Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa

Du lịch hiện chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Sa Pa và đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh Lào Cai. Ða dạng hóa sản phẩm, vừa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư du lịch, du lịch Sa Pa đang từng bước phát triển tương xứng tiềm năng để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi phía Bắc của đất nước.
Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa

Gần đây, tổ chức AC Nielsen (do Tổ chức phát triển Hà Lan ủy thác) cho thấy đã tiến hành khảo sát nhu cầu của du khách du lịch và đã cho kết quả: 65% số du khách muốn trải nghiệm văn hóa và di sản của địa phương; 54% số du khách muốn trải nghiệm thiên nhiên, nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe; 84% số du khách muốn tham quan danh lam thắng cảnh địa phương; 48% số du khách sẵn sàng chi trả nhiều hơn để trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương... Kết quả nghiên cứu này đã phần nào nói lên vấn đề du lịch cộng đồng đang được ưa chuộng, là trào lưu trên thế giới và cũng là cơ hội cho các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch chuyển dịch cơ cấu trong cơ cấu phát triển ngành du lịch. Quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế.

Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng cần có nhiều yếu tố, không phải tỉnh nào, địa phương nào cũng có thể phát triển du lịch cộng đồng. Sự phát triển ấy phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng của từng vùng, từng địa phương, từng tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.

Thị xã Sa Pa sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng và văn hóa dân tộc độc đáo là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân văn riêng có, trong những năm gần đây du lịch Sa Pa đã và đang có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng với tốc độ tăng trưởng đạt 20%. Sự phát triển của du lịch cũng khiến Sa Pa trở thành nơi giao thoa giữa các nền văn hóa. Người dân Sa Pa có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới thông qua các hoạt động tương tác với khách du lịch; tạo cơ hội quảng bá rộng rãi cho văn hóa các dân tộc Sa Pa, trở thành nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch. Du lịch hiện chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Sa Pa và đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh Lào Cai. Ða dạng hóa sản phẩm, vừa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư du lịch, du lịch Sa Pa đang từng bước phát triển tương xứng tiềm năng để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi phía Bắc của đất nước.

Với những nỗ lực đó, trong những năm qua, Sa Pa đã được xếp hạng và bình chọn với nhiều danh hiệu ấn tượng như : xếp thứ 7 trong Top 28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới do Tạp chí của Mỹ công bố ; Top 10 Điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á do tạp chí Anh bình chọn; Giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam; Top 50 thị trấn đẹp nhất thế giới do Tạp chí MSN bình chọn;Đỉnh Fansipan được Tạp chí National Geographic bình chọn là 1/28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới và được bình chọn là điểm đến thú vị nhất khu vực Đông Nam Á; Ruộng bậc thang Sa Pa được Tạp chí Leisure – Mỹ xếp là 1/7 ruộng bậc thang đẹp nhất hành tinh.

Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Bắc
Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Bắc

Trong giai đoạn 2020-2025, thị xã Sa Pa xác định mục tiêu tổng quát về phát triển du lịch: Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng núi và tầm văn hóa cỡ quốc tế với hạ tầng du lịch đồng bộ; dịch vụ du lịch hiện đại, chất lượng; sản phẩm du lịch đặc sắc, phong phú; nhân lực du lịch chuyên nghiệp, thân thiện; đáp ứng tiêu chuẩn đô thị du lịch sạch ASEAN; có khản năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; tăng cường công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành và xúc tiến, quảng bá du lịch; xây dựng thương hiệu và hình ảnh Khu du lịch quốc gia Sa Pa theo tiêu chuẩn “Đô thị du lịch sạch ASEAN”

Được hình thành trên miền đất cổ, thị xã Sa Pa có 6 dân tộc chính, gồm: Mông (54,9 %), Dao (25,6 %), Kinh (13,6 %); Tày (3%), Dáy (1,6 %) và các dân tộc khác. Ở vùng cao, người Mông, Dao khai khẩn các sườn núi thành những thửa ruộng bậc thang nằm dọc theo những sườn núi cao tạo ra những cảnh quan đặc sắc thu hút khách du lịch. Đặc biệt là khu vực ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa đã được xếp hạng di sản cấp quốc gia. Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày tại các bản, làng và đây chính là các điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và ngoài nước như Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Ngũ Chỉ Sơn. Kiến trúc nhà ở của các dân tộc tại các bản, làng dân tộc cũng tạo ra nét hấp dẫn riêng với du khách. Nghề thủ công truyền thống: nghề thủ công truyền thống của các dân tộc trên địa bàn thị xã khá phong phú và đa dạng như: nghề thổ cẩm của người Dao, Tày, Mông,..., nghề rèn đúc của người Mông, nghề đan lát của người Phù Lá, nghề trạm khắc bạc và làm đồ trang sức của dân tộc Mông, Dao. - Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tri thức văn hóa dân gian; Lễ hội truyền thống: Nghệ thuật âm nhạc và ca múa dân gian các dân tộc trên địa bàn 17 rất đa dạng và phong phú với nhiều thể loại như: múa khèn của người Mông, múa dân vũ của người Tày,... cùng rất nhiều làn điệu dân ca và nghệ thuật biểu diễn: hát then, hát lượn, hát giao duyên,... Các dân tộc sinh sống trên địa bàn có hệ thống tri thức văn hóa dân gian rất đa dạng từ nghệ thuật ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng; dược học cổ truyền với bài thuốc lá tắm của dân tộc Dao, các bài thuốc dân gian của các dân tộc thiểu số,…; trang phục truyền thống của các dân tộc cũng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Sa Pa có khoảng 10 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch như: Lễ hội “Roóng Poọc” của người Giáy, lễ hội “Pút Tồng” của người Dao đỏ, lễ hội “Nào Cống” của người Mông, người Dao, người Giáy, lễ hội “Tết Nhảy” của người Dao, lễ hội “Gầu Tào” của người Mông, lễ hội “Xuống đồng” của người Tày,… Các dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt, trên địa bàn thị xã có khu chạm khắc đá cổ Sa Pa được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,... Các buổi chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, mà còn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc vùng cao.

Du khách đi theo các tua du lịch tham quan các làng, bản lên tới hơn mười nghìn đoàn, với hơn 50 nghìn lượt khách. Ðây đã và đang là một nguồn tạo việc làm và thu nhập cho nông dân ở các xã phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng. Ðể tiếp tục khai thác hiệu quả và phát triển du lịch tương xứng tiềm năng, chính quyền và ngành du lịch Lào Cai cũng như Sa Pa đang tiếp tục nỗ lực xây dựng, tạo điều kiện và môi trường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; không ngừng cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch; chú trọng phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch trong nhân dân cũng như chính quyền, từng bước tăng cường quản lý, thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ du khách.

Chợ Tình của người H’Mong, Dao Đỏ lãng mạn
Chợ Tình của người H’Mong, Dao Đỏ lãng mạn

Thị xã Sa Pa có những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: quần thể du lịch tâm linh Fansipan với 10 địa điểm tham quan, tâm linh Bảo An thiền tự (Chùa Trình), Thanh Vân Đắc Lộ, Bích Vân thiền tự, Đại tượng Phật, Thác nước 9 tầng, Bảo Tháp, Con đường La Hán, tượng Quan Thế Âm, Miếu Sơn Thần, Kim Sơn Bảo Thắng Tự; Đền Mẫu Thượng Sa Pa; Đền Hàng Phố Sa Pa; Đền Mẫu Sơn Sa Pa… Bên cạnh đó, có những liên kết trong du lịch tâm linh hifh thành các tuor du lịch tâm linh: Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, đền Thượng, Đền Mẫu Lào Cai và các đền, chùa ở trên địa bàn thị xã Sa Pa. Đây cũng là những địa linh nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách khi đến Sa Pa. Cũng là một trong những tiềm năng để Sa Pa có thể phát triển du lịch tâm linh gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Giai đoạn 2015-2020 là quãng thời gian hoạt động du lịch cộng đồng phát triển sôi động và thu hút sự quan tâm ở rất nhiều địa phương. Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng đã được Đảng, Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó ngành Du lịch cũng đã ban hành tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc quản lý và định hướng nâng cao chất lượng cho loại hình du lịch cộng đồng này như: Tiêu chuẩn quốc gia nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê TCVN 7800:2009 được ban hành năm 2009 và điều chỉnh, bổ sung năm 2017. Trong khu vực ASEAN có Tiêu chuẩn homestay ASEAN ban hành năm 2014, Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN ban hành năm 2015.

Tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa đã có cơ chế, chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Cơ chế chính sách cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của mỗi một loại hình hay mỗi địa điểm du lịch. Để phát triển du lịch cộng đồng cần có các cơ chế chính sách:

- Khuyến khích du lịch. Khuyến khích các cơ sở, các tổ chức, cá nhân mà trong đó đặc biệt là người dân bản địa đầu tư vào phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc thù có thể kết hợp với loại hình du lịch cộng đồng tại điểm du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm. Tỉnh Lào Cai đã có những chủ trương , chính sách cho phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng như Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên hay thị xã Sa Pa.

- Kiểm soát chất lượng du lịch. Phát triển du lịch nói chung, các loại hình du lịch trong đó có du lịch cộng đồng nối riêng cần quan tâm đến cơ chế kiểm soát chất lượng. Nếu không quan tâm đến hoặc thả nổi việc kiểm soát chất lượng dẫn đến hậu quả du lịch phát triển thiếu bền vững. Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống chất lượng để có thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng, và dần đi đến khẳng định thương hiệu của du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa.

- Tăng cường hợp tác đối tác: Cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với các khu vực tư nhân, tham gia tư vấn hoạch định chính sách, chia sẻ trách nhiệm trong việc thúc đẩy quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực. Huy động nguồn lực từ cộng đồng địa phương cho hoạt động chung của vùng, điểm du lịch, nhất là du lịch cộng đồng.

- Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình nhà dân phục vụ lưu trú loại hình du lịch cộng đồng. Có chính sách ưu đãi với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương, khuyến khích hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, vùng du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ chế lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ du lịch. Khuyến khích du lịch cộng đồng quan tâm, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

- Chính sách đầu tư tập trung: nhận biết rõ lợi thế của điểm du lịch đối với sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng, có các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với loại hình du lịch này.

- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược, xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ, thu hút chuyên gia của các vùng trong cả nước phục vụ cho đào tạo du lịch, tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, công nhận kỹ năng. Sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.

- Chính sách xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu, hỗ trợ tài chính đối với thị trường trọng điểm, liên kết, tập trung nguồn nhân lực để xúc tiến quảng bá thì trường trọng điểm, hình thành các kênh quảng bá toàn quốc trên các thị trường trọng điểm, chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm.

- Chính sách phát triển du lịch cộng đồng thân thiện với thiên nhiên, gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương và của các dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa: Khuyến khích hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân, tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng, xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng đônnfg bào dân tộc thiểu số.

Trong thời gian qua du lịch cộng đồng phát triển kéo theo hàng loạt các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu du khách. Tại thị xã Sapa, mỗi dân tộc đều khai thác và phát huy bản sắc văn hóa riêng để phát triển du lịch. Dân tộc Dao Đỏ (xã Tả Phìn) đã biết khai thác vốn tri thức dân gian trong việc chữa bệnh và đã phát triển thành thương hiệu thuốc lá tắm của dân tộc Dao Đỏ - Tả Phìn. Dân tộc Mông, Dao… khai thác văn hóa truyền thống thêu trang trí trên trang phục của mình tạo thành sản phẩm thủ công thêu tay rất độc đáo…

Bên cạnh đó, việc phát triển và hình thành 12 tuyến, 17 điểm du lịch cộng đồng đưa vào khai thác phục vụ du khách cùng với tuyến đường đi bộ trải nghiệm tại thị xã SaPa hàng năm thu hút được hàng vạn lượt khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm. Thời gian qua, tại các điểm du lịch này cũng đã xây dựng và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch cộng đồng với tên gọi "Một ngày làm cô dâu người Mông", "Một ngày làm nông dân người Dao", thi nấu rượu, thi dệt thổ cẩm với du khách…

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp từ khách du lịch cho thấy, hơn 70% số du khách quốc tế đến Lào Cai, đặc biệt là đến thị xã Sa Pa đều có nhu cầu đi du lịch xuống các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng trăn ngàn lượt khách đi theo tuyến du lịch cộng đồng, trong đó tập trung chủ yếu các tour du lịch ở Sa Pa. Lào Cai, nhất là thị xã Sa Pa có những nguồn lực du lịch ấn tượng và xu hướng thị trường tốt, song vẫn chưa phát huy hết các giá trị văn hóa dân tộc để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng. Ngoài một số ít những điểm du lịch hiện đã được xây dựng, tới nay sản phẩm du lịch đặc biệt là việc khai thác và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng diễn ra rất chậm và chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh.

Bởi vậy, để tạo sức bật cho du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai nói chung và thị xã Sa Pa nói riêng rất cần sự tham gia tích cực của người dân bản địa; chú trọng phát huy mô hình du lịch cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà”: Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng, người dân tham gia làm du lịch có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, các doanh nghiệp tăng cường công tác quảng bá đưa du khách đến tham quan và các nhà tư vấn có trách nhiệm tư vấn cho người dân các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Có làm được như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc mới trở thành nguồn lực cho du lịch cộng đồng phát triển.

Ngược lại, du lịch càng phát triển thì càng khuyến khích người dân bảo tồn được di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, phát hiện để có thể mở thêm các tuyến du lịch hấp dẫn ở vùng sâu, vùng xa, kết hợp với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo của bà con dân tộc thiểu số, qua đó tạo điều kiện để người dân chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng; đồng thời cần nghiên cứu đưa sắc thái văn hóa để phát triển thành sản phẩm du lịch như tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống, duy trì các phiên chợ văn hóa vùng cao nhằm hướng tới việc khôi phục, bảo tồn nét văn hóa địa phương, đồng thời khai thác văn hóa vào phát triển du lịch. Hơn nữa, việc phát triển du lịch cộng đồng không thể nóng vội, chạy theo phong trào mà cần có chiến lược bài bản, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

Ðể tiếp tục khai thác hiệu quả và phát triển du lịch tương xứng tiềm năng, chính quyền và ngành du lịch Lào Cai cũng như Sa Pa đang tiếp tục nỗ lực xây dựng, tạo điều kiện và môi trường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; không ngừng cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch; chú trọng phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch trong nhân dân cũng như chính quyền.

TS. Nguyễn Thị Vân Hằng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngắm hoa rì rừng nhuộm vàng đại ngàn phía tây Đà Nẵng

Ngắm hoa rì rừng nhuộm vàng đại ngàn phía tây Đà Nẵng

Những con suối len qua núi rừng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP Đà Đẵng) thu hút du khách gần xa bởi không khí trong lành, dòng nước mát, không gian văn hóa truyền thống Cơ tu của người bản địa và đặc biệt là những loài hoa đua sắc theo mùa. Trong đó có thể kể đến hoa rì rừng - loài hoa được xem như biểu tượng của mảnh đất này.
Say lòng trước những món ngon của mảnh đất cố đô Huế

Say lòng trước những món ngon của mảnh đất cố đô Huế

Ẩm thực Huế có thể làm say lòng thực khách khắp nơi bởi mang trong mình sự giao thoa độc đáo giữa truyền thống và hiện đại. Từ sự tinh tế của ẩm thực cung đình đến sự mộc mạc trong món ăn dân gian. Từng món ăn là một trải nghiệm văn hóa và cũng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nơi mỗi hương vị đều kể một câu chuyện về cố đô Huế.
Giới trẻ háo hức "check-in" dưới sắc cờ Tổ quốc đỏ rực trên nhiều cung đường tại Đà Lạt

Giới trẻ háo hức "check-in" dưới sắc cờ Tổ quốc đỏ rực trên nhiều cung đường tại Đà Lạt

Những ngày qua, trên mạng xã hội, hình ảnh nhiều cung đường tại Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) rực rỡ cờ đỏ sao vàng, cờ Đảng khiến người dân địa phương và khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ không khỏi trầm trồ.
Bình Định thu hút khách du lịch bằng tàu hỏa

Bình Định thu hút khách du lịch bằng tàu hỏa

Đường sắt không chỉ là một phương tiện di chuyển, mà còn là sự trải nghiệm đặc biệt. Du lịch đường sắt giúp du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của các vùng miền một cách chậm rãi, thư thái và đầy cảm xúc. Loại hình này rất phù hợp cho nhiều du khách nhất là khách quốc tế.
Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Lời khuyên chung từ các diễn đàn, các group du lịch trên mạng xã hội, với khách đi lẻ chưa cần gấp, cân nhắc lịch trình tới Thái Lan. Còn tour theo đoàn, cần cập nhật thông tin từ đơn vị lữ hành để đảm bảo chuyến đi an toàn.
Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Ngày 29/3, Quảng Ninh sẽ chính thức đưa các hành trình tham quan du lịch trên vịnh Bái Tử Long vào hoạt động. Việc này kỳ vọng mở ra không gian phát triển mới, thu hút nhiều khách du lịch góp phần thực hiện mục tiêu đón 20 triệu lượt khách trong năm 2025.
Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Vừa qua, tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XVI năm 2025.
Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 dành cho các thành viên là một cơ hội hết sức quan trọng để tăng cường vị thế và sự hiện diện của các thành phố du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Đến với lễ hội ẩm thực TP.HCM, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức khoảng 600 món ăn, thức uống độc đáo từ Bắc vào Nam, được chế biến và trình diễn bởi những đầu bếp tài năng thuộc chuỗi dịch vụ của Saigontourist Group.
Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn huyện Ba Vì. Có được kết quả này là nhờ UBND huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.
Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Tại Nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình (TP. Đà Lạt), hơn 200 tư liệu quý giới thiệu những trang sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Lâm Đồng cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được trưng bày trong một tháng.
Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Với vị trí địa lý nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, việc liên kết du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên rất thuận lợi, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ là có thể khám phá và trải nghiệm vùng đất giàu lịch sử, đa dạng sinh thái và đậm đà bản sắc dân tộc.
TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TP. Huế Huế (41A Hùng Vương, quận Thuận Hóa, TP. Huế) Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế tổ chức Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh” và “Dấu ấn 50 năm Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”.
Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Thời gian tới Sở Du lịch Hà Nội sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế để thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt.
Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Nằm gọn trong một địa danh nổi tiếng của Hà Nội với tên Đảo Ngọc Ngũ Xã, “Tuyến tàu điện số 6” đưa du khách tận hưởng nhiều trải nghiệm đa dạng, từ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng, ẩm thực, đặc sản vùng miền, văn minh lúa nước, cho đến không gian - kiến trúc - nội thất của bao cấp - tem phiếu.
Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Bắc Kạn, đặc biệt tại hồ Ba Bể, là một đặc sản nổi tiếng với hương vị hài hòa giữa chua ngọt, cay nồng và đậm đà.
Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Mục tiêu chiến lược của Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đến năm 2030 là xây dựng Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, với các sản phẩm du lịch đặc sắc và dịch vụ chất lượng cao, đón 9 triệu lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm hơn 30%.
Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch là đặc sản độc đáo của Hà Giang, được làm từ hạt hoa tam giác mạch. Đây là loài hoa đẹp, tô điểm cho cao nguyên đá vào cuối năm.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Tin vui lan tỏa từ xứ sở ngàn hoa, Festival hoa Đà Lạt vừa vinh dự nhận được "cú đúp" giải thưởng danh giá tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 do Hiệp hội Festival và Sự kiện quốc tế châu Á (IFEA ASIA) tổ chức tại Hàn Quốc.
Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nam. Món ăn này có sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn trắng mịn, chả thịt nướng thơm ngon, hành thơm.
Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch hè nổi bật như nghỉ dưỡng biển, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên, khám phá các đảo ven bờ nhằm hướng tới nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Nga và các nước châu Âu...
Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ, phát triển sản phẩm đoàn tàu “Hoa Phượng đỏ” và tổ chức ”Liên hoan ẩm thực món ngon” tại Ga Hải Phòng.
Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Vào tháng Ba, Hà Nội sắc trắng của hoa sưa bung nở phủ đầy những con phố, công viên, quán cà phê tạo nên khung cảnh lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến check-in, tận hưởng vẻ đẹp dịu dàng của mùa xuân.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống. Các nghệ nhân nơi đây vẫn miệt mài với những sản phẩm tinh xảo, độc đáo để tạo vị thế cho làng nghề cũng như tìm hướng phát triển trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động