Vĩnh Long: Có một 'Vương quốc' gạch ngói Mang Thít

TH&SP Vĩnh Long có một "kho báu” được lưu truyền nhiều đời nay - đó chính là “Vương quốc” gạch gốm Mang Thít. Hệ thống lò gạch, gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Dân gian thường hay gọi nơi đây là "vương quốc gạch ngói hay lò gạch".

Huyện Mang Thít từng được mệnh danh là "Vương quốc gạch" bởi đây là nơi sản xuất gạch nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Làng nghề nằm dọc ven sông Cổ Chiên, kênh Thầy Cai. Ngay từ đầu làng đã có thể thấy những lò nung đỏ au, trên nền xanh đất trời tạo nên một bức tranh rất đỗi thân thương. Thời hoàng kim - những năm 1980, cả “vương quốc” có trên dưới 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò. Từ những sản phẩm bình dân như chum, vại, gạch, ngói cho tới những sản phẩm cao cấp hơn là bát, đĩa, chén... sản xuất ra đều được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận “Gốm đỏ Vĩnh Long” đặc trưng.

Nghề làm gạch ngói ở Vĩnh Long đã có từ rất sớm, trải qua bao nhiêu đời nay

Nghề làm gạch ngói ở Vĩnh Long đã có từ rất sớm, trải qua bao nhiêu đời nay


Tuy nhiên, hiện nay, nghề sản xuất gạch tại địa phương đang đứng trước những khó khăn, thách thức do tình trạng ô nhiễm môi trường, nguyên liệu sản xuất cạn kiệt, giá nguyên liệu tăng cao... Thời gian qua, địa phương cũng đã có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi, tháo dỡ các lò gạch truyền thống để chuyển sang sản xuất bằng các lò nung liên hoàn hoặc các hình thức kinh doanh khác nhằm hạn chế tác động đến môi trường, duy trì việc làm và thu nhập cho người dân.

Làng nghề lò gạch Mang Thít thực sự có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm

Làng nghề lò gạch Mang Thít thực sự có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm


Đến nay, đã có nhiều cơ sở sản xuất gạch ngưng hoạt động, một số cơ sở phá bỏ lò gạch để chuyển sang ngành nghề khác, số còn lại có nguy cơ bị dỡ bỏ hoặc hư hỏng. Trước thực trạng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long hướng tới việc xây dựng đề án “Di sản đương đại Mang Thít” nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo mà các thế hệ trước để lại, đồng thời, giúp người dân trong vùng chuyển đổi sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần phát triển ngành du lịch, tạo đà phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.


Làng nghề truyền thống Mang Thít hiện nay vẫn được lưu giữ và phát triển không chỉ ở trong nước mà còn có tiếng vang ở nước ngoài

Làng nghề được kừ sự giao thoa văn hóa - kỹ nghệ đặc sắc giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa để tạo ra khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống rất độc đáo

Gần đây nhất vào ngày 18/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền đề án “Di sản đương đại Mang Thít" nhằm giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa, giá trị của việc thực hiện đề án nhắm đến đại diện các chủ cơ sở sản xuất gạch và người dân các xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long).

Đề án được xây dựng dựa trên ý tưởng về việc khai thác các lò gạch truyền thống hiện có trên địa bàn huyện Mang Thít làm nền tảng, điểm nhấn mang tính đột phá để phát triển du lịch với quy mô lớn, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Làng nghề truyền thống Mang Thít hiện nay vẫn được lưu giữ và phát triển không chỉ ở trong nước mà còn có tiếng vang ở nước ngoài


Làng nghề truyền thống Mang Thít hiện nay vẫn được lưu giữ và phát triển không chỉ ở trong nước mà còn có tiếng vang ở nước ngoài

Theo TS.KTS Ngô Anh Đào - đại diện nhóm chuyên gia vừa làm việc với tỉnh Vĩnh Long để trình bày đề án "Di sản đương đại Mang Thít" - khẳng định hệ thống lò gạch Mang Thít là một kho báu chưa được nhìn nhận, đánh giá đầy đủ.

Kho báu này thực sự có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm, từ sự giao thoa văn hóa - kỹ nghệ đặc sắc giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa để tạo ra khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống rất độc đáo, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

Nhóm chuyên gia nhận định "vương quốc lò gạch" Mang Thít hội tụ đầy đủ những điều kiện cơ bản để trở thành một khu di sản đương đại tầm cỡ quốc tế, một điểm đến du lịch hấp dẫn, có thể mang lại những lợi ích không nhỏ cho chính địa phương và quốc gia.

Nhưng để đạt được điều này thì cần thiết phải có được sự hợp tác giữa chính quyền các cấp, cộng đồng người dân địa phương và các nhà đầu tư. KTS Ngô Anh Đào lấy ví dụ Vĩnh Long có thể chuyển đổi chức năng của cụm lò - xưởng - nhà dân để mở các dịch vụ như homestay, các hoạt động nghề gốm - bảo tàng, triển lãm gốm, vườn nghệ thuật, vườn cưới, tháp ngắm cảnh, trạm xe đạp, nhà hàng nông sản…


Lê Thoa

Lê Thoa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng mạnh mẽ qua các năm. Theo Brand Finance (tổ chức định giá Thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Anh), Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia và là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 5 năm từ 2019 - 2023 là 102%.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2025 với chủ đề: "Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo".
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tại lễ nhận Chứng nhận Trung hòa carbon ngày 4.4.2025, đại diện TH cho biết cam kết duy trì trạng thái Trung hòa carbon tại hai đơn vị thành viên là Công ty CP Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên theo tiêu chuẩn PAS 2060: 2014 đến 31/12/2028, và sau đó là trung hòa theo tiêu chuẩn ISO 14068.
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu, hằng năm, Lễ hội phủ Dầy thường xuyên tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát với hàng trăm cung văn, nhạc công tham gia.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động