Tăng tới 7.000 đồng/kg tuần qua, chuyên gia nhận định gì về giá tiêu trong thời gian tới? Giá hồ tiêu tăng thêm 500 đồng/kg tại Gia Lai, hướng tới mốc kỷ lục mới Đến lượt giá tiêu bất ngờ giảm sâu |
Vì sao giá tiêu giảm liên tiếp ngay thời điểm cuối năm? |
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 141.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 141.000 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 140.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 140.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 141.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 140.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, thị trường cơ bản ổn định so với lần cập nhật trước, riêng thị trường Indonesia biến động nhẹ.
Cụ thể, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.679 USD/tấn; tăng 0,78 %; giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.115 USD/tấn, giảm nhẹ 0,31%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ổn định ở mức 6.150 USD/tấn; Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.300 USD/tấn, giảm 1,2%; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.500 USD/tấn.
Nhận định nguyên nhân khiến giá tiêu trong nước và thế giới đồng loạt giảm
Ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối mặt với thách thức. |
Theo các chuyên gia, nguyên nhân giá tiêu thế giới giảm là do: Nguồn cung tăng tại Indonesia và Brazil: Mùa vụ thuận lợi tại Indonesia và sản lượng cao tại Brazil đã làm tăng nguồn cung toàn cầu, gây áp lực giảm giá; Biến động thị trường Trung Quốc: Nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh do các quy định mới về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm; Tác động từ chính sách quốc tế: Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) khiến tâm lý thị trường bất ổn, ảnh hưởng đến giá tiêu toàn cầu.
Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 237.000 tấn hồ tiêu trong 11 tháng đầu năm 2024, nhưng lượng tồn kho thấp nhất trong 6-8 năm qua có thể khiến giá tiêu biến động mạnh trong thời gian tới.
Vụ thu hoạch năm 2025 dự kiến sẽ bị chậm từ 1,5 đến 2 tháng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bắt đầu muộn vào khoảng tháng 2/2025. Điều này tạo ra áp lực lớn đối với nguồn cung tiêu thô trong quý đầu năm 2025, khi nhu cầu tiếp tục tăng cao nhưng lượng hàng cung ứng không đủ để đáp ứng.
Tại Ấn Độ, thu hoạch hồ tiêu diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, làm giảm năng suất. Ngược lại, Indonesia ghi nhận một mùa vụ thuận lợi hơn tại các khu vực như Lampung, Bengkulu, và Nam Sumatra với sản lượng tốt. Trong khi đó, Brazil lại đối mặt với áp lực bán hàng do lượng hàng từ Para và Espirito Santo tăng mạnh, dù thời tiết khô hạn đầu vụ cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng tổng thể.
Trong khi đó, giá hồ tiêu trong nước giảm do nhiều yếu tố như giá cà phê giảm, nguồn cung tăng cục bộ và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giá tiêu giảm mạnh, đặc biệt là ở Gia Lai và Đắk Lắk. Dù vậy, nhu cầu xuất khẩu tiêu từ Mỹ và EU vẫn ở mức cao.
Ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, khiến vụ thu hoạch năm 2025 có thể bị chậm lại khoảng 1,5-2 tháng, sự chậm trễ này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nửa đầu năm, tạo áp lực lớn lên thị trường hồ tiêu toàn cầu, nhất là khi nhu cầu của các quốc gia nhập khẩu lớn vẫn duy trì ở mức cao. Diện tích trồng giảm và chi phí đầu tư tăng, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Toàn quốc hiện có hơn 115.000 ha hồ tiêu, chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Theo dự báo từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC) thuộc Bộ Công Thương, lượng tồn kho hồ tiêu trong năm 2024 sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6-8 năm qua.
Giá tiêu vượt mốc 142.000 đồng/kg, liệu đã bước qua chu kỳ giảm? |
Hồ tiêu bước vào chu kỳ tăng giá mới |
Giá tiêu tiếp tục tăng mạnh, cao nhất 145.500 đồng/kg |