Dược tính của cà
Theo Đông Y cà có chứa tính ngọt, hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng khá tốt. Cà còn được dùng để chế biến thành các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cho người bị sốt rét, thương hàn.
Theo y học hiện đại cà là loại rau quả có chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê,… đặc biệt chứa chất Nightshade soda - một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Tuy nhiên, cà xanh có lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Do đó, việc sử dụng cà không đúng cách, thường ăn cà sống, cà xanh, chưa chín kỹ sẽ là mối hiểm họa với sức khỏe của bạn.
Những nguy hại “chết người” của món cà pháo
Tuy có tác dụng chữa một số bệnh khá tốt nhưng trong cà cũng chứa một lượng độc tố gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn ăn không đúng cách sẽ khiến bạn gặp họa.
Có thể bị ngộ độc solanin
Solanin là một loại độc tố rất nguy hiểm. Nó thường có trong khoai tây mọc mầm hay phần xanh do khoai tiếp xúc với anh nắng mặt trời sản sinh ra. Solonin được tìm thấy trong cà pháo cũng tường đương với. Những quả cà pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Do đó, khi ăn bạn cần cẩn trọng, lựa chọn những quả đã chín, không nên ăn cà quá vội khi nó còn chưa chín hẳn.
Ở mức độ nhỏ Solanine rất độc có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Khi đó bạn sẽ có cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt.
Một nghiên cứu đã nói rằng nếu lượng solanine từ 2 đến 5mg/kg thể trọng sẽ khiến bạn bị ngộ độc và từ 3 đến 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tùy vào sức đề kháng và cơ địa mỗi người sẽ có mức độ ngộ độc nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm.
Khi ngộ độc salanine các triệu chứng này thường không xuất hiện ngay mà phải mất từ 8-12 giờ sau khi nó ngấm vào cơ thể của bạn. Tuy nhiên, những trường hợp nhạy cảm, ăn cà pháo chứa độc với số lượng lớn 1 lúc sẽ có triệu chứng ngay sau 30 phút tiêu thụ thức ăn.
Nhiều người ưa thích món cà pháo muối xổi, vì nó rất giòn, nhiều gia vị ngon miệng. Nhưng đây là một sở thích cực nguy hiểm cho bạn. Vì khi muối xổi cà vẫn còn chưa chín sẽ chứa nhiều độc tố gây hại, vì vậy đây là thói quen mà bạn cần loại bỏ ngay.
Chất đắng là chất chứa độc dược
Khi ăn cà pháo bạn cảm thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược nguy hại đến sức khỏe của bạn.
Mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố là rất cao.
Lượng độc tố thường được tìm thấy trong cà pháo là alkaloids – chất gây ra vị đắng.
Ăn sống cực độc
Ăn cà pháo sống chấm mắm tôm, mắm ruốc, giòn tan, là món ăn vô cùng hấp dẫn trong mùa hè này. Nó giúp nhiều người thay đổi khẩu vị của mình thay vì món cà muối chua, cà luộc, cà xào, cà chiên,…nhưng cẩn thận ngộ độc với solanin nhé!
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan
Ngoài những độc dược có sẵn trong cà thì cách chế biến, sử dụng dụng cụ để muối cà cũng là một tác nhân gây nên những căn bệnh ung thư gan và ung thư dạ dày.
Tuy cà có chứa chất Nightshade soda - chất chống lại ung thư. Nhưng quá trình chế biến không đúng cách đã khiến nó mất đi, thậm chí biến đổi thành chất gây hại lớn.
Thông thường, chúng ta có thói quen muối cà vào bình nhựa. Những loại nhựa không đảm bảo chất lượng khiến quá trình lên men của cà, làm sản sinh axit, chúng sẽ tác động ăn mòn và ngấm chất độc từ nhựa vào cà.
Chất độc này có tác động trực tiếp đến dạ dày, chất độc được đi qua gan và gây tổn thương cho gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan và dạ dày.
Theo một số điều tra ở những bệnh nhân mắc ung thư gan và ung thư dạ dày thì có một lượng không nhỏ những người thường xuyên ăn dưa cà muối.
Nguy cơ bệnh tăng huyết áp
Nếu ăn quá nhiều các loại thức ăn ngâm muối có nghĩa là bạn đã nạp một lượng lớn natri vào cơ thể, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và nhiều nguy cơ bệnh khác cho sức khỏe.
Ai không nên ăn cà pháo?
Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà rất độc. Do đó, nhiều người có vấn đề hoặc đang thực hiện chế độ ăn chuyên biệt nên cẩn trọng khi dùng món ăn này.
Những người bị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: Do trong cà muối có nhiều gia vị như ớt, muối hay khi lên men nên chúng đều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày , vì thế những người có tiền sử mắc bệnh này nên hạn chế ăn.
Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh gan: Cà muối thường có nhiều muối nên khuyên tránh dùng ở người bệnh tim, tăng huyết áp hoặc bệnh gan, bệnh thận vì muối và các gia vị kích thích có thể làm tăng những nguy cơ ảnh hưởng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị rối loạn tiêu hóa: Các loại ngâm muối, đặc biệt là cà muối xổi có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm, do vậy có thể làm tình trạng rối loạn đường tiêu hóa trở lên nguy hiểm hơn.
Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, đường tiêu hóa của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi ốm nghén, trong khi cà muối xổi có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Hơn nữa, vì không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia đưa vào trong cà muối có thể ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và em bé trong bụng. Do vậy, các mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm này.
Trẻ em: Bởi vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những món ăn lên men và không đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, người đang bị ốm thì không nên ăn cà muối do chất solanin có trong cà là chất độc nên với người đang ốm không nên ăn.