Ăn chay không chỉ vì tôn giáo hay hành động bảo vệ động vật, mà ăn chay còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì thế, xu hướng ăn chay đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Mọi người thường nghĩ đơn giản rằng ăn chay chỉ cần không ăn những thịt hay sản phẩm từ động vật như trứng, sữa, phô mai,... là được. Tuy nhiên, có một sự thật rằng trong rất nhiều thực phẩm chay vẫn chứa các chất phụ gia có nguồn gốc từ động vật.
Vậy ăn chay là được ăn những gì? Thực phẩm nào là thuần chay? Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
Ăn chay là gì?
Bạn có chắc rằng những loại đồ chay bạn đang ăn 100% là thực phẩm chay? |
Ăn chay nghĩa là ăn kiêng các loại thịt như thịt động vật (bò, heo, dê, cừu,...), thịt gia cầm (gà, vịt,...), hải sản,... và cũng có thể bao gồm cả các sản phẩm từ trứng và sữa. Có nhiều nguyên nhân mà một bộ phận chọn ăn chay.
Ăn chay do tín ngưỡng tôn giáo
Với một số tôn giáo thì ăn mặn là một trong những điều cấm kỵ nhất. Chẳng hạn như theo Phật giáo, không được sát sanh động vật, nghĩa là không ăn thịt động vật, gia cầm, hải sản, trứng,...
Với người theo Hồi giáo, họ sẽ kiêng kị việc ăn thịt heo, thịt bò hay động vật ăn thịt sống, động vật ăn tạp. Còn với người đạo Hindu thì không ăn thịt bò.
Ăn chay bảo vệ động vật
Đối với những người yêu động vật, thì thật khó để họ có thể ăn thịt những con thú đáng yêu này. Bên cạnh đó, cũng không ăn các loại thực phẩm từ động vật như trứng, sữa, phô mai,...
Nhóm người này còn không sử dụng những sản phẩm chế tạo từ các bộ phận của động vật da, móng, sừng, ngà; hoặc sử dụng các loại hóa mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật.
Ăn chay để có sức khỏe tốt
Ăn chay thật ra mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe như làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cân,...
Bởi vì các khoáng chất, vitamin có chứa trong thực vật hoàn toàn có thể thay thế nguồn khoáng chất, vitamin có trong động vật. Vì thế, ngày càng có nhiều người dần dần ăn chay để có một sức khỏe lành mạnh hơn.
Ngoài ra, có một bộ phận nhỏ lựa chọn chế độ ăn chay hoặc hạn chế ăn mặn nhất có thể, bởi vì cơ địa dị ứng với một số thực phẩm mặn, ví dụ như trứng, sữa, hải sản, thịt bò...
Ăn chay được ăn những gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc ăn chay được ăn gì? Ăn chay có thể ăn trứng được không. Câu trả lời tùy thuộc vào chế độ ăn chay mà bạn lựa chọn.
Chẳng hạn một số người không ăn thịt gia súc, gia cầm, cá và hải sản. Nhưng nhóm này vẫn sử dụng những sản phẩm từ sữa và trứng (hay trứng công nghiệp).
Một số khác không ăn tất tần tật những gì liên quan đến động vật kể cả trứng, sữa (hay còn gọi là thuần chay). Hoặc một số khác ăn chay là có thể ăn cá và các loại hải sản nhưng không ăn thịt gia cầm và gia súc.
Dựa vào những chế độ ăn chay này mà chúng ta có thể phân loại và lựa chọn thực phẩm một cách hợp lý. Tuy nhiên, gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một quan điểm: "Có thật sự thực phẩm chay chúng ta đang ăn là 100% đồ chay?".
Theo Nas Daily, một vlogger Facebook khá nổi tiếng với giới trẻ hiện nay, đã phát hiện rằng đâu đó trong các thực phẩm mà chúng ta cho là "chay" vẫn chứa một số thành phần, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật.
Lúc này, nhiều người mới ngớ ra trong thời gian qua, chúng ta liệu có ăn chay "đúng nghĩa"? Thực phẩm nào không phải là đồ chay? Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật là gì? Hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo nhé.
Những thực phẩm lầm tưởng là chay nhưng không phải?
Ở một số loại thức ăn vẫn đang được bày bán trên thị trường có gắn nhãn mác "thực phẩm chay" hay một số thực phẩm mà chúng ta tự động gắn mác "đồ chay" đều có chứa những chất phụ gia có nguồn gốc từ động vật.
Chẳng hạn như gelatin, chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm được làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc. Bạn có thể thấy gelatin có trong thành phần của các loại kẹo dẻo, kẹo singum, rau câu, các loại bánh ngọt,...
Vì thế, đừng nghĩ rằng những thực phẩm ấy là ăn chay được nếu chúng được làm từ gelatin.
Một số chất điều vị (hay còn gọi là phụ gia thực phẩm) như E626, E627, E628, E629, E630, E631, E636 và E637 đều có nguồn gốc từ sữa, xương, thịt, cá hoặc được tạo ra từ quá trình tổng hợp protein động vật.
Ngoài ra, một số loại thức uống đóng chai như nước ép trái cây còn có thành phần từ omega-3 (một nguyên liệu chiết xuất từ cá).
Socola thật ra chính là một loại đồ chay vì hoàn toàn từ cacao tự nhiên. Thế nhưng, bạn nên lưu ý một số loại socola đen lại chứa sữa. Và những loại socola sữa này sẽ không được gọi là thực phẩm chay.
Một số loại ngũ cốc có chứa vitamin D3 thường được tạo thành từ lanolin. Mà lanolin là một loại dầu chiết xuất từ lông cừu, có thể chứa mỡ cừu. Vì thế, những người ăn chay trường nên cân nhắc khi lựa chọn ngũ cốc ăn sáng.
Bánh mì cũng là một trong những thực phẩm không hẳn là chay 100%, bởi vì thực chất bánh mì được làm từ trứng, sữa và bơ.
Cách nhận biết các sản phẩm ăn chay được
Dựa vào thành phần sản phẩm
Trên bao bì của các sản phẩm đều công bố rõ ràng thành phần cũng như nguyên liệu của loại sản phẩm đó. Vì thế, trước khi quyết định chọn mua một loại đồ chay, bạn nên đọc kĩ thành phần chi tiết của thực phẩm để không mua nhầm nhé.
Tham khảo danh sách tổng hợp của tổ chức Peta về những chất dùng trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tại đây. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm chứng qua việc thực phẩm đó có được chứng nhận hoặc logo của tổ chức uy tín về "thực phẩm thuần chay" hay không nữa nhé.
Kiểm tra sản phẩm chay qua ứng dụng
Thật ra có rất nhiều sản phẩm được gắn nhãn mác là thực phẩm chay, thích hợp cho người ăn chay. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì chúng ta cần kiểm tra kĩ chi tiết thành phần của chúng.
Ứng dụng như Vegan scanner, được ra đời với tổng hợp cơ sở dữ liệu hơn 700 thành phần "có thể ăn chay" và "không dành cho ăn chay". Bạn có thể dễ dàng tải ứng dụng trên iOS và dễ dàng scan để kiểm tra chính xác những thành phần trên sản phẩm mà bạn mua ở cửa hàng hay siêu thị.
Hoặc một số ứng dụng khác như Vegan scan, Now find vegetarian, Fussy vegan,...
Sản phẩm có thử nghiệm trên động vật hay không?
Tại Việt Nam không quá phổ biến việc lên án thử nghiệm các sản phẩm trên động vật. Tuy nhiên, với một số người ăn chay để bảo vệ động vật thì đây chắc chắn là một yếu tố đáng lưu ý đấy nhé.
Những lưu ý khi ăn chay
Ăn chay mang đến những lợi ích tích cực cho sức khỏe. Tuy vậy, đối với những người ăn chay trường cần cẩn thận và lưu ý để tránh bị thiếu hụt về dinh dưỡng.
Cần cân nhắc bổ sung vitamin D thông qua việc ăn nấm, đậu nành, yến mạch, cam, bơ,... bởi khi bạn kiêng uống sữa bạn sẽ thiếu hụt lượng lớn canxi và vitamin D cho cơ thể.
Người ăn chay trường thường thiếu hụt vitamin B12. Vì thế bạn cần bổ sung vitamin B12 thông qua nấm men dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường như ngũ cốc, sữa hạt, sữa không làm từ bơ.
Ăn bổ sung các loại quả óc chó và dầu óc chó, dầu hạt lanh và hạt lanh, hạt bí ngô và dầu hạt bí ngô để bổ sung omega-3 nguồn gốc thực vật.
Cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, ăn chay một cách khoa học, hợp lý để tránh bị tăng đường huyết, dẫn đến tiểu đường. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết để xây dựng chế độ ăn chay đúng chuẩn.
Trên đây là một số thông tin về thực phẩm bạn đang ăn có thật sự thuần chay hay không mà chúng tôi thông tin đến bạn. Hy vọng bạn có được nhận định đúng cũng như lựa chọn thực phẩm chay cho phù hợp nhất nhé.
5 lợi ích siêu việt khi tiêu thụ mít non |
Những kiến thức ăn thuần chay có thể bạn chưa biết? |
Người ăn thuần chay có sống lâu hơn người ăn thịt? |
Một số lưu ý về thực phẩm khi ăn thuần chay |