Cụm tháp Po Klong Garai |
Ninh Thuận là một vùng đất nơi cộng đồng dân tộc người Chăm sinh sống từ xa xưa đến nay. Do những biến động trong lịch sử, hiện nay các công trình văn hóa, kiến trúc của người Chăm còn lại rất ít. Trong số những công trình của người Chăm còn sót lại ở Ninh Thuận, tiêu biểu có thể kể đến công trình kiến trúc – tháp Pô Klong Garai.
Tháp Pô Klong Garai được xem như một biểu tượng và là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Cụm công trình tháp này là một ngôi đền thờ cúng vị vua Pô Klong Garai được xây dựng từ cuối thế kỉ 13 đến đầu thế kỉ 14 bởi vua Chế Mân. Di tích kiến trúc nghệ thuật này đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 1979.
Tháp Pô Klong Garai tọa lạc trên ngọn đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách thành phố Phan Rang khoảng 9km, bao gồm 3 ngôi tháp, tháp Chính, tháp Lửa và tháp Cổng. Công trình này được xây từ một loại gạch nung màu đỏ sẫm.
Góc nhìn từ hướng bắc |
Phía trước cụm di tích là tháp Cổng có độ cao hơn 5m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Chính nơi này là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa. Qua tháp Cổng, bạn sẽ di chuyển vào khu vực bên trong khuôn viên cụm di tích.
Ở phía Nam cụm di tích, chính là tháp Lửa, với thiết kế phần mái cong cong hình chiếc thuyền. Tháp Lửa là nơi thực hiện các công việc cúng tế của các vị tu sĩ, đây cũng là nơi để long bào, các vật dụng của vua Chăm Pa.
Toàn cảnh khu tháp nhìn từ trên cao |
Vào sâu khu vực bên trong là tháp Chính, ngọn tháp này là trung tâm của cụm di tích. Tháp Chính với lối thiết kế nhiều tầng, xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa, cao khoảng hơn 20m.
Tháp Chính |
Cửa chính của ngôi tháp này nằm ở hướng Đông, bên trên cửa chính được điêu khắc hình ảnh của vị thần Siva, một vị thần thiêng liêng trong văn hóa tâm linh của dân tộc Chăm. Phía dưới là hai trụ đá đỡ tháp được chạm khắc chữ Chăm cổ. Đi vào sâu khu vực bên trong là tượng đá chạm khắc hình con bò, vật cưỡi của thần Siva. Tháp Chính cũng là nơi thờ tự vị vua Pô Klong Garai.
Tháp Cổng |
Tháp Pô Klong Garai có thể coi là trung tâm tín ngưỡng văn hóa của cộng đồng người Chăm, họ vẫn thờ tự theo tín ngưỡng 4 lễ hội. Tiêu biểu nhất là lễ hội Kate, diễn ra ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm hàng năm. Thời điểm này hàng năm, du khách đến tham quan và thưởng thức lễ hội rất đông.
Tháp Lửa độc đáo với mái vòm cong giống như những ngôi nhà rông Tây nguyên |
Hàng năm vào ngày cuối tháng 6, ngày 1 tháng 7 tính theo lịch Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch). Đồng bào Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo tại Ninh Thuận nói riêng và và đồng bào trên dải Duyên hải miền Trung xum họp về tổ chức Lễ hội Katê truyền thống. Cùng diễn ra tại đền tháp Po Klong Garai, đồng bào Chăm còn tổ chức tại đền tháp Po Rome và đền thờ mẹ xứ sở Po Inư Nưgar một cách trang trọng.
Năm 2016, đền tháp Po KLong Garai đã trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là địa điểm tâm linh của đồng bào Chăm vì thế khi đến đây bạn cần tuân theo một số quy định bắt buộc, thể hiện là một du khách văn minh:
Lễ hội Katê |
Chọn trang phục tham quan phù hợp: Áo mặc không được quá rộng cổ và nên tránh mặc váy, nếu có nên mặc váy dài qua khỏi gối hoặc sử dụng khăn choàng lớn quấn lại kín đáo.
Quy định về chụp ảnh: Tránh mang máy ảnh vào bên trong tháp chính nơi thờ vua Pô Klong Garai, khi chụp ảnh phải quan sát không đứng chính diện trước tháp chính dù quay mặt ra hay quay mặt vào.
Chung tay bảo tồn di tích cấp Quốc Gia: Không tự ý vẽ bậy lên các viên gạch tại Tháp và nhắc nhỡ người khác khi phát hiện ra hành động phá hoại này.
Đây là nơi trang nghiêm thờ cúng vì thế chỉ trò chuyện vừa đủ nghe, tránh ồn ào gây mất trật tự nơi tôn nghiêm.
Phát động cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền di sản" |
Trao giải cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền di sản" |
Đặc sản lạ ở Ninh Thuận là “lộc trời cho”, lấy từ trên cây xuống có giá 300.000 đồng/kg |