Dựa trên nền tảng 50 năm mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ, “Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức, diễn ra từ ngày 20-24/12/2023 tại Thủ đô New Delhi (Ấn Độ) với chuỗi các hoạt động nhằm kết nối giao thương, giao lưu nhân dân, văn hóa giữa hai nước.
Tại đây, Hội đồng Thương mại và Công nghệ toàn cầu Ấn Độ đã tôn vinh, biểu dương các Nhà trí thức, Nhà khoa học, Nhà hoạt động xã hội, Doanh nhân, Doanh nghiệp, Thương hiệu sản phẩm có dịch vụ tiêu biểu Việt Nam - Ấn Độ có tinh thần sáng tạo, năng động, đổi mới.
Sự kiện đang diễn ra với nhiều hoạt động kết nối giao thương, giao lưu văn hóa hai nước Việt Nam - Ấn Độ. |
Chương trình giao lưu, kết nối hợp tác quốc tế
Được biết, buổi lễ sắc phong Giáo sư - Tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Apollos (Hoa Kỳ) và Trường Đại học Quốc tế Mở & Trực tuyến Cambridge (Canada) ngày 21/12 là một hoạt động vô cùng ý nghĩa để vinh danh các cá nhân tiêu biểu và xuất sắc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Khách mời tham dự gồm có: Tiến sĩ Gaurav Gupta – Chủ tịch sáng lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ; Tham tán Thương mại Bùi Trung Thướng - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ; đại diện Đại sứ các nước; đại diện Trường Đại học Apollos (Hoa Kỳ); Trường Đại học Quốc tế Mở & Trực tuyến Cambridge (Canada); Hội đồng Đổi mới Nghiên cứu Charles Walter; Tiến sĩ Bùi Đặng Dũng – Nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc Hội; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân tại Ấn Độ và Việt Nam…
Đại học Apollos được thành lập từ năm 2004, là một tổ chức học thuật giáo dục bậc cao, nhằm cải thiện cuộc sống, phục vụ cộng đồng địa phương và toàn cầu, cung cấp nền tảng giáo dục chất lượng cao nhất. Các chương trình học được xây dựng trên nền tảng chuyển giao kiến thức, áp dụng kiến thức, tư duy phản biện và khả năng nghiên cứu. Apollos được biết đến là một trường đại học giáo dục từ xa, cung cấp các chương trình học tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và cao đẳng được công nhận về quản trị kinh doanh, quản lý và công nghệ thông tin. Năm 2016, Đại học Apollos đứng thứ 23 trong các trường đại học của Hoa Kỳ.
Apollos không chỉ cung cấp các chương trình học, trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên đang theo học diện từ xa mà còn trao bằng Giáo sư – Tiến sĩ danh dự cho các cá nhân đạt đủ những tiêu chí riêng và vô cùng khắt khe như: Phải có những thành tích đặc biệt góp phần nâng cao văn hóa, xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung; Có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực; Có khả năng lãnh đạo và truyền cảm hứng cho sinh viên của trường... Cho đến nay, Đại học Apollos đã trao danh hiệu Giáo sư – Tiến sĩ danh dự cho nhiều người Việt Nam, trong đó có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bộ, ngành, các trí thức, doanh nhân tiêu biểu...
Những bước phát triển đột phá của hệ sinh thái Meey Group
Tại buổi lễ, doanh nhân Hoàng Mai Chung - Chủ tịch Hội đồng quản trị Meey Group đã vinh dự nhận bằng “Tiến sĩ danh dự ngành Proptech” bởi những đóng góp nổi bật, tạo dựng được uy tín thương hiệu trong công cuộc chuyển đổi số ngành bất động sản (BĐS) và phát triển Hệ sinh thái Công nghệ - Tài chính bất động sản ra toàn cầu. Điều đó đã mang đến sự thúc đẩy phát triển của thị trường BĐS và có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Trong đó cụ thể là đem lại hiệu quả cao trong vận hành kinh doanh cho chủ đầu tư, sàn môi giới BĐS; hỗ trợ cho hoạt động của nhà môi giới, cung cấp nền tảng cho khách hàng giao dịch BĐS, nhà đầu tư và ngân hàng.
Cùng vinh dự nhận các danh hiệu cao quý Giáo sư – Tiến sĩ danh dự lần này, phía Việt Nam còn có đại diện đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, dược phẩm, dịch vụ xã hội, du lịch, làm đẹp…
Doanh nhân Hoàng Mai Chung nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Apollos. |
Chia sẻ về vinh dự này, ông Hoàng Mai Chung – Chủ tịch Meey Group cho biết: “Nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Apollos (Hoa Kỳ) có thể coi là sự ghi nhận quốc tế đầu tiên cho những nỗ lực của cá nhân tôi và Hệ sinh thái Công nghệ - Tài chính bất động sản phát triển bởi Meey Group. Chúng tôi luôn mong muốn có thêm nhiều cơ hội để hợp tác quốc tế và mở rộng thị trường kinh doanh, trong đó có Ấn Độ. Bởi Ấn Độ là quốc gia đông dân nhất thế giới và tăng trưởng GDP thuộc top đầu. Đặc biệt, doanh thu ngành công nghệ tại Ấn Độ cũng rất ấn tượng, gia tăng thêm hàng trăm tỷ đô mỗi năm. Đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ nói chung và công nghệ bất động sản như Meey Group nói riêng. Chúng tôi cũng đặt ra mục tiêu tham gia vào thị trường Ấn Độ trong tương lai”.
Về doanh nhân Hoàng Mai Chung, xuất phát điểm học ngành Toán tin ứng dụng, lại có nhiều năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS, ông đã sáng lập và dẫn dắt Meey Group - Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực BĐS trên con đường đi tới trở thành một doanh nghiệp kỳ lân niêm yết thành công trên sàn chứng khoán quốc tế SEHK. Meey Group ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các nền tảng số cho hai chuỗi hoạt động chính của lĩnh vực BĐS là phát triển BĐS và giao dịch BĐS.
Hệ sinh thái Công nghệ - Tài chính bất động sản toàn diện phát triển bởi Meey Group. |
Hiện, Meey Group đang sở hữu, vận hành Hệ sinh thái Công nghệ - Tài chính bất động sản toàn diện với danh mục sản phẩm đa dạng phục vụ hầu hết các nhu cầu liên quan đến BĐS như: Website meeyland.com và App Meey Land - Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0; Meey Map - Nền tảng bản đồ tra cứu quy hoạch mới nhất; Meey CRM - Ứng dụng quản lý nhu cầu khách hàng dành riêng cho nhà môi giới bất động sản; Meey Chat - Siêu chat chuyên biệt cho giao dịch bất động sản 4.0; Meey Value - Công cụ định giá bất động sản ứng dụng công nghệ AI; Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản…Và sắp ra mắt Meey Finance là một nền tảng công nghệ tài chính số chuyên biệt cho BĐS.
Dưới sự dẫn dắt của ông Hoàng Mai Chung, Meey Group đã tạo dựng được uy tín vững chắc trong lĩnh vực proptech trong nước, định hướng vươn ra quốc tế. Công ty đã được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN và giành được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam; Top 10 Nhà cung ứng dịch vụ BĐS tốt nhất năm; Giải thưởng Sao Khuê; Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam; Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam...
Danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Đại học Apollos là một sự biểu dương cho những nỗ lực, tâm huyết của ông Hoàng Mai Chung đối với thị trường BĐS và đặc biệt trong lĩnh vực proptech. Qua đó cũng khẳng định sự ghi nhận của quốc tế dành cho “trí tuệ Việt”, “thương hiệu Việt” phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế số, xã hội số và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây cũng sẽ là động lực, tạo đà cho những bước tiến mới của ông Hoàng Mai Chung và Meey Group vươn ra thị trường quốc tế trong tương lai.