Theo kế hoạch, Hội chợ thương mại nông sản vùng Tây Bắc - Sơn La sẽ được diễn ra tại Mộc Châu từ ngày 28/8 - 3/9.
Tại Hội chợ, sẽ có khoảng 235 gian hàng nông sản, thực phẩm chế biến, máy móc thiết bị nông nghiệp, điện tử, viễn thông …. của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ nhằm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, Hội chợ còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp trao đổi sản phẩm hàng hóa, đàm phán-ký kết hợp đồng trực tiếp với người tiêu dùng, du khách và đối tác quốc tế.
Hội chợ do Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia 2020.
Quảng bá nông sản Sơn La
Trước đây, mặc dù Sơn La có ưu đãi về khí hậu, đất đai trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp nhưng do chưa có sự đồng bộ về quy hoạch trồng trọt sản xuất, hoạt động còn nhỏ lẻ manh mún, mới đặt số lượng lên hàng đầu chứ chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như phát triển ra thị trường quốc tế nên Sơn La chưa có những sản phẩm nổi bật cả về chất lượng lẫn hình thức. Sau một thời gian nghiên cứu khảo sát trong và ngoài tỉnh cũng như bàn thảo, nhận thấy nếu cứ tiếp tục sản xuất nông sản như vậy sẽ vô cùng lãng phí với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều nghị quyết về đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh cũng như các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển trồng cây sắn, lúa trên đồi dốc thành cây ăn quả, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
Theo Bí thư tỉnh ủy Hoàng Văn Chất, sau khi ban hành các nghị quyết, chính sách, Sơn La đã nâng diện tích trồng cây ăn quả (xoài, mận, chanh leo, bưởi, cam, nhãn…) lên gần 58.000 ha với sản lượng xuất khẩu trên 18.000 tấn, gần 78.000 tấn nông sản chế biến và nông sản khác, việc chuyển đổi từ trồng sắn, lúa sang cây ăn quả trên đồi dốc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc cho đến khâu thu hoạch cùng với thay đổi về nhận thức khi người dân biết áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn Viet GAP; sản xuất hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Lãnh đạo phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Mộc Châu cho biết, việc chuyển đổi phát triển cây ăn quả trên đất dốc là một chủ trương đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với canh tác cây lương thực như trước đây, đặc biệt là Mộc Châu. Nếu trước đây ruộng nương trong bản của đồng bào chủ yếu là trồng ngô là chính mà chất lượng sản phẩm thấp, thì sau khi chú trọng trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn không những mang lại hiệu quả cao mà còn góp phần cùng nông sản Sơn La xuất khẩu ra thị trường. Không chỉ riêng cây ăn quả, việc áp dụng khoa học công nghệ trong trồng rau sạch ở Mộc Châu cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.
Nông sản Sơn La được nhiều người ưa chuộng
Trước đây, mặc dù Sơn La có ưu đãi về khí hậu, đất đai trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp nhưng do chưa có sự đồng bộ về quy hoạch trồng trọt sản xuất, hoạt động còn nhỏ lẻ manh mún, mới đặt số lượng lên hàng đầu chứ chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như phát triển ra thị trường quốc tế nên Sơn La chưa có những sản phẩm nổi bật cả về chất lượng lẫn hình thức. Sau một thời gian nghiên cứu khảo sát trong và ngoài tỉnh cũng như bàn thảo, nhận thấy nếu cứ tiếp tục sản xuất nông sản như vậy sẽ vô cùng lãng phí với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều nghị quyết về đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh cũng như các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển trồng cây sắn, lúa trên đồi dốc thành cây ăn quả, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
Theo Bí thư tỉnh ủy Hoàng Văn Chất, sau khi ban hành các nghị quyết, chính sách, Sơn La đã nâng diện tích trồng cây ăn quả (xoài, mận, chanh leo, bưởi, cam, nhãn…) lên gần 58.000 ha với sản lượng xuất khẩu trên 18.000 tấn, gần 78.000 tấn nông sản chế biến và nông sản khác, việc chuyển đổi từ trồng sắn, lúa sang cây ăn quả trên đồi dốc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc cho đến khâu thu hoạch cùng với thay đổi về nhận thức khi người dân biết áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn Viet GAP; sản xuất hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo ông Phạm Chiến, Phó trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Mộc Châu, việc chuyển đổi phát triển cây ăn quả trên đất dốc là một chủ trương đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với canh tác cây lương thực như trước đây, đặc biệt là Mộc Châu. Nếu trước đây ruộng nương trong bản của đồng bào chủ yếu là trồng ngô là chính mà chất lượng sản phẩm thấp, thì sau khi chú trọng trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn không những mang lại hiệu quả cao mà còn góp phần cùng nông sản Sơn La xuất khẩu ra thị trường. Không chỉ riêng cây ăn quả, việc áp dụng khoa học công nghệ trong trồng rau sạch ở Mộc Châu cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.
Hà Anh