Sức khỏe: Ngâm rau sống bằng nước muối loãng không loại trừ sạch mầm bệnh

TH&SP Nhiều người tiêu dùng tin rằng chỉ cần ngâm rửa rau sống bằng nước muối loãng sẽ loại bỏ được các loại giun sán cũng như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích có trong thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng rửa rau bằng nước muối loãng không đảm bảo loại trừ sạch mầm bệnh, không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, trong rau sống còn có các loại rau thơm cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Nước muối loãng không đảm bảo loại trừ hết mầm bệnh

Nước muối loãng không đảm bảo loại trừ hết mầm bệnh


Rau sống là thực phẩm được nhiều gia đình Việt sử dụng vì dễ ăn lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nguyên vẹn cho cơ thể. Tuy nhiên, một số khuyến cáo cho rằng, ăn rau sống nhiều hoặc rửa không sạch có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt là nhóm rau sống sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định, phân bắc ủ chưa kỹ… sẽ khiến người ăn vào có thể mắc một số bệnh về giun sán, ngộ độc thuốc trừ sâu cấp và mãn tính, đường tiêu hoá.

Nhiều bà nội trợ Việt truyền tai nhau rằng rửa rau sống bằng nước muối loãng sẽ loại bỏ được các loại giun sán, thuốc trừ sâu cũng như vết bẩn bám trên rau. Thế nhưng, theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội), việc ngâm nước muối này không có tác dụng như mong muốn. “Nước muối loãng không có thể diệt hết được giun sán cũng như hóa chất bám trên rau như mọi người vẫn nghĩ. Bên cạnh đó, ngâm rau sống quá lâu trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng của nó”.

Bên cạnh đó, bác sĩ Phi Yến cho biết trên báo Sức khỏe đời sống, kết quả nghiên cứu 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 - 100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 - 82,6%.

Cũng theo Cục An toàn Thực phẩm, việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không bảo đảm loại trừ sạch mầm bệnh. Qua một số nghiên cứu cho thấy, trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể, nếu không rửa lại nhiều lần.

Do đó, khi sử dụng rau sống cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

Yên Thư

Yên Thư

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh phối hợp cùng Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho hơn 250 trẻ em dưới 16 tuổi tại Đắk Lắk.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động