Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận

Gốm Chăm là nét văn hóa độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay. Hiện nghề làm gốm Chăm còn lưu giữ tại 2 địa phương là Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy vậy, nổi tiếng hơn cả vẫn là làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận).
Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận Tiềm năng phát triển Nho Ninh Thuận từ du lịch trải nghiệm

Gốm Bàu Trúc mang đậm nét văn hóa Chăm pa

Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận
Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, với lịch sử hình thành từ thế kỷ 15.

Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc (thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.

Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, với lịch sử hình thành từ thế kỷ 15. Tương truyền, gần ngàn năm trước chính Po K’long Chank đã dạy người dân Bàu Trúc cách lấy đất, nặn rồi nung thành những vật gia dụng. Nghề làm gốm ở đây, trước kia chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm, đàn ông làm những việc nặng nhọc hơn là đào đất, nung gốm và gánh gốm hoặc chở đi bán.

Phụ nữ Bàu Trúc lớn lên là đã được mẹ hướng dẫn làm gốm và cứ thế, đời nối đời “mẹ truyền con nối”, nghề gốm ở ngôi làng này cứ mãi lưu truyền đến ngày nay. Người dân nơi đây coi Po K’long Chank là tổ của nghề gốm và mình là con cháu của Po. Để tưởng nhớ công ơn của tổ nghề, bà con lập đền thờ tổ chức cúng tế Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm (khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch).

Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận
Nguyên liệu sử dụng của gốm Bàu Trúc là đất sét được khai thác tại vùng bờ sông Quao, có độ dẻo, mịn và nhiều đặc tính đặc biệt khác.

Năm 2017, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận nghệ thuật làm gốm truyền thống Bàu Trúc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tháng 11/2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Khác với Bát Tràng, Chu Đậu, Biên Hòa, Phước Tích hay Thanh Hà, những làng gốm đã ứng dụng công nghệ hiện đại, Bàu Trúc vẫn giữ kỹ thuật làm gốm thủ công truyền thống. Đặc trưng của gốm Bàu Trúc là quá trình chế tác không sử dụng bàn xoay mà nghệ nhân sẽ dùng tay di chuyển xung quanh để tạo hình.

Các nghệ nhân ở hợp tác xã gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Nình Phước) cho biết, cách tạo nên sản phẩm gốm theo kiểu “làm bằng tay, xoay bằng mông”, không hề có máy móc nào tham gia kể từ khâu nhồi đất cho đến khi gốm ra lò. Nguyên liệu sử dụng của gốm Bàu Trúc là đất sét được khai thác tại vùng bờ sông Quao, có độ dẻo, mịn và nhiều đặc tính đặc biệt khác. Quá trình nung gốm từ 6 đến 10 tiếng tùy độ dày và sử dụng lò nung gốm lộ thiên, nguyên liêu đốt lò nung gồm củi, rơm.

Nếu ghé Bàu Trúc dịp cúng tế Poklong Chanh, du khách sẽ được tham gia vào đoàn rước kiệu đầy màu sắc từ Nhà Làng ra Đền thờ Po K’Long Chank cách đó gần 2 km. Vào ngày này, các gia đình trong làng, ăn mặc trang trọng đội lễ vật tới dâng cúng, các vị chức sắc làm nghi lễ truyền thống mở cửa đền, tắm tượng… tất cả được tiến hành gần giống như cách người Chăm tổ chức trên các đền tháp trong ngày lễ hội Katê.

Gốm Bàu Trúc mang đậm nét văn hóa Chăm pa, với những hoa văn và hình dáng đặc trưng. Các sản phẩm gốm thường có màu sắc trầm ấm, mộc mạc, phản ánh sự gần gũi với thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Các họa tiết trang trí trên gốm Bàu Trúc thường là các hình ảnh quen thuộc trong đời sống của người Chăm như hoa văn hình sóng nước, dấu ngón tay, các loài động vật như ếch, chim, cá…

Sản phẩm gốm Bàu Trúc mang tính nghệ thuật cao

Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận
Ngoài nhà trưng bày gốm do nhà nước đầu tư xây dựng, hầu hết các gia đình đều biến không gian sống của mình thành nơi chế tác và lò nung gốm.

Khác với những làng gốm khác, Bàu Trúc không có những xưởng sản xuất hay cửa hàng trưng bày tập trung. Nơi đây, mỗi gia đình chính là một xưởng gốm thu nhỏ, nơi người dân tận dụng không gian sống của mình để chế tác và trưng bày sản phẩm. Với hơn 400 hộ gia đình, có đến 80% trong số đó tham gia vào nghề làm gốm, tạo nên một bức tranh sinh động về một làng nghề truyền thống gắn liền với cuộc sống hàng ngày.

Ngoài nhà trưng bày gốm do nhà nước đầu tư xây dựng, hầu hết các gia đình đều biến không gian sống của mình thành nơi chế tác và lò nung gốm. Những gia đình có vị trí thuận lợi còn mở cả showroom để trưng bày và bán sản phẩm. Điều này tạo nên một không gian làm gốm độc đáo, nơi du khách có thể quan sát trực tiếp quá trình sản xuất và mua sắm các sản phẩm gốm ngay tại nhà của người dân.

Để phục vụ du khách, người dân Bàu Trúc sẵn lòng biểu diễn kỹ thuật tạo hình gốm truyền thống bất cứ lúc nào có yêu cầu. Chỉ trong vài phút "tay nắn, mông xoay", từ một cục đất vô tri, qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ, đã biến thành những chiếc lọ hoa cân đối, xinh xắn với đủ loại hoa văn theo yêu cầu của khách. Người Chăm ở Bàu Trúc nổi tiếng với sự hiền lành và hiếu khách, họ nhiệt tình hướng dẫn du khách nếu muốn tự tay tạo ra một sản phẩm gốm cho riêng mình.

Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận
Mặc dù được chế tác thủ công, các sản phẩm gốm Bàu Trúc đều mang tính nghệ thuật cao, với sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng đường nét.

Ngày nay, các cơ sở gốm ở Bàu Trúc đã chuyển sang sản xuất gốm mỹ nghệ, và không chỉ phụ nữ, mà cả đàn ông cũng tham gia vào công việc này. Du khách đến đây sẽ choáng ngợp trước sự đa dạng của các sản phẩm, từ bình hoa, ấm nước đến nồi niêu, chum vại... Đặc biệt, có những tác phẩm mô phỏng tháp Chăm, tượng các vị thần Brahma, Vinus, Shiva... hay tượng nữ thần Apsara độc đáo, với kích thước từ nhỏ như ngón tay đến những phù điêu lớn trang trí công trình kiến trúc.

Mặc dù được chế tác thủ công, các sản phẩm gốm Bàu Trúc đều mang tính nghệ thuật cao, với sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng đường nét. Hoa văn trang trí trên gốm mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa, nhưng người thợ không cần bản vẽ, họ tự do thể hiện tâm hồn mình qua từng nét khắc. Gốm Chăm Bàu Trúc truyền thống có màu sắc đặc trưng từ đất, nước và lửa nung, với các tông màu vàng đỏ, đỏ hồng, xen lẫn nâu và xám đen.

Tính "độc bản" của mỗi sản phẩm là điểm nhấn, không có sản phẩm nào giống nhau. Người thợ gốm còn tạo màu cho sản phẩm bằng vỏ cây tự nhiên, không sử dụng men màu công nghiệp. Một điểm đặc biệt nữa là gốm Bàu Trúc được pha vàng từ cát non của các con suối, tạo nên những đốm vàng lấp lánh khi chiếu ánh sáng vào. Điều này khiến sản phẩm thêm phần độc đáo và quý giá. Đến thăm làng gốm Bàu Trúc, du khách còn được chiêm ngưỡng những điệu múa Chăm truyền thống uyển chuyển, thưởng thức âm nhạc rộn ràng từ trống Ginăng, kèn Saranai và những bài dân ca Chăm da diết.

Nếu đến vào dịp lễ hội của người Chăm, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực truyền thống với các món ăn từ thịt trâu, dê, cừu, gà và các loại bánh đặc trưng. Với xu hướng du lịch tìm về giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, làng gốm Bàu Trúc mang đến cho du khách cơ hội khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Chăm. Đằng sau mỗi sản phẩm gốm là câu chuyện về nghề, về đời sống và cả sự trăn trở trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể vừa được UNESCO ghi danh.

Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt
Tiềm năng phát triển Nho Ninh Thuận từ du lịch trải nghiệm Tiềm năng phát triển Nho Ninh Thuận từ du lịch trải nghiệm
Đà Nẵng lần đầu tiên kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan Đà Nẵng lần đầu tiên kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan
Bí quyết du lịch an toàn cho trẻ dịp nghỉ lễ Bí quyết du lịch an toàn cho trẻ dịp nghỉ lễ
Ẩm thực làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách thập phương Ẩm thực làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách thập phương
Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Ẩm thực Hưng Yên có nhiều món ngon, nhưng bánh cuốn Phú Thị vẫn giữ vị trí đặc biệt nhờ lớp vỏ dày dặn, nhân thịt nóng hổi và nước chấm đậm đà.
Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Không chỉ thay đổi từ phía du khách, làn sóng du lịch bền vững đang thúc đẩy cả doanh nghiệp và chính sách vào một hành trình tái cấu trúc sâu sắc, nơi trải nghiệm không đơn thuần là tận hưởng, mà còn là sự kết nối và cống hiến cho cộng đồng bản địa.
Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Nhỏ gọn, giản dị nhưng đậm đà hương vị, bánh mì cay Hải Phòng từ lâu đã trở thành món ăn đường phố quen thuộc, gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân nơi đây.
Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Trước thực trạng xâm hại di sản diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ ngành liên quan khẩn trương rà soát, xử lý triệt để và nâng cao hiệu quả bảo vệ di tích, đảm bảo phát huy giá trị lâu dài của di sản văn hóa Việt Nam.
Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 vượt mốc 1,53 triệu lượt, cao nhất trong một thập kỷ. Xu hướng tăng trưởng giữa mùa thấp điểm cho thấy sức hút ngày càng lớn của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu, đặc biệt với du khách châu Âu.
Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Việt Nam và Malaysia tranh vé dự Asian Cup 2027 tại sân Bukit Jalil sôi động. Bên cạnh trận cầu hấp dẫn, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 5 đặc sản Malaysia độc đáo, mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cho mọi fan bóng đá khi đến đây.
Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Chỉ xuất hiện trong một mùa ngắn ngủi, rươi Đông Triều (Quảng Ninh) được ví như “lộc trời” ban tặng. Từ ấy, người dân nơi đây đã tạo nên món chả rươi trứ danh.
Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Lào Cai – vùng đất nơi 25 dân tộc cùng chung sống, đang biến kho tàng văn hóa truyền thống thành nguồn lực phát triển bền vững, song hành với những nỗ lực không ngừng để bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản trong đời sống hiện đại.
Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Từ một món ăn dân dã nơi làng quê Bắc Ninh, ốc Phù Lưu đã trở thành đặc sản nức tiếng, níu chân thực khách bởi hương vị thơm nồng, giòn dai và đậm đà bản sắc.
Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 không chỉ là ngày hội quảng bá du lịch mà còn mở ra kỳ vọng hợp tác quốc tế, lan tỏa hình ảnh du lịch xanh, bền vững và khẳng định vị thế Lào Cai như trung tâm du lịch trọng điểm của Tây Bắc.
Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài, hệ thống đảo phong phú và nhiều cảng nước sâu thuận lợi, tạo tiền đề vững chắc để trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho dòng khách tàu biển cao cấp đến từ các thị trường quốc tế lớn.
Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Mang trong mình dấu ấn hàng nghìn năm chống giặc Lương, chè kho Tứ Yên là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết người dân Vĩnh Phúc.
Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Mùa hè năm 2025 chứng kiến nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ cùng với sự tăng mạnh của giá vé máy bay, tàu hỏa và xe khách. Áp lực chi phí leo thang khiến nhiều gia đình phải điều chỉnh kế hoạch đi lại, đồng thời thúc đẩy dịch vụ thuê xe tự lái phát triển mạnh mẽ.
Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đang nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, bảo tồn di sản truyền thống và ứng dụng công nghệ số, tạo sức hút lớn cho du khách trong nước và quốc tế.
Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Sinh ra từ bùn lầy, nước mặn và rừng ngập mặn hoang sơ, món lẩu mắm U Minh mang trong mình cái hồn của miền Tây đất rừng phương Nam.
Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Mùa hè 2025 được dự báo ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực của du lịch nội địa Việt Nam khi lượng khách và mức chi tiêu có xu hướng tăng. Du khách ngày càng ưu tiên trải nghiệm gắn kết gia đình và khám phá văn hóa đặc trưng địa phương.
Bánh tằm Ngan Dừa – Đặc sản dân dã “gây thương nhớ” của xứ Bạc Liêu

Bánh tằm Ngan Dừa – Đặc sản dân dã “gây thương nhớ” của xứ Bạc Liêu

Từ những hạt gạo trắng ngần và bàn tay khéo léo của người dân vùng Bạc Liêu, bánh tằm Ngan Dừa ra đời như một món ăn vừa dân dã vừa tinh tế.
Sáp nhập đơn vị hành chính: Cơ hội tái định vị thương hiệu du lịch địa phương

Sáp nhập đơn vị hành chính: Cơ hội tái định vị thương hiệu du lịch địa phương

Sự thay đổi về địa giới hành chính sau chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch Việt Nam. Khi không gian hành chính đổi khác, việc giữ vững bản sắc và định vị lại hình ảnh điểm đến là yếu tố then chốt để ngành du lịch không mất đi lợi thế cạnh tranh.
Mùa du lịch hè 2025: Sẵn sàng cho trải nghiệm tuyệt vời

Mùa du lịch hè 2025: Sẵn sàng cho trải nghiệm tuyệt vời

Mùa du lịch hè 2025 đã chính thức khởi động, thu hút lượng khách đông đảo. Các địa phương và doanh nghiệp đang tập trung chuẩn bị đầy đủ nhân lực, dịch vụ và sản phẩm mới nhằm mang đến trải nghiệm an toàn, vui vẻ cho du khách trong suốt kỳ nghỉ hè.
Hà Nội – Hành trình vươn tới đỉnh cao văn hóa châu Á

Hà Nội – Hành trình vươn tới đỉnh cao văn hóa châu Á

Sự vinh danh của Tạp chí Time Out dành cho Hà Nội với vị trí đứng đầu khu vực châu Á trong danh sách 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới năm 2025 đã làm nổi bật kho tàng di sản phong phú cùng nền nghệ thuật đặc sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Tô bún nước lèo Sóc Trăng – Gói ghém tinh túy ba nền văn hóa

Tô bún nước lèo Sóc Trăng – Gói ghém tinh túy ba nền văn hóa

Tô bún nước lèo Sóc Trăng hội tụ hương mắm bò hóc nồng nàn của người Khmer, miếng thịt quay giòn rụm của người Hoa và rau thơm mát lành của người Kinh.
Giữ gìn di sản văn hóa – Chìa khóa phát triển bền vững

Giữ gìn di sản văn hóa – Chìa khóa phát triển bền vững

Việc bảo tồn di sản văn hóa không chỉ giữ gìn giá trị truyền thống mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững. Sự tham gia chủ động của cộng đồng cùng chính sách hợp lý giúp cân bằng giữa bảo vệ di sản và phát triển kinh tế xã hội.
Kết nối Việt Bắc – điểm đến du lịch đậm hồn dân tộc

Kết nối Việt Bắc – điểm đến du lịch đậm hồn dân tộc

Việt Bắc – miền đất của ký ức, nơi kết tinh di sản kháng chiến và bản sắc văn hóa dân tộc – đang đứng trước cơ hội trở thành thương hiệu du lịch đặc trưng gắn với chiến lược phát triển tiểu vùng Đông Bắc, hướng tới sự kết nối vùng bền vững và giàu bản sắc.
Thiếu điểm chạm văn hóa, du lịch Việt tự đánh rơi cơ hội

Thiếu điểm chạm văn hóa, du lịch Việt tự đánh rơi cơ hội

Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thiếu sản phẩm quà tặng mang tầm thương hiệu quốc gia, khiến cơ hội chi tiêu của du khách bị bỏ lỡ, giá trị văn hóa chưa lan tỏa trọn vẹn qua những món quà mang đậm dấu ấn bản sắc Việt.
Du lịch cộng đồng – nhịp cầu nối giữa truyền thống và phát triển

Du lịch cộng đồng – nhịp cầu nối giữa truyền thống và phát triển

Khai thác yếu tố bản địa để làm nên sức hút riêng, du lịch cộng đồng đang trở thành hướng đi bền vững, giúp gìn giữ văn hóa, tạo sinh kế cho người dân và định hình sản phẩm đặc thù trong hệ sinh thái du lịch Việt Nam hiện đại.
Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hoá. Từ đó thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Ngai vàng triều Nguyễn bị xâm hại - Lỗ hổng trong bảo vệ bảo vật quốc gia

Ngai vàng triều Nguyễn bị xâm hại - Lỗ hổng trong bảo vệ bảo vật quốc gia

Chiều 30-5, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5-2025, UBND TP Huế đã thông tin về sự cố hy hữu và nghiêm trọng: bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy. Vụ việc dấy lên nhiều lo ngại về công tác bảo vệ di tích, bảo vật quốc gia trên địa bàn thành phố.
Hè này, Cát Bà là điểm phải đến với hàng loạt sản phẩm mới lần đầu tiên ra mắt

Hè này, Cát Bà là điểm phải đến với hàng loạt sản phẩm mới lần đầu tiên ra mắt

Chỉ trong một thời gian ngắn, diện mạo du lịch Cát Bà đã hoàn toàn thay đổi với loạt trải nghiệm khác biệt mang chuẩn mực giải trí - nghệ thuật không thua kém bất kỳ quốc gia nào.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động