TP HCM: BĐS thêm phần ảm đạm vì hạ tầng giao thông

TH&SP Vai trò của giao thông đóng vị trí hết sức quan trọng cho thị trường bất động sản TP HCM. Thế nhưng vì rất nhiều lý do mà hạ tầng giao thông thay đổi khiến cho thị trường BĐS trở nên ảm đạm.

Dự kiến cuối năm 2020, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ thông xe. Thế nhưng, vướng giải phóng mặt bằng nên kế hoạch này phải dời sang tháng 9/2021. Bên cạnh đó, dự án cầu Cát Lái không đạt kế hoạch như mong muốn. Việc cầu Thủ Thiêm 2 (nối Quận 1 và 2, TPHCM) trễ kế hoạch thông xe và buộc phải dời sang năm 2021; Cầu Cát Lái thì nhà đầu tư rút lui khiến thị trường BĐS càng trở nên bất lợi trong lúc dịch bệnh.

Các dự án hạ tầng giao thông không giải phóng kịp mặt bằng

Ngày 5/8, Công ty CP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh cho biết, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương gia hạn thi công thời gian hoàn thành công trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 đến ngày 9/9/2021. Nguyên nhân đến từ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Qua đó, tới ngày 10/9/2020, TPHCM mới có thể bàn giao mặt bằng trống cho nhà đầu tư thi công.

Trước đó, dự kiến cầu Thủ Thiêm 2 sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2020 và thông xe chính thức vào đầu năm 2021. Cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 và 2 của TPHCM có 6 làn xe, với tổng chiều dài 1.465m. Trong đó, phần cầu dài 885,7m được thiết kế dây văng với trụ tháp chính có hình kiến trúc cầu Rồng cao 113m.


Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2


Năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2018. Thế nhưng, do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng nên đã khiến tiến độ thi công bị chậm trễ. Đến tháng 4/2020, chủ đầu tư cho hay dự kiến sẽ hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2 vào cuối năm. Và một lần nữa, cầu Thủ Thiêm 2 lại trễ hẹn với người dân.

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm TP HCM (quận 1). Dự án này được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại TP HCM.

Đối với hoạt động bất động sản, cầu Thủ Thiêm 2 nhiều năm qua trở thành điểm nhấn trong hoạt động quảng bá bán dự án của nhiều doanh nghiệp địa ốc.

Cầu Thủ Thiêm 2 trở thành điểm kết nối giao thông quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhà đất khu Đông và tỉnh Đồng Nai lân cận. Với việc cầu Thủ Thiêm 2 dời thời gian thông xe một lần nữa sẽ trở thành điểm bất lợi cho thị trường địa ốc TP HCM.

Vì nhiều lý do, các nhà đầu tư rút lui khỏi các dự án

Cầu Cát Lái (quận 2, TP HCM nối huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) được xem là dự án vô cùng quan trọng trong năm 2020. Nhiều thông tin cho rằng, cầu Cát Lái sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2020.

Thế nhưng, ông Lê Mạnh Dũng, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, cho biết nhà đầu tư đã rút khỏi dự án cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch. Nguyên nhân khiến nhà đầu tư rút lui khỏi cầu Cát Lái liên quan tới tĩnh không của cầu.

Ông Dũng cho hay, tỉnh Đồng Nai đang kêu gọi nhà đầu tư hợp tác để làm cầu Cát Lái nhưng tiến độ thực đang bị chậm. Theo quy hoạch của thành phố Nhơn Trạch, cầu Cát Lái sẽ được triển khai xây dựng sau năm 2025.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh tập trung làm tuyến cầu đường quận 9 nối với Nhơn Trạch. Tuy nhiên, do hiệu ứng từ việc sân bay Long Thành chuẩn bị khởi công xây dựng nên một số nhà đầu tư đặt vấn đề với tỉnh Đồng Nai làm cầu Cát Lái, đề xuất làm cầu có tĩnh không bằng cầu Sài Gòn hiện tại.



Phối cảnh cầu Cát Lái


Nhưng qua quá trình nghiên cứu, Sở Xây dựng thấy được rằng việc làm như vậy thì tàu chở container, hàng hóa không thể đi qua để vào Tân Cảng ở TPHCM. Vì vậy, Sở Xây dựng đã đề xuất tĩnh không cầu Cát Lái phải 55m, nhà đầu tư đã rút lui. Hiện, Đồng Nai đang kêu gọi nhà đầu tư hợp tác làm cầu Cát Lái nhưng tiến độ thực hiện đang chậm.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Đồng Nai làm cầu dài 3.782m thay thế phà Cát Lái hiện tại, với tổng vốn đầu tư 7.200 tỷ đồng để nối huyện Nhơn Trạch với Quận 2, TP. HCM.

Dự kiến cầu Cát Lái sẽ được khởi công vào năm 2020. Cầu Cát Lái có phần chính dài 650m, rộng 37,7m gồm 6 làn cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Do công trình có tổng mức đầu tư lớn, trước đó Đồng Nai kiến nghị Chính phủ cho tách dự án thành 3 phần.

Bà Nguyễn Thị Mỹ, một nhà đầu tư bất động sản Đồng Nai cho biết, việc cầu Cát Lái không thể thực hiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhà đầu tư đất ở Nhơn Trạch. Bên cạnh đó, những dự án nhà phố, đất nền thời gian tới sẽ gặp khó khăn khi bán ra vì mức giá của huyện Nhơn Trạch nay đã lên khá cao.

“Nhà đầu tư không thể nào quăng tiền vào một khu vực mà phải chờ đợi 5 năm để xây dựng một cây cầu cả. Chưa kể giá đất Nhơn Trạch đã lên khá cao, vì thế lợi nhuận thu lại sẽ rất thấp, chưa kể khó khi ra hàng….”, bà Mỹ cho hay.

Vai trò của giao thông đóng vị trí hết sức quan trọng cho thị trường bất động sản TP HCM. Nhiều năm qua, dân số TP HCM liên tục tăng đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng. Việc xây dựng thêm cầu, đường… sẽ giúp thu hút vốn FDI, tác động tích cực lên nhóm khu công nghiệp. Hệ thống giao thông kết nối phát triển cũng đồng thời thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo ra tiềm năng cho các dự án BĐS trong khu vực…

Huyền Thanh

Huyền Thanh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động