Bình Định: Phát hiện ô tô khách chở trên 500 cây thuốc lá lậu Bình Định: Phát hiện cơ sở vi phạm quyền sở hữu công nghiệp Bình Định: Tiêu hủy 40.000 bao thuốc lá nhập lậu |
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất kem trộn sai quy định |
Cụ thể, ngày 14/6, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết đã ban hành quyết định xử phạt hành chính cơ sở sản xuất mỹ phẩm của Nguyễn Thị Uông Nguyên (23 tuổi), ở xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, Bình Định với số tiền 115 triệu đồng, đồng thời đề nghị tiêu hủy toàn bộ số mỹ phẩm đã thu giữ.
Các sai phạm của cơ sở này gồm: Chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, không có hồ sơ thông tin sản phẩm.
Trước đó, ngày 16/5, Phòng Cảnh sát môi trường- Công an tỉnh Bình Định phối hợp Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Định và Công an huyện Phù Mỹ kiểm tra cơ sở sản xuất mỹ phẩm “chui” của Nguyễn Thị Uông Nguyên (23 tuổi), ở xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện hơn 1.000 hộp mỹ phẩm thành phần gồm kem trộn, bột tắm trắng, kem kích trắng. Cùng với đó là hàng chục xô chậu chứa kem, nguyên liệu để trộn kem.
Lực lượng chức năng đã thu giữ số lượng lớn kem trộn các loại |
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận cơ sở sản xuất có 9 công nhân được Nguyên thuê để trộn các loại kem, rồi chia hũ để bán cho người tiêu dùng với các nhãn hiệu như: Kem trộn mẹ chồng Nguyên Đô, kem ủ sứ Nguyên Đô, kem trộn loại siêu tốc Nguyên Đô...
Qua làm việc với lực lượng chức năng, Nguyễn Thị Uông Nguyên không xuất trình được giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cũng như các giấy tờ liên quan đến việc đảm bảo môi trường xung quanh. Lực lượng Công an đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số mỹ phẩm trên và các nguyên liệu Nguyên dùng để pha trộn.
Bà Nguyễn Thị Uông Nguyên khai nhận hàng ngày lên mạng xã hội Facebook livestream, thu hút hàng ngàn lượt xem để rao bán mỹ phẩm do mình sản xuất. Theo quảng cáo của Nguyên, mỹ phẩm này được chính Nguyên trộn nhiều loại kem khác nhau, chia ra thành nhiều hũ để bán cho khách hàng.
Với các chiêu tặng quà, da trắng, livestream của Nguyễn Thị Uông Nguyên thu hút hàng nghìn lượt người xem, bán hàng trung bình mỗi ngày 500 đến 1.000 hũ kem trộn các loại từ ủ trắng, tắm trắng…
Tài khoản facebook Nguyễn Thị Uông Nguyên liên tục đăng tải các bài viết kèm hình ảnh về việc sản xuất và rao bán kem trộn |
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản các hành vi vi phạm cơ sở này gồm: chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, không có hồ sơ thông tin sản phẩm.
Theo tìm hiểu, Nguyễn Thị Uông Nguyên không phải là cái tên xa lạ với cư dân mạng bởi cô gái Bình Định này được cư dân mạng gọi là "thánh kem trộn" với những màn chốt đơn liên tục các sản phẩm làm trắng da với công thức không ai dám làm ví dụ như dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Nguyễn Thị Uông Nguyên bị xử phạt về việc sản xuất kinh doanh kem trộn, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động chế, trộn các nguyên vật liệu mỹ phẩm không rõ nguồn gốc rồi đóng gói, bán cho người tiêu dùng.
Cụ thể, ngày 28/5/2020, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Bình Định phối hợp Đội Quản lý thị trường số 3 (thuộc Cục QLTT Bình Định) tiến hành kiểm tra ôtô tải BKS 77C-128.81 do ông Hoàng Trọng Cường (địa chỉ tại xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) điều khiển đang đậu đỗ bốc hàng hóa cho bà Nguyễn Thị Uông Nguyên tại thôn Vĩnh Bình (xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ).
Cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ số lượng lớn kem trộn của Nguyễn Thị Uông Nguyên vào năm 2020 |
Qua kiểm tra phát hiện 210 lọ nhựa chứa bột (có mùi bột đậu); 95 bì thuốc gia truyền trị nám; kem trộn các loại hiệu Nguyên Đô (849 chai, lọ và 30 viên nhộng). Tất cả số hàng hóa này là mỹ phẩm tự pha trộn không có hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.
Tiến hành kiểm tra nơi sản xuất kem trộn của bà Nguyễn Thị Uông Nguyên, lực lượng chức năng đã phát hiện số tang vật vi phạm hành chính dùng để sản xuất kem trộn gồm 3kg nhãn hàng hóa in sẵn các loại để gắn vào kem trộn thành phẩm; 63 lọ kem thành phẩm do nước ngoài sản xuất; 3,4 kg bột màu vàng, đen không có hóa đơn chứng từ và vật dụng sản xuất kem trộn, vỏ bao bì chứa nguyên liệu để sản xuất kem trộn. Vào thời điểm này, bà Nguyên cũng không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép sản xuất mỹ phẩm…