Thừa Thiên Huế: 7.800 hecta rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC

TH&SP Mới đây, Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2020. Theo đó, Thừa Thiên- Huế hiện tại đã có 7.800 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC, hoàn thành chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền 48,7 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn Khối lâm nghiệp đã nỗ lực phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid - 19 đã ảnh hưởng nhiều đến công tác lâm nghiệp, nhất là công tác sử dụng và phát triển rừng.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang ổn định về độ che phủ rừng

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang ổn định về độ che phủ rừng


Về công tác quản lý bảo vệ rừng, với phương châm bảo vệ rừng tận gốc, toàn Khối đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và ảnh viễn thám để giám sát biến động rừng, cảnh báo sớm mất rừng và cháy rừng. Lực lượng Kiểm lâm và các ban quản lý rừng đã tổ chức 353 đợt truy quét tại rừng, với hơn 6.100 ngày công tham gia, lập biên bản 99 vụ khai thác rừng trái phép, tịch thu 38,45 m3 gỗ, 14 máy cưa xăng, tháo dỡ 39 lán trại và 845 bẫy các loại; phát hiện và xử lý 81 vụ phá rừng, với tổng diện tích 15,52 hecta, đã xử phạt hành chính 15 vụ vi phạm, với tổng số tiền 61 triệu đồng, khởi tố 3 vụ phá hoại rừng; phát hiện 260 vụ vi phạm về vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu gần 148 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 897 triệu đồng.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra 9 vụ cháy rừng, với diện tích rừng bị cháy 7,76 hecta, diện tích rừng bị thiệt hại 1,73 hecta rừng trồng. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm còn phát hiện và dập tắt hàng chục vụ cháy khác ngay từ ngoài bìa rừng, không để xảy ra cháy lan vào rừng trồng.

Về công tác phát triển rừng, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định danh mục loài cây trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn theo từng dạng lập địa khác nhau. Đến nay, toàn tỉnh trồng được 2.267,5 hecta/5.700 hecta kế hoạch, chủ yếu là rừng sản xuất được trồng lại sau khi khai thác trắng. Ngoài ra, đã trồng nâng cấp chất lượng rừng 181,2 hecta.

Diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo kế hoạch đầu năm là 250,0 hecta được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn trồng rừng thay thế, hiện đã trồng được 100 hecta; đã gieo ươm khoảng 15 triệu cây giống chuẩn bị cho kế hoạch trồng rừng trong năm; chăm sóc rừng được 2.196,3 hecta, khoán QLBVR đạt 170.150 hecta rừng.

oàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 7.800 hecta rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 7.800 hecta rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC


Bên cạnh đó, đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có 7.800 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC, trong đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiền Phong là 3.000 ha, nhóm hộ là 4.670 ha. Cùng đó, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã hoàn thành việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2019 với tổng số tiền 48,7 tỷ đồng, với diện tích chi trả 152.625 ha do 589 chủ rừng quản lý. Kế hoạch chi trả tiền DVMTR năm 2020 là 30,1 tỷ đồng cho 153.202 ha rừng.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp, tuyên truyền và phổ biến thông tin pháp luật về bảo vệ rừng rộng rãi cho toàn thể người dân.

Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án quan trọng về bảo vệ rừng như: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch giảm phát thải các bon rừng; Đề án phát triển rừng ngập mặn tại xã Hương Phong; Đề án Thành lập trằm chim và quy hoạch đa dạng sinh học vùng cửa sông Ô Lâu, Đề án Phát triển hệ thống hợp tác xã lâm nghiệp bền vững... Đặc biệt, tập trung mọi nguồn lực để quản lý có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên và thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2020.

Mai Quỳnh

Mai Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam sắp làm chủ công nghệ sản xuất con giống tôm hùm bông

Việt Nam sắp làm chủ công nghệ sản xuất con giống tôm hùm bông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang thúc đẩy nghiên cứu để làm chủ công nghệ sản xuất giống tôm hùm bông nhân tạo. Đến nay, chỉ còn một giai đoạn lột xác nữa sẽ sản xuất ra được con giống.
Nem chua Bà Lan

Nem chua Bà Lan

Nem chua Bà Lan với hương vị thơm ngon, được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận OCOP 4 sao.
Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Mới đây, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận "Làng nghề, làng nghề truyền thống" và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023.
Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Sản phẩm kẹo dừa hương vị sầu riêng lá dứa có xớ mềm, vị béo rất đậm đà, thoang thoảng mùi thơm lá dứa, ngọt thanh, dân dã nên ăn nhiều mà không gây ngán.
Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thời gian qua đã khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, tạo nên thương hiệu đối với người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm nông nghiệp của xứ sở ngàn hoa.
Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một thức uống thanh mát, tốt cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu được làm từ cây cói chọn lọc, dệt thủ công tỉ mỉ, đảm bảo sự an toàn và thân thiện với môi trường.
Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Với chất lượng tuyệt hảo, bánh chưng xanh Hải Yến 20 đã được được nhận danh hiệu “Top 20 sản phẩm uy tín chất lượng cao được người Việt tin dùng năm 2019” và đã được Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tổng nhu cầu đầu tư dự án hơn 470 triệu USD (tương đương gần 11.800 tỷ đồng). Trong đó, vay World Bank khoảng 360 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng); vốn đối ứng trong nước hơn 112 triệu USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động