Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2022 ước đạt 12,8 tỷ USD

Quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với quý I/2021. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cao su, chè, gạo, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Nga phải tạm dừng Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu nông sản 2 tháng đầu năm ước đạt 8 tỷ USD
Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2022 ước đạt 12,8 tỷ USD
Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2022 ước đạt 12,8 tỷ USD

Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gấp 3 lần

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), quý I/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 22,6 tỷ USD, tăng 6,3% so với quý I/2021; trong đó xuất khẩu đạt trên 12,8 tỷ USD, nhập khẩu ước khoảng 9,8 tỷ USD.

Với kết quả trên, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quý I đã vượt mục tiêu đề ra 2,1 tỷ USD. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu ước trên 4,7 tỷ USD, tăng 6% so với tháng 3/2021, tăng 47,1% so với tháng 2/2022 và tăng 6,0% so với tháng 3/20 ; trong đó giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính khoảng 2 tỷ USD, lâm sản chính ước gần 4,3 tỷ USD, thủy sản đạt 900 triệu USD và chăn nuôi đạt 29,9 triệu USD…

Tính chung quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước trên 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với quý I/2021. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng 12,8%; lâm sản chính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,4%; thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2022 ước đạt 12,8 tỷ USD
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quý I/2022, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cao su, chè, gạo, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.

Cụ thể,mặt hàng cà phê đã bứt tốc với mức tăng trưởng trên 50%, mang về giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỷ USD.Cùng với đó còn có gạo đạt 715 triệu USD (tăng 10,5%); hồ tiêu khoảng 252 triệu USD (tăng 40,8%); sắn và sản phẩm sắn đạt 420 triệu USD (tăng 15,5%).

Đặc biệt, mặt hàng thủy sản cũng có sự tăng trưởng mạnh, điển hình như: cá tra tăng 82%, đạt 606 triệu USD, tôm cũng tăng gần 40%, đạt 929 triệu USD.

Nhiều mặt hàng khác cũng có mức tăng trưởng ở hai con số như: gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 3,9 tỷ USD (tăng 3,0%); mây, tre, cói thảm đạt 265 triệu USD (tăng 34,4%).

Tuy nhiên, cũng có những mặt hàng giảm gồm: chè đạt 36 triệu USD, giảm gần 12%; nhóm hàng rau quả đạt khoảng 849 triệu USD, giảm 12%; hạt điều ước đạt 630 triệu USD, giảm 5%.

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nông sản của Việt Nam nhiều nhất

Về thị trường xuất khẩu, trong quý I/2022, các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản lớn nhất với 40,3%; tiếp đến là châu Mỹ 29,5%; châu Âu 13,1%, châu Đại Dương và châu Phi.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2022 ước đạt 12,8 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng gần 40%, đạt 929 triệu USD trong quý I/2022

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần), trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 2,1 tỷ USD (chiếm 16,6% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm 29,0% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tại thị trường này.

Thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 872 triệu USD (chiếm 6,8% thị phần) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất chiếm 44,3% giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tại thị trường này.

Thị trường Hàn Quốc đứng vị trí thứ 4 với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 562 triệu USD (chiếm 4,4% thị phần) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất chiếm 45,2% giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tại thị trường này.

Tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước

Thúc đẩy sản xuất cũng như xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin nhanh về giá cả, sản lượng và tình hình sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông sản có thể gặp khó khăn trong tiêu thụ trước tình hình dịch bệnh; tham mưu Chính phủ các giải pháp tháo gỡ ùn tắc hàng hóa nông sản tại cửa khẩu.

Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản
Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản

Các đơn vị chức năng tập trung đàm phán để thúc đẩy xuất khẩu ớt, sầu riêng, sữa và sản phẩm sữa, bột cá và dầu cá, sản phẩm lông vũ sang Trung Quốc; nhãn sang Nhật Bản; bưởi, chanh ta sang New Zealand; bưởi sang Mỹ và Ấn Độ; sản phẩm động vật sang Hàn Quốc; mật ong sang EU… Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, rau, quả thực hiện đúng quy định của các nước như Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…

Thời gian qua, các đơn bị của Bộ đã tập trung hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quy định Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. giải pháp thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của Trung Quốc liên quan đến hạt điều, đậu... Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.920 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ đã tổng hợp được 256 thông báo dự thảo về quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) của các nước thành viên thuộc tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Hiện các cơ quan liên quan đang xem xét góp ý. Trong quý I, Bộ cũng xử lý 12 cảnh báo của EU về sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc; chuẩn bị nội dung làm việc song phương với Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc; xây dựng Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đi châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản; tháo gỡ vướng mắc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc phù hợp quy định Lệnh 248, 249.

Theo các chuyên gia, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại chính là giải pháp mở thêm những "cánh cửa" đưa nông sản đến với thị trường trong nước và quốc tế vừa qua và sắp tới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính chung quý I/2022, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 9,8 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,2 tỷ USD, giảm 2,7%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 564,3 triệu USD, tăng 13%; nhóm lâm sản chính khoảng 675,4 triệu USD, giảm 10,3%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 726,3 triệu USD, giảm 15,5%; nhóm đầu vào sản xuất ước trên 1,6 tỷ USD, giảm 2,3% (nhưng phân bón tăng 55,8%, thuốc bảo vệ thực vật tăng 17,1%).

Đứng đầu là thị trường Brazil xuất khẩu sang Việt Nam đạt 846 triệu USD, chiếm 8,6% thị phần, trong đó, mặt hàng bông các loại chiếm 29,5% giá trị xuất khẩu. Tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 738,4 triệu USD, chiếm 7,5% thị phần, trong đó, mặt hàng cao su chiếm khoảng 81,1% giá trị xuất khẩu.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Rau quả Việt loay hoay trong bài toán đầu ra

Rau quả Việt loay hoay trong bài toán đầu ra

Xuất khẩu rau quả bật tăng trong tháng 6/2025 sau chuỗi giảm sâu. Tuy nhiên, sự thiếu ổn định về thị trường, năng lực chế biến yếu và logistics hạn chế đang khiến ngành hàng này loay hoay với bài toán đầu ra, khó tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trong dài hạn.
Ngành gỗ Việt Nam 2025: Kiên cường vượt sóng, bền bỉ vươn xa

Ngành gỗ Việt Nam 2025: Kiên cường vượt sóng, bền bỉ vươn xa

Dù còn nhiều thách thức từ thị trường và quy định toàn cầu, ngành gỗ Việt Nam đang chứng tỏ sức bật mạnh mẽ với tinh thần kiên cường, chủ động đổi mới và hướng tới một tương lai phát triển bền vững, có bản sắc riêng.
Doanh nghiệp rau quả sắp được tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sang châu Âu

Doanh nghiệp rau quả sắp được tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sang châu Âu

Sau hơn 2 tuần gặp khó khăn vì thủ tục hành chính, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả – đặc biệt là thanh long – đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để tiếp tục xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Tăng trưởng GDP lập đỉnh, vì sao người dân vẫn “thắt lưng buộc bụng”?

Tăng trưởng GDP lập đỉnh, vì sao người dân vẫn “thắt lưng buộc bụng”?

Nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đạt được nhiều thành tựu tích cực: GDP tăng trưởng cao nhất trong vòng 15 năm, tín dụng tăng gần 10% - mức kỷ lục nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, đằng sau các con số ấn tượng đó vẫn tồn tại không ít băn khoăn: tiêu dùng trong nước tăng chậm, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận vốn, và nhiều lo ngại xoay quanh rủi ro thuế quan trong thời gian tới.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Trước những thông tin lan truyền về việc hộ kinh doanh bị yêu cầu nộp căn cước công dân để cập nhật địa chỉ sau sáp nhập hành chính, cơ quan thuế tại nhiều địa phương đã chính thức lên tiếng khẳng định: Không có chuyện yêu cầu người nộp thuế cung cấp giấy tờ tùy thân để điều chỉnh thông tin thuế.
Cà phê Việt Nam nửa năm thu về 5,4 tỷ USD: Đà tăng mạnh chưa dừng lại

Cà phê Việt Nam nửa năm thu về 5,4 tỷ USD: Đà tăng mạnh chưa dừng lại

Chỉ trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt 5,4 tỷ USD – gần vượt mốc cả năm 2024. Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, thành tích này không chỉ phản ánh sức bật của ngành mà còn mở ra kỳ vọng bứt phá trong giai đoạn còn lại của năm.
Quản lý số sê-ri vàng miếng: Bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường vàng

Quản lý số sê-ri vàng miếng: Bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường vàng

Việc bắt buộc ghi nhận số sê-ri vàng miếng trên chứng từ giao dịch được đánh giá là một biện pháp đột phá nhằm tăng cường minh bạch, ngăn chặn rủi ro và tiến tới một thị trường vàng an toàn, hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, để chính sách đi vào thực tiễn, cần có giải pháp kỹ thuật đồng bộ và lộ trình phù hợp.
Xuất khẩu khởi sắc: Hàng Việt vươn tầm thế giới

Xuất khẩu khởi sắc: Hàng Việt vươn tầm thế giới

6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu Việt Nam đạt gần 220 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, khẳng định nỗ lực của doanh nghiệp, nông dân và công nhân trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa hàng Việt vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Cá tra Việt đang thắng thế tại Brazil

Cá tra Việt đang thắng thế tại Brazil

Với lợi thế giá thành và chất lượng ổn định, cá tra Việt Nam đang mở rộng thị phần tại Brazil – thị trường đầy tiềm năng ở Nam Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong bối cảnh nhiều thị trường truyền thống đang chững lại.
Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Từ 1/8, tự động thu thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Từ 1/8, tự động thu thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Bắt đầu từ ngày 1/8, cơ quan hải quan sẽ triển khai quy trình tự động thu thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Động thái này nhằm hiện đại hóa quản lý thuế, khắc phục bất cập trong phương thức thu thủ công sau khi chính sách miễn thuế bị bãi bỏ.
Tăng trưởng nội địa từ tiêu dùng số thông minh

Tăng trưởng nội địa từ tiêu dùng số thông minh

Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ổn định xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải chuyển đổi theo hướng công nghệ và tích hợp đa nền tảng nhằm thích ứng thị trường số.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Đề xuất giảm thuế xăng dầu đến hết 2026: Cơ hội và thách thức

Đề xuất giảm thuế xăng dầu đến hết 2026: Cơ hội và thách thức

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026 nhằm góp phần bình ổn giá nhiên liệu trong nước, hỗ trợ tăng trưởng và doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, chính sách này cũng đặt ra thách thức không nhỏ với ngân sách, khi mức giảm thu dự kiến lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Chuỗi cung ứng minh bạch: Nền tảng cho kinh tế số

Chuỗi cung ứng minh bạch: Nền tảng cho kinh tế số

Minh bạch chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, mà còn góp phần hình thành nền tảng dữ liệu đồng bộ – yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế số hiệu quả, tạo lợi thế bền vững trong môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động.
Mã số vùng trồng là “hộ chiếu” của sầu riêng xuất khẩu

Mã số vùng trồng là “hộ chiếu” của sầu riêng xuất khẩu

Sầu riêng Việt Nam đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc quan trọng. Theo các chuyên gia, việc chuẩn hóa mã số vùng trồng, số hóa quy trình truy xuất và chủ động kiểm định chất lượng chính là ba chìa khóa then chốt giúp ngành hàng giữ vững thị phần và nâng tầm xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hóa: Tăng tốc về đích, củng cố nền tảng

Xuất khẩu hàng hóa: Tăng tốc về đích, củng cố nền tảng

Xuất khẩu hàng hóa tăng tốc trong 6 tháng đầu năm 2025 nhờ giá cả phục hồi và đơn hàng dồi dào. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, Việt Nam cần giảm phụ thuộc, tăng nội địa hóa và mở rộng thị trường theo hướng chủ động, bài bản hơn.
Xuất khẩu điều tăng tốc nhờ đòn bẩy chất lượng

Xuất khẩu điều tăng tốc nhờ đòn bẩy chất lượng

Với giá xuất khẩu bình quân tăng gần 24%, ngành điều Việt Nam đang tái lập đà tăng trưởng nhờ chiến lược nâng cấp sản phẩm, mở rộng thị trường cao cấp và đáp ứng tiêu chuẩn bền vững – hướng tới mục tiêu kim ngạch 4,5 tỷ USD trong năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, chiến lược đa dạng hóa thị trường và phân khúc sản phẩm đang trở thành “chìa khóa vàng” giúp nông thủy sản Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Không chỉ mở rộng địa bàn xuất khẩu sang những thị trường ngách như Lithuania, châu Phi hay khu vực Halal, các doanh nghiệp Việt còn chú trọng vào nâng cao giá trị sản phẩm thông qua chế biến sâu, mở ra một kỷ nguyên xuất khẩu bền vững.
Phát triển thị trường mới cho rau quả Việt

Phát triển thị trường mới cho rau quả Việt

Thị trường truyền thống thu hẹp tạo ra sức ép ngắn hạn, song cũng mở ra dư địa phát triển dài hạn tại các thị trường chất lượng cao như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đầu tư đồng bộ từ sản xuất đến thương mại là điều kiện tiên quyết để rau quả Việt bứt phá.
Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây

Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây

Tập trung vào chế biến sâu và công nghệ bảo quản hiện đại là hướng đi tất yếu giúp ngành trái cây Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu, giảm áp lực mùa vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản hay EU.
Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc

Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc

Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng xuất xứ từ Trung Quốc, chấm dứt điều tra với hàng nhập từ Ấn Độ. Mức thuế áp dụng từ 6/7/2025, kéo dài 5 năm nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Cục Thống kê dự báo tác động thuế đối ứng từ Hoa Kỳ đến GDP Việt Nam

Cục Thống kê dự báo tác động thuế đối ứng từ Hoa Kỳ đến GDP Việt Nam

Trước nguy cơ Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam, Cục Thống kê đưa ra ba kịch bản đánh giá tác động đến tăng trưởng GDP. Trong kịch bản cao nhất, mức thuế 20% có thể khiến GDP giảm tới 0,2 điểm phần trăm – nếu người tiêu dùng Hoa Kỳ phản ứng mạnh với giá cả.
GDP quý II/2025 tăng mạnh 7,96%: Kinh tế Việt Nam tiếp đà bứt phá

GDP quý II/2025 tăng mạnh 7,96%: Kinh tế Việt Nam tiếp đà bứt phá

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê công bố sáng 5/7, GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52% – mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tăng trưởng đồng đều ở cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, cộng hưởng với dòng vốn FDI, nội lực doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ, đang tạo đà vững chắc cho kinh tế Việt Nam vươn lên.
Tăng trưởng xuất khẩu hé mở nhiều cơ hội mới

Tăng trưởng xuất khẩu hé mở nhiều cơ hội mới

Xuất khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2025 tăng mạnh, phản ánh xu hướng phục hồi tích cực. Tận dụng hiệu quả các FTA, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định vị thế thương hiệu trên thương trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động