Bí quyết để người miền Tây sống khỏe từ du lịch nông nghiệp

Về miền Tây mùa nào thức đó luôn đáp ứng những sở thích của du khách. Đó chính là điểm khác biệt để du lịch nông nghiệp phát triển. Những loại hình du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn cùng với sự thân thiện, hiếu khách của người miền Tây.
Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề Du lịch miền tây, thưởng thức trái ngon ngay tại vườn Du lịch Miền Tây: Thử ngay đặc sản trái cây bốn mùa siêu hấp dẫn
Nữ du khách Camille (phải) nghe ông Lâm Thế Cương giới thiệu về cây ca cao.
Nữ du khách Camille (phải) nghe ông Lâm Thế Cương giới thiệu về cây ca cao.

Tạo sức hút du lịch nông nghiệp từ nông sản

Giờ đây nhắc đến miền Tây là du khách liên tưởng ngay về một chuyến lênh đênh trên sông và đắm mình trong những vườn cây trái trù phú. Một số mô hình du lịch nông nghiệp tiêu biểu ở miền Tây phải kể đến khu Cồn Sơn (Cần Thơ), cồn Thới Sơn (Tiền Giang), làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), nông trại Phan Nam (An Giang), khu du lịch Mười Ngọt (Cà Mau)… Đáng chú ý, du lịch nông nghiệp ở miền Tây thường phối hợp nhịp nhàng với du lịch cộng đồng hoặc du lịch sinh thái, qua đó tạo ra các trải nghiệm mới mẻ, khác biệt cho du khách đến từ thành thị hoặc các vùng nông thôn khác.

Tại huyện Phong Điền (Cần Thơ), vườn ca cao Mười Cương đã đón khách du lịch từ 10 năm trước. Khu vườn hút khách vì những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Các loại cây trái trong vườn được sinh trưởng tự nhiên, không dùng phân bón hóa học. Nữ du khách Camille (Pháp) chia sẻ, nơi này được nhiều người giới thiệu và bản thân cô cũng tò mò vì "ở Pháp chúng tôi ăn sô cô la thường xuyên, nhưng chưa bao giờ thấy món này được làm thủ công từ quả ca cao".

Theo ông Lâm Thế Cương – chủ vườn ca cao Mười Cương, cơ sở này được quảng cáo nhiều qua truyền miệng, nhất là khách từ Đức và Pháp: "Hiện nay mô hình du lịch vườn ca cao và hướng dẫn cách làm ca cao thủ công như chúng tôi cũng không có nhiều. Trước đây chủ yếu đón khách quốc tế, nhưng bây giờ khách Việt, nhất là từ miền Bắc cũng đã biết đến nhiều hơn. Có những ngày đông khách, gia đình tôi tiếp không xuể".

Kỹ sư Trần Linh Tâm (trái) trực tiếp đưa du khách đi trải nghiệm tại nông trại Phan Nam.
Kỹ sư Trần Linh Tâm (trái) trực tiếp đưa du khách đi trải nghiệm tại nông trại Phan Nam.

Hiện nay tại An Giang, ít có nơi nào như nông trại Phan Nam (TP. Long Xuyên) du khách được trò chuyện với các kỹ sư nông nghiệp về các loại cây trái và ăn miễn phí một số nông sản sạch trong vườn như cà chua bi, ổi hoặc dâu tằm. Khu du lịch này ít bị bê tông hóa, vẫn giữ được không gian sông nước, miệt vườn miền Tây để du khách trải nghiệm, cộng thêm các hoạt động rất bản địa như hái rau, thu hoạch nông sản, chèo thuyền, bắt cá…

Kỹ sư Trần Linh Tâm cho biết nông trại Phan Nam bắt đầu đón khách vào năm 2018. Khi đó các kỹ sư tại đây hầu như thiếu kinh nghiệm làm du lịch, chỉ khởi đầu bằng kiến thức chuyên môn và tấm lòng chân thành, gần gũi đặc trưng của người miền Tây. Đơn vị cũng chủ động liên kết với các trường và công ty lữ hành để phát triển mảng du lịch giáo dục cho học sinh, sinh viên.

Tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) có một mô hình liên kết du lịch độc đáo và hiệu quả mang tên "Hội quán cùng nhau làm du lịch". Theo ông Trần Hữu Tài - thành viên Hội quán, mọi người tham gia vào mô hình này để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, cập nhật những chính sách mới, ý tưởng hay và nhất là cách đa dạng hóa sản phẩm, trải nghiệm sao cho du khách không bị nhàm chán. Những ý tưởng hay mô hình du lịch na ná nhau sẽ được thảo luận để chuyển đổi, sao cho sản phẩm tại làng hoa Sa Đéc không bị trùng lặp.

Du khách hào hứng khi tới làng hoa Sa Đéc.
Du khách hào hứng khi tới làng hoa Sa Đéc.

Du lịch liên kết chứ không mạnh ai nấy làm

Ở quận Bình Thủy (Cần Thơ), điểm du lịch sinh thái cộng đồng Cồn Sơn thường xuyên tấp nập du khách nhờ những trải nghiệm rất thú vị và độc đáo như thăm bè cá trên sông, ngắm "cá lóc bay" hay các vườn cây trái trĩu quả. Ông Lý Văn Bon – chủ bè cá Bảy Bon cho biết du khách đến đây rất thích thú vì được tìm hiểu, tận mắt chứng kiến lối sống, văn hóa từ lâu đời của người dân miền sông nước. Cộng đồng tại đây rất đồng lòng để cùng nhau gìn giữ, phát huy lợi thế này để làm du lịch.

"Chúng tôi chỉ bảo nhau cùng làm du lịch, bảo vệ môi trường. Người dân được đào tạo nghiệp vụ phục vụ du khách, cả ngoại ngữ hay kỹ năng cứu nạn trên sông… Chuyên gia quốc tế cũng đã đến hướng dẫn người dân giữ gìn môi trường, hạn chế rác thải. Như bè cá Bảy Bon cũng thực hiện phân loại rác, thu gom đưa đến nơi tái chế. Dù hoạt động được vài năm, mà mất 2 năm dịch Covid-19, nhưng nơi này đã được nhiều du khách biết tới nên lượng khách quay lại rất nhanh và rất đông. Chúng tôi cố gắng cùng nhau từng bước, dần dần vươn lên để làm giàu trên quê hương mình" – ông Lý Văn Bon chia sẻ.

Quan trọng hơn, các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Đồng Tháp hay Cần Thơ đều nhận sự quan tâm lớn từ phía cơ quan quản lý. Ví dụ như làng hoa Sa Đéc đã được hỗ trợ về chính sách liên quan đến sử dụng đất; sau đó các sản phẩm du lịch được định hướng và quảng bá mạnh mẽ. Tỉnh Đồng Tháp cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện trải đều trong năm để thu hút du khách về với Sa Đéc.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn – Giám đốc Sở VHTT& DL Cần Thơ, du lịch nông nghiệp ở Cần Thơ đã có đề án riêng cho giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đưa du lịch nông nghiệp thành 1 trong 3 trụ cột chính của ngành du lịch địa phương. Trong đề án, các sở, ngành và chính quyền các cấp ở Cần Thơ đều có phần nhiệm vụ để phát triển loại hình du lịch này. Đơn cử như việc các loại loại bánh dân gian Nam Bộ được đưa vào bữa sáng trong khách sạn tại Cần Thơ đã là một sáng kiến hay, giúp sản phẩm du lịch nông thôn gần gũi hơn với du khách.

Sự phát triển của du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ chắc chắn sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho các địa phương muốn đẩy mạnh loại hình này. Vừa qua, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình khảo sát, học tập mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại một số địa phương khu vực Tây Nam Bộ năm 2022.

Du khách trải nghiệm tại bè cá Bảy Bon ở Cồn Sơn, Cần Thơ.
Du khách trải nghiệm tại bè cá Bảy Bon ở Cồn Sơn, Cần Thơ.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Trưởng phòng VH&TT thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cộng đồng làm du lịch ở Sơn Tây cần học sự gần gũi, thân thiện và cởi mở của người miền Tây khi đón tiếp khách: "Đến miền Tây du khách cảm nhận được ngay sự gần gũi, thân thiện của người dân, ngay từ những việc nhỏ nhất như mời miếng bánh, ly nước. Sự chân thành của họ khiến món ăn dường như ngon miệng hơn".

Ông Lê Khắc Nhu - Trưởng phòng VH&TT huyện Ba Vì (Hà Nội) cho rằng đoàn công tác lần này đã được trải nghiệm rõ nét về du lịch nông nghiệp, với sự tham gia chủ động của người dân và các hợp tác xã: "Ba Vì là địa phương sẵn có tiềm năng về du lịch nông nghiệp, điều chúng tôi cần học tập là cách tổ chức, kết nối cộng đồng và các đơn vị cung ứng dịch vụ. Bên cạnh sự định hướng của cơ quan quản lý thì rất cần sự mạnh dạn và nỗ lực của các đơn vị làm du lịch. Ba Vì sẽ nghiên cứu mô hình Hội quán tại Đồng Tháp để tổ chức các nhóm sinh thái nhà vườn, nhóm nông sản sạch hay nhóm bản sắc văn hóa nhằm phát triển du lịch cộng đồng".

Du lịch nông miền Tây mang nét đặc trưng khi du khách được trải nghiệm những sản phẩm từ nông nghiệp. Và đặc biệt hơn, chính là sự thân thiện, gần gũi nhưng cũng hết sức chuyên nghiệp của những hướng dẫn viên nông dân nơi đây./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 dành cho các thành viên là một cơ hội hết sức quan trọng để tăng cường vị thế và sự hiện diện của các thành phố du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Đến với lễ hội ẩm thực TP.HCM, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức khoảng 600 món ăn, thức uống độc đáo từ Bắc vào Nam, được chế biến và trình diễn bởi những đầu bếp tài năng thuộc chuỗi dịch vụ của Saigontourist Group.
Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn huyện Ba Vì. Có được kết quả này là nhờ UBND huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.
Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Tại Nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình (TP. Đà Lạt), hơn 200 tư liệu quý giới thiệu những trang sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Lâm Đồng cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được trưng bày trong một tháng.
Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Với vị trí địa lý nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, việc liên kết du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên rất thuận lợi, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ là có thể khám phá và trải nghiệm vùng đất giàu lịch sử, đa dạng sinh thái và đậm đà bản sắc dân tộc.
TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TP. Huế Huế (41A Hùng Vương, quận Thuận Hóa, TP. Huế) Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế tổ chức Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh” và “Dấu ấn 50 năm Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”.
Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Thời gian tới Sở Du lịch Hà Nội sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế để thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt.
Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Nằm gọn trong một địa danh nổi tiếng của Hà Nội với tên Đảo Ngọc Ngũ Xã, “Tuyến tàu điện số 6” đưa du khách tận hưởng nhiều trải nghiệm đa dạng, từ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng, ẩm thực, đặc sản vùng miền, văn minh lúa nước, cho đến không gian - kiến trúc - nội thất của bao cấp - tem phiếu.
Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Bắc Kạn, đặc biệt tại hồ Ba Bể, là một đặc sản nổi tiếng với hương vị hài hòa giữa chua ngọt, cay nồng và đậm đà.
Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Mục tiêu chiến lược của Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đến năm 2030 là xây dựng Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, với các sản phẩm du lịch đặc sắc và dịch vụ chất lượng cao, đón 9 triệu lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm hơn 30%.
Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch là đặc sản độc đáo của Hà Giang, được làm từ hạt hoa tam giác mạch. Đây là loài hoa đẹp, tô điểm cho cao nguyên đá vào cuối năm.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Tin vui lan tỏa từ xứ sở ngàn hoa, Festival hoa Đà Lạt vừa vinh dự nhận được "cú đúp" giải thưởng danh giá tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 do Hiệp hội Festival và Sự kiện quốc tế châu Á (IFEA ASIA) tổ chức tại Hàn Quốc.
Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nam. Món ăn này có sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn trắng mịn, chả thịt nướng thơm ngon, hành thơm.
Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch hè nổi bật như nghỉ dưỡng biển, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên, khám phá các đảo ven bờ nhằm hướng tới nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Nga và các nước châu Âu...
Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ, phát triển sản phẩm đoàn tàu “Hoa Phượng đỏ” và tổ chức ”Liên hoan ẩm thực món ngon” tại Ga Hải Phòng.
Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Vào tháng Ba, Hà Nội sắc trắng của hoa sưa bung nở phủ đầy những con phố, công viên, quán cà phê tạo nên khung cảnh lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến check-in, tận hưởng vẻ đẹp dịu dàng của mùa xuân.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống. Các nghệ nhân nơi đây vẫn miệt mài với những sản phẩm tinh xảo, độc đáo để tạo vị thế cho làng nghề cũng như tìm hướng phát triển trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động