Sản phẩm Res-1000 |
Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm cho biết trong thời gian qua trên Facebook tại đường link https://www.facebook.com/Tokyo-Res-1000-115665356471941 với nội dung quảng cáo vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo, gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng danh nghĩa bác sỹ, lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Trang Facebook tại https://www.facebook.com/Tokyo-Res-1000-115665356471941 |
Không chỉ trên trang Facebook trên, theo ghi nhận của phóng viên, sản phẩm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000" hiện còn được quảng cáo tại nhiều website, nền tảng khác nhau với các dấu hiệu vi phạm về quảng cáo tương tự.
Theo đó, tại website https://tokyores1000.com/, đã sử dụng lời cảm ơn của bệnh nhân để giới thiệu sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000. Cụ thể, trong mục "Trải nghiệm khách hàng", website https://tokyores1000.com/ dẫn các chia sẻ được cho là của người bệnh ung thư.
Theo đó, sau khi nói về căn bệnh ung thư, website https://tokyores1000.com/ đã dẫn những lời giới thiệu "có cánh" về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 như thể một liệu pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng bệnh, với những công dụng "thần thánh" như một phương thuốc chữa bệnh.
Website https://tokyores1000.com/ dẫn lời bệnh nhân: “Thời gian đó là chuỗi ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời tôi, khi ăn không biết ngon, đêm thường mất ngủ, lại thêm việc đi ngoài liên tục khiến người mệt lả, không còn sức lực để bước đi nổi phải ngồi xe lăn, chỉ 6 tuần mà tôi sụt gần chục ký chỉ vì không biết tới Tokyo Res 1000”, hay "Tác dụng phụ của việc điều trị gần 2 năm không hết, lại thuyên giảm chỉ sau 2 tháng sử dụng Tokyo res 1000".
|
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên Cục An toàn thực phẩm đưa ra cảnh báo liên quan đến các thông tin quảng cáo cho sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000.
Theo đó, vào tháng 5/2020, Cục An toàn thực phẩm đã đưa cảnh báo về việc các website https://itppharma.com/tokyo-res-1000/; https://thuoctot24h.com/tokyo-supplement-res1000-tang-suc-de-khang-nhat-ban.html;
https://tiki.vn/thuc-pham-danh-cho-nguoi-lon-tokyo-res-1000-p40744270.html; https://tokyores1000.com/tokyo-res-1000-la-gi-gia-bao-nhieu-mua-o-dau có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng,vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Được biết, sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 sản xuất tại: Hokoen Pharmaceutical Co., Ltd (địa chỉ tại 1276-1, Utazu-cho, Ayauta-gun, Kagawa, Nhật Bản) và Công Ty TNHH Y Tế Minh Ngọc có địa chỉ tại DV22 - LK529 Khu đất dịch vụ Hòa Bình, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Hiện, Cục An toàn Thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn Thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn Thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Theo Cục An toàn thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều vi phạm quy định. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo TPBVSK có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế; Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, "bắt bệnh" và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe. |