Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”.

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tư duy, nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không ngừng được hoàn thiện. Nước ta đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó phải kể tới các bản Hiến pháp, các Luật, Bộ luật lớn về dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính, hình sự, tố tụng, giải quyết tranh chấp và khoảng 300 luật, bộ luật khác đang còn hiệu lực; tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Có thể khẳng định, trong 80 năm qua, kể từ khi ra đời của nhà nước Công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta giành được độc lập, thống nhất, tự do, dân chủ, hòa bình, ổn định và phát triển vì chúng ta có Hiến pháp và thực thi thành công Hiến pháp và pháp luật.

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, công tác xây dựng và thi hành pháp luật vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Một số chủ trương, định hướng của Đảng chưa được thể chế hóa kịp thời, đầy đủ. Tư duy xây dựng pháp luật trong một số lĩnh vực còn thiên về quản lý. Chất lượng pháp luật chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Còn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, chưa rõ ràng, cản trở việc thực thi, không thuận lợi cho việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút và khơi thông nguồn lực đầu tư. Việc phân cấp, phân quyền chưa đủ mạnh; thủ tục hành chính còn rườm rà, "nhiều khúc quanh"; chi phí tuân thủ pháp luật còn cao. Tổ chức thực thi pháp luật vẫn là khâu yếu; thiếu cơ chế phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Chậm nghiên cứu, ban hành chính sách, pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới, chưa tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Hiện nay, thế giới đang đứng trước những thay đổi mang tính thời đại với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó dự báo. Cùng với đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang mở ra không gian phát triển vô tận dựa trên tri thức và tiềm năng con người. Ở trong nước, sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cô lập, đến nay Việt Nam đã trở thành hình mẫu phát triển của nhiều nước trên thế giới, "nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Quy mô nền kinh tế năm 2024 đứng thứ 32 thế giới. Tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố. Quan hệ đối ngoại được mở rộng; vị thế, uy tín của đất nước không ngừng được nâng cao.

Để hiện thực hoá khát vọng vươn mình của dân tộc, chúng ta phải giải quyết nhiều việc, trong đó, một nhiệm vụ rất trọng tâm là phải tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, pháp luật để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tận dụng mọi cơ hội phát triển. Chính vì thế, cùng với việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, phấn đấu tăng trưởng kinh tế "hai con số", công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải được đổi mới căn bản. Đáp ứng đòi hỏi đó, ngày 30/04/2025, trong không khí thiêng liêng và hào hùng của dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới" - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Mục tiêu chính của Nghị quyết là tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch; nhân dân thực sự làm chủ; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; quản lý, quản trị xã hội hiện đại, kiến tạo sự phát triển; nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Theo Nghị quyết số 66-NQ/TW, việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong thời gian tới cần bám sát 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó, quan điểm quan trọng hàng đầu là phải "bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành pháp luật". Nghị quyết cũng xác định "công tác xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng". Nghị quyết yêu cầu: Xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn, "đứng trên mảnh đất thực tiễn của Việt Nam", tiếp thu có chọn lọc giá trị tinh hoa của nhân loại, đảm bảo tính hệ thống, nắm bắt mọi cơ hội, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực; đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh, nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho phát triển, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hai con số", nâng cao đời sống của Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật. Nghị quyết xác định: Đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm.

Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Các cấp ủy Đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật. Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành Trung ương. Người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.

Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Công tác xây dựng pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước; dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được.

Các quy định của luật phải mang tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Coi trọng, chủ động nghiên cứu chiến lược, chính sách từ sớm, từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của thế giới, góp phần tăng cường tính dự báo và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh một số bộ luật, luật quy định về quyền con người, quyền công dân, tố tụng tư pháp cần cụ thể, về cơ bản các luật khác, nhất là luật điều chỉnh các nội dung về kiến tạo phát triển chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, còn những vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì giao Chính phủ, bộ, ngành, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.

Trong thời gian trước mắt, cần tập trung xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí tuân thủ thấp; triệt để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh, hành nghề, thủ tục hành chính bất hợp lý; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Bảo đảm thực chất quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng; sự bình đằng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Tập trung xây dựng pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính, gắn với phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" và việc cơ cấu lại không gian phát triển mới ở từng địa bàn. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng cải cách tư pháp.

Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Phát huy cao độ tinh thần phục vụ Nhân dân, tư duy kiến tạo phát triển, hành động vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ưu tiên bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và trong các lĩnh vực dân sinh quan trọng khác. Tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Chú trọng công tác giải thích pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật. Tăng cường đối thoại, tiếp nhận, lắng nghe phản ánh, kiến nghị, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc về pháp lý của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương. Thường xuyên đánh giá hiệu quả của pháp luật sau ban hành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và xây dựng cơ chế kịp thời nhận diện, xử lý tổng thể, đồng bộ, tháo gỡ nhanh nhất những "điểm nghẽn" có nguyên nhân từ quy định của pháp luật.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế. Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế; tham gia hiệu quả vào việc xây dựng thể chế và pháp luật quốc tế, định hình trật tự pháp lý quốc tế. Xử lý hiệu quả các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh, nhất là tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế. Thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế; xây dựng chiến lược tăng cường sự hiện diện của các chuyên gia Việt Nam trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế. Mở rộng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp.

Thứ năm, thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, cùng cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xứng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật. Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng của các cơ sở nghiên cứu chiến lược, chính sách, các cơ sở nghiên cứu pháp luật của các cơ quan Trung ương. Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật. Triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và gắn với khoán chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Thành lập Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật.

Thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Với bản lĩnh cùng kinh nghiệm quý báu mà Đảng ta đã tích lũy được trong 95 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, kinh nghiệm của 80 năm lãnh đạo Nhà nước xây dựng thể chế, pháp luật, nhất là kinh nghiệm trong 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn dân, nhất định chúng ta sẽ thành công trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, phát triển. Xây dựng đất nước ta "bằng mười ngày nay" như tâm nguyện của bác Hồ từng mong mỏi.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Chương trình từ thiện hướng về cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

Chương trình từ thiện hướng về cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

Ngày 27/4, Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Dương Ngọc Thoả – Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội – đã phối hợp cùng Công ty Tây Trường Sơn và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình từ thiện tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam

Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thăm cựu tù Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thăm cựu tù Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại tại nghĩa trang Hàng Dương, Nghĩa trang Hàng Keo, Đền thờ Côn Đảo,...
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức cấp thẻ căn cước cho công dân xuyên suốt 05 ngày lễ

Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức cấp thẻ căn cước cho công dân xuyên suốt 05 ngày lễ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2025) và ngày Quốc tế lao động (01/5/2025), cán bộ công chức, viên chức được nghỉ liên tiếp 05 ngày, từ thứ tư (ngày 30/4/2025) đến hết chủ nhật (ngày 4/5/2025).
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực, như: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; sửa đổi quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam…
Thủ tướng yêu cầu khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ngày 19/12

Thủ tướng yêu cầu khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ngày 19/12

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án vào ngày 19/12. Trường hợp cần thiết huy động nhân lực từ Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội để tăng cường, hỗ trợ trong quá trình tổ chức thực hiện.
Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Nhiều hãng thông tấn và các tờ báo lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin về sự kiện này, trong đó nổi bật là lễ diễu binh, diễu hành trang trọng diễn ra sáng ngày 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân, máy bay chiến đấu và đông đảo người dân trong nước.
Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái: Chiến tranh giúp tôi thấu hiểu giá trị của hoà bình

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái: Chiến tranh giúp tôi thấu hiểu giá trị của hoà bình

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964) là một nhân chứng lịch sử của ngày 30/4/1975 khi ông có mặt trong lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và là một trong những người lên tiếng sớm nhất trên Đài phát thanh Sài Gòn để đón chào đoàn quân giải phóng. Với ông, ngày hôm đó là thời khắc cảm nhận rõ giá trị của hòa bình khi Sài Gòn không còn tiếng súng.
Trang trọng Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang trọng Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tiết trời tại Thành phố Hồ Chí Minh dịu mát. Trong không khí hân hoan, tự hào của hàng triệu người dân trên mọi miền Tổ quốc, Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể.
Lễ chào cờ đặc biệt chào mừng 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình

Lễ chào cờ đặc biệt chào mừng 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình

Sáng 30/4, Quảng trường Ba Đình đón hàng nghìn người dân về dự lễ chào cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Ngày 30/4/1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Ngày 30/4/1975, ta tổng công kích vào nội thành, đánh chiếm các mục tiêu chiến lược đã định. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Sài Gòn và phần lớn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được giải phóng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thuế trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thuế trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt

Sáng 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước qua tâm sự của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị

Khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước qua tâm sự của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị

“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
30/4 – ngày Đất nước trọn niềm vui

30/4 – ngày Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy. Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui.
Thanh Hóa dự kiến không còn tên xã, phường mới đặt tên theo số thứ tự

Thanh Hóa dự kiến không còn tên xã, phường mới đặt tên theo số thứ tự

Ngày (28/4), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa họp trước khi Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp, sau đó sẽ trình HĐND tỉnh để sửa đổi nghị quyết về việc đặt tên đơn vi hành chính cấp xã sau sắp xếp.
Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 28/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến dâng hoa, dâng hương tại các địa điểm lịch sử trên địa bàn tỉnh.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản.
Thanh Hóa ban hành quy định về dạy thêm, học thêm

Thanh Hóa ban hành quy định về dạy thêm, học thêm

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 40/2025/QĐ-UBND ngày 25.4.2025 quy định về dạy thêm, học thêm, thay thế quyết định năm 2012 của tỉnh này.
Giám đốc sở, tỉnh ủy viên có thể về làm bí thư, chủ tịch xã sau sáp nhập

Giám đốc sở, tỉnh ủy viên có thể về làm bí thư, chủ tịch xã sau sáp nhập

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ sáng 28/4, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn thông tin một số nội dung về tiến độ thực hiện các công việc để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng như phương án bố trí nhân sự cấp xã mới sau sắp xếp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Khai trương Trung tâm Báo chí lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Khai trương Trung tâm Báo chí lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày 27/4, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 – 2025 (gọi tắt là Ban chỉ đạo Trung ương) ra mắt Trung tâm Báo chí lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 27/4, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân Ishiba Yoshiko cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhật Bản đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức nước Việt Nam, từ ngày 27 - 29/4, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Xây dựng cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Quốc hội trước 5/5

Thủ tướng: Xây dựng cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Quốc hội trước 5/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 và trình Quốc hội trước ngày 5/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách với các dự án nguồn điện LNG, thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân Ninh Thuận. Đầu tư xây dựng các dự án truyền tải điện.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
Thanh Hóa quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Hóa quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 25/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tiến độ thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.
Giao lưu hữu nghị Việt - Lào: "Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long"

Giao lưu hữu nghị Việt - Lào: "Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long"

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào, sáng 25/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự chương trình Giao lưu hữu nghị với chủ đề "Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long", được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Thủ đô Vientiane. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình quốc gia Lào.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động