong khoảng 124.500 - 125.200 đồng/kg.
Giá heo hơi ở mức cao, người chăn nuôi thận trọng tái đàn

Giá heo hơi ở mức cao, người chăn nuôi thận trọng tái đàn

Nhìn chung, thị trường heo hơi duy trì ổn định tại hầu hết các tỉnh thành khu vực miền Bắc và miền Trung trong tuần qua. Ghi nhận mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc được mua bán với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá vàng lao dốc, chênh lệch mua – bán lên tới 3 triệu đồng/lượng

Giá vàng lao dốc, chênh lệch mua – bán lên tới 3 triệu đồng/lượng

Sáng 17.5, giá vàng trong nước giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Trong khi giá vàng thế giới lao dốc hơn 70 USD/ounce trong phiên, các chuyên gia vẫn giữ quan điểm tích cực về xu hướng dài hạn.
Giá heo hơi chững lại, miền Nam vẫn dẫn đầu

Giá heo hơi chững lại, miền Nam vẫn dẫn đầu

Giá heo hơi hôm nay 17/5, đang duy trì mức cao bất thường khi tổng đàn tăng, dịch bệnh được kiểm soát và đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi giảm. Theo đó, giá heo hơi hiện được ghi nhận trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Giá cà phê robusta và arabica đồng loạt giảm mạnh trên các sàn kỳ hạn do nguồn cung toàn cầu tăng, trong khi nông dân Việt Nam hạn chế bán ra vì giá chưa đạt kỳ vọng.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Những tháng đầu năm, bên cạnh nhập những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc tăng nhập khẩu ốc hương, nghêu và điệp (các loại nhuyễn thể có vỏ) từ Việt Nam.
Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Sáng 16/5, giá vàng trong nước tăng vọt theo đà tăng của thị trường thế giới, khi đồng USD suy yếu, lạm phát Mỹ hạ nhiệt và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Giới phân tích lạc quan về triển vọng dài hạn của kim loại quý này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động