Cây lược vàng và công dụng trong dân gian
1. Bài thuốc sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ
Rau diếp cá là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc này có vị cay nhẹ, tính hàn, mang tác dụng thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, sát trùng nhẹ.
Trong Y học hiện đại, rau diếp cá chứa hai hoạt chất quan trọng là isoquercetin và quercetin. Cả hai hoạt chất này đều có khả năng làm bền mao mạch, phòng ngừa biến chứng trĩ ngoại tắc mạch và vỡ búi trĩ.
Chất xơ trong rau diếp cá có tác dụng làm mềm phân, phòng ngừa bệnh táo bón. Hoạt chất decanonyl acetaldehyde có khả năng sát trùng nhẹ, giảm viêm, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại, làm giảm kích thước của búi trĩ và cải thiện tình trạng sưng viêm.
Bài thuốc 1: Bài thuốc đắp rau diếp cá điều trị bệnh trĩ
Nguyên liệu:
• Rau diếp cá với liều dùng vừa đủ
• Muối.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch rau diếp cá trong nước muối loãng, để ráo
• Xay nhuyễn rau diếp cá cùng với một ít muối
• Dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, lau khô bằng khăn mềm
• Lấy bã rau diếp cá đắp lên vùng hậu môn
• Dùng băng gạc băng cố định trong 30 phút
• Vệ sinh lại vùng hậu môn cùng với nước sạch
• Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Bài thuốc xông và rửa trĩ với lá rau diếp cá
Nguyên liệu:
• 150 – 200 gram lá rau diếp cá.
Cách thực hiện:
• Mang lá rau diếp cá rửa sạch
• Đun lá rau diếp cá cùng với 2 lít nước
• Sau 15 phút, tắt bếp và đổ nước vào chậu
• Dùng khăn lớn đậy kính phần mông cùng với chậu nước nóng
• Thực hiện xông cho đến khi nước trong chậu không còn hơi nóng bốc lên
• Tiếp tục dùng nước lá rau diếp cá ngâm và rửa sạch vùng hậu môn
• Thực hiện mỗi ngày một lần.
Bài thuốc 3: Bài thuốc uống nước rau diếp cá trị trĩ
Nguyên liệu:
• 500 gram lá rau diếp cá tươi.
Cách thực hiện:
• Mang lá rau diếp cá rửa sạch và phơi khô
• Bảo quản lá rau diếp cá khô trong bình kín
• Mỗi ngày lấy từ 6 – 12 gram lá rau diếp cá khô cho vào 500ml nước lọc, tiến hành đun sôi
• Uống nước lá rau diếp cá thay cho nước lọc
• Thực hiện mỗi ngày một lần.
Bài thuốc sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ
2. Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ từ cây lược vàng
Theo Đông y, cây lược vàng có tính mát, vị nhạt và ít độc. Loại cây này có tác dụng đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể, cầm máu và tiêu viêm.
Ngoài ra cây lược vàng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, làm giảm cảm giác ngứa ngáy và đau rát do bệnh trĩ gây ra.
Theo Y học hiện đại, thành phần chính của cây lược vàng là hai hoạt chất quercetin và kaempferol. Trong đó hoạt chất quercetin có khả năng làm bền thành mạch, giảm đau, phòng ngừa đại tiện ra máu. Đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.
Hoạt chất kaempferol có khả năng cải thiện tình trạng viêm sưng, sát khuẩn, tiêu viêm và củng cố thành mạch. Ngoài ra lá của cây lược vàng còn giàu khoáng chất vi lượng, vitamin C nên rất tốt cho người bị trĩ.
Bài thuốc 1: Đắp lá cây lược vàng điều trị trĩ
Nguyên liệu:
• 2 – 3 lá cây lược vàng.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch lá cây lược vàng, ngâm với nước muối, vớt ra ngoài và để ráo
• Cắt lá cây lược vàng thành khúc ngắn, sau đó giã nát
• Vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý, lau khô
• Đắp lá lên vùng hậu môn, sử dụng băng gạc để băng cố định
• Dùng nước muối sinh lý rửa sạch vùng hậu môn vào sáng hôm sau
• Thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối
• Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ từ cây lược vàng trong 10 ngay để cải thiện triệu chứng.
Bài thuốc 2: Xông và rửa hậu môn bằng nước lá lược vàng
Nguyên liệu:
• 5 – 8 lá cây lược vàng
• Muối.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch lá cây lược vàng, ngâm với nước muối
• Vò nát lá lược vàng và cho vào nồi đun với 1 lít nước, thêm ít muối
• Tiến hành xông vùng hậu môn với nước lá cây lược vàng
• Sau 30 – 60 phút, tiếp tục sử dụng nước lá cây lược vàng để ngâm và rửa hậu môn
• Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Cách 3: Bài thuốc chữa trĩ bằng nước ép lá cây lược vàng
Nguyên liệu:
• 2 lá cây lược vàng
• Muối.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch lá cây lược vàng trong nước muối
• Thái lá cây lược vàng thành từng khúc nhỏ và ép lấy nước
• Pha loãng nước thuốc cùng với một ít nước ấm, thêm ít muối và khuấy đều
• Uống ngay khi vừa thực hiện
• Người bệnh áp dụng bài thuốc chữa trĩ bằng nước ép lá cây lược vàng 2 lần/ngày để làm giảm triệu chứng.
Lưu ý an toàn:
• Không dùng lá cây lược vàng cho bệnh nhân bị huyết áp thấp, cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch suy yếu (phụ nữ đang mang thai, trẻ em, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi…).
Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ từ cây lược vàng
3. Bài thuốc từ lá cây trầu không chữa trị bệnh trĩ
Lá cây trầu không có tính ấm, mùi hơi hắc, vị cay nồng, có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, kháng nấm, phòng ngừa nhiễm trùng và viêm loét. Ngoài ra loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng làm se búi trĩ và cầm máu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tinh dầu lá trầu không có chứa hoạt chất betel – phenol. Hoạt chất này có tác dụng bảo vệ và làm mềm thành mạch. Vì thế, việc kiên trì sử dụng lá trầu không sẽ giúp búi trĩ tự co vào.
Bài thuốc 1: Bài thuốc ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu không
Nguyên liệu:
• 10 – 15 lá trầu không
• Muối.
Cách thực hiện:
• Mang lá trầu không rửa sạch
• Đun sôi lá trầu không cùng với muối và một ít nước, để sôi trong 10 phút
• Sử dụng hơi nóng từ nước lá trầu không để xông hậu môn. Khi nước nguội, tiếp tục sử dụng nước này để ngâm và rửa vùng hậu môn
• Thực hiện 1 lần/ngày.
Bài thuốc 2: Bài thuốc kết hợp lá trầu không, quả cau, hạt gấc và bồ kết trị bệnh trĩ
Nguyên liệu:
• 1 nắm lá trầu không
• 1 ít bồ kết
• 1 ít hạt gấc
• 1 quả cau.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước
• Tiến hành nghiền nát hạt gấc, bồ kết và lá trầu không, riêng quả cau cắt thàng từng miếng
• Cho rất cả nguyên liệu vào nồi chứa 2 lít nước và tiến hành đun sôi trong 10 phút
• Thực hiện ngâm và rửa vùng hậu môn mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc từ lá cây trầu không chữa trị bệnh trĩ
4. Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng
Lá bỏng có tính mát, vị ngọt, hơi chua, không độc. Loại thảo dược này có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, tiêu độc, hoạt huyết và tiêu thũng. Ngoài ra, cây lá bỏng còn có tác dụng cầm máu, giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ.
Bài thuốc 1: Bài thuốc trị trĩ bằng cây lá bỏng và rau sam
Nguyên liệu:
• 10 gram lá bỏng
• 6 gram rau sam.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch lá bỏng và rau sam
• Cho cả hai nguyên liệu vào ấm và sắc cùng với 500ml nước lọc
• Chắt lấy nước thuốc để uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Bài thuốc đắp lá bỏng điều trị trĩ
Nguyên liệu:
• 10 gram lá bỏng.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch lá bỏng, để ráo nước
• Tiến hành giã nát lá bỏng
• Đắp trực tiếp lá bỏng lên vùng hậu môn sau khi đã vệ sinh khu vực này sạch sẽ
• Sau 60 phút, rửa lại vùng hậu môn với nước muối sinh lý.
Bài thuốc 3: Bài thuốc dùng lá bỏng trị đại tiện ra máu
Nguyên liệu:
• 30 gram lá bỏng đã rửa sạch
• 10 gram ngải cứu đã sao cháy
• 10 gram lá trắc đã sao cháy
• 10 gram cỏ nhọ nồi đã rửa sạch.
Cách thực hiện:
• Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc cùng với 1 lít nước
• Sau 30 phút, tắt bếp và chắt lấy nước để uống
• Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
Diệp Bắc