Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối

TH&SP Hàng loạt sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vi phạm về chất lượng, nhãn mác, thậm chí cả hàng cấm sản xuất vừa bị cơ quan chức năng Đồng Nai phát hiện, xử phạt.

Tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn Đồng Nai, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt các doanh nghiệp sai phạm.

Đáng chú ý, đa phần các sai phạm về nhãn mác, quảng cáo “nổ” không đúng bản chất công dụng đăng ký của thuốc, giấy phép. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn bị phát hiện lưu hành sản phẩm kém chất lượng và có cả việc kinh doanh sản phẩm cấm sử dụng tại Việt Nam.

Các sản phẩm vi phạm với có nhãn hàng hóa ghi không đúng các nội dung bắt buộc (ghi thêm công dụng…) trên nhãn, bao bì vừa bị vạch mặt hóa gồm: Thuốc trừ sâu Andoril 250EC ngày sản xuất 6/2018 của Công ty TNHH SX-TM-DV Thu Loan (Vĩnh Long); Thuốc trừ bệnh Anti – XO 200WP của Công ty TNHH Phú Nông sản xuất ngày 07/4/2018; Thuốc trừ bệnh VIMancoz 80WP sản xuất ngày 24/12/2018 của Công ty Cổ Phần sát trùng Việt Nam; Thuốc Trừ Sâu Kiến Thái Bakani 430WP ngày sản xuất 2/2019 của Cty TNHH Grander (An Giang).



Một vườn khoai mỡ của nông dân bị chết sau khi dùng phải thuốc BVTV rởm.


Cũng bị phạt vi vi phạm về nhãn hàng hóa, quảng cáo kiểu "quăng bom” (ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa - PV) là hàng loạt sản phẩm: Thuốc trừ sâu Wavotox 600EC sản xuất ngày 07/7/2018 của Công ty TNHH Việt Thắng; Thuốc trừ sâu sinh học cao cấp Daphamec 5.0 EC, sản xuất ngày 01/4/2019 của Công ty CP BMC Việt Nam; Thuốc trừ sâu promectin 5.0EC của Công ty CP Hóa chất Nông Việt (Long An); Thuốc trừ sâu Kasakiusa của Cty Nông nghiệp Looksun (TP.HCM); Thuốc trừ sâu Sieu Fitoc 150EC sản xuất ngày 9/6/2018 của Công ty TNHH Thương Mại Tín Thuận Phát.

Tiếp đó là sản phẩm Nimitz 480 EC sản xuất ngày 10/10/2018 của Công ty TNHH ADAMA Việt Nam; Thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới Daphamec 5.0EC của Công ty TNHH TMDV Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam sản xuất ngày 01/5/2019; Thuốc trừ sâu Supraxong 550EC do Công ty Cổ phần VTNN Sài Gòn (TP.HCM) sản xuất; Thuốc trừ sâu Emathion 55EC sản xuất ngày 01/4/2019 của Công ty TNHH Thuốc BVTV Bông Sen Vàng (Gò Vấp, TP.HCM); Thuốc trừ rầy Topogold I33Z I33 sản xuất ngày 11/5/2019 của Công ty CP Naka Nhật Bản (Q7, TP.HCM); Thuốc trừ sâu Okamex 120WP sản xuất ngày 12/7/2019 của Công ty TNHH thuốc BVTV Liên doanh Nhật Mỹ (Long An).

Nhiều công ty khác cũng bị phát hiện có sai phạm và bị xử phạt cụ thể: Sản phẩm thuốc trừ sâu Cydansuper 250EC sản xuất ngày 13/3/2019 của Công ty CATONA (Cần Thơ); Thuốc trừ sâu Emaben 0.2EC, sản xuất ngày 01/6/2019 và Thuốc trừ sâu Kyodo 25SC, sản xuất ngày 01/5/2019 của Công ty cổ phần BMC Việt Nam (Long An); Thuốc trừ sâu Emaben 0,2EC, sản xuất ngày 01/5/2019 của Công ty CP VTNN Việt Nông (Q9, TP.HCM); Thuốc trừ sâu Khongray 54WP sản xuất ngày 02/4/2019 của Công ty TNHH CEC Việt Nam (Hà Nội).

Cùng hành vi sai phạm như trên là Thuốc trừ bệnh cây trồng Strepa 150WP sản xuất ngày 02/2/2018 của Công ty TNHH Hỗ trợ PTKT & chuyển giao công nghệ (Hà Nội); Thuốc trừ sâu Uni –Dowslin 550EC sản xuất ngày 22/01/2019 của Công ty Red Elaphant Co (TP.HCM); Thuốc trừ sâu Wusso 550EC sản xuất ngày 01/5/2019 của Công ty CP BMC Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc); Thuốc trừ bệnh Cornil 75WP sản xuất ngày 8/10/2018 của Công ty Catona (Cần Thơ).



Thị trường thuốc BVTV đang khá bát nháo khi rất nhiều doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm.


Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp cũng bị cơ quan chức năng phát hiện có vi phạm về chất lượng; kinh doanh thuốc BVTV trên nhãn ghi vượt đối tượng so với hồ sơ đăng ký (không đúng bản chất, sự thật) quảng cáo “nổ”, cụ thể: Sản phẩm thuốc trừ sâu Triceni705EC của Công ty TNHH Nông dược Miền Nam sản xuất; Thuốc trừ bệnh Unizebando 800WP của Công ty TNHH Thuốc BVTV Lộc Đồng Xanh; Thuốc trừ sâu Titanicone sản xuất ngày 02/4/2018 của Công ty CP Nông nghiệp Looksun; Sản phẩm Phesolmaneo sản xuất ngày 02/4/2018 của Công ty CP Nông nghiệp CMP (TP.HCM).

Nghiêm trọng hơn, cơ quan chức năng còn phát hiện sản phẩm Thuốc diệt côn trùng Thifenapyr 350SC của Công ty TNHH thuốc BVTV Thiên Bình (Đồng Nai) sản xuất ngày 20/4/2019 không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất ở Việt Nam và cấm sử dụng.

Được biết, cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành xử lý các doanh nghiệp BVTV sai phạm. NNVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Theo Nông Nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ công mỹ nghệ Việt trước ngã rẽ đổi mới

Thủ công mỹ nghệ Việt trước ngã rẽ đổi mới

Không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang đứng trước cơ hội tái định vị mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng làm sao để bảo tồn và phát triển bền vững ngành nghề này trong thời đại số?
eHerbal: Sống lành cùng thảo mộc Việt và khoa học hiện đại

eHerbal: Sống lành cùng thảo mộc Việt và khoa học hiện đại

Từ tình yêu với thảo dược Việt, một nữ cử nhân sinh học đã kiến tạo nên eHerbal – thương hiệu thực phẩm và dược liệu thiên nhiên mang triết lý "sống lành", vươn ra thị trường quốc tế bằng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại và khát vọng phụng sự cộng đồng.
Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ Nghị định thư 2025 giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tây Ninh đang triển khai giám sát dịch bệnh chim yến và chuẩn hóa quy trình sản xuất tổ yến. Hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mà còn góp phần xây dựng thương hiệu yến sào Việt Nam trên thị trường quốc tế.
OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

Với tiềm năng lớn và bản sắc văn hóa đặc trưng, Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) như một hướng đi chiến lược để nâng tầm giá trị nông sản, khơi dậy sức sống làng nghề và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Áp dụng hiệu quả IPM và IPHM không chỉ giúp bảo vệ nương chè trước biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Không chỉ là nông sản chất lượng cao, sản phẩm OCOP đang trở thành cầu nối đưa văn hóa Việt đến gần hơn với cộng đồng trong nước và quốc tế, thông qua các lễ hội, sự kiện và hoạt động quảng bá sáng tạo tại nhiều địa phương.
OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

Sáp nhập đơn vị hành chính mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các hợp tác xã OCOP. Dù tên tỉnh thay đổi, điều quan trọng là giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.
Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ lợi thế bản địa, sản phẩm OCOP Cao Bằng đang từng bước mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Khi hội chợ trở thành bệ phóng và chuyển đổi số được đẩy mạnh, thương hiệu đặc sản vùng cao có cơ hội vượt ra khỏi bản làng.
Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Những ngày đầu tháng 6, Hà Nội trở thành điểm hẹn đặc sắc của các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách và doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa thương mại và bản sắc tạo nên sức sống mới cho chuỗi nông sản Việt.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Thanh Hóa tạo đột phá chiến lược từ tổ chức bộ máy: Công bố nhân sự chủ chốt tại 166 xã, phường

Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Dấu mốc 24 năm thành lập - Halcom Việt Nam kiên định phát triển bền vững, vươn mình cùng Kỷ nguyên mới của dân tộc

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động