Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Ngày vui thống nhất non sông

‘Vui sao nước mắt lại trào’

…Nước mắt trào như một lẽ tự nhiên không thể nào ngăn được, bởi có nơi nào, có dân tộc nào trên thế gian này lại phải gian khổ hy sinh với bao thăng trầm hàng thế kỷ mới được sum vầy trong gia đình "con Lạc, cháu Hồng" từ một bọc mà sinh ra?

Huyền thoại ư?! Tưởng như huyền thoại nhưng nó là sự thật. Sự thật và cũng là chân lý thời đại: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!". Không có sức mạnh nào có thể ngăn nổi ý chí thống nhất của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng sẵn sàng "hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

Tiếc rằng, vẫn có những cái đầu toan tính tưởng thông minh nhưng "chậm hiểu" hoặc "cố tình chậm hiểu" để cuối cùng mới nhận ra một sự thật lịch sử: Qua hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục trước kẻ thù xâm lược bởi dân tộc anh hùng ấy luôn yêu chuộng hòa bình nhưng cũng sẵn sàng hy sinh cho tự do, hạnh phúc.

Muộn còn hơn không! Muộn nhưng nhận ra chân lý thì vẫn hơn một số người ở đâu đó đến tận ngày nay vẫn còn cố chấp, giữ trong đầu ảo tưởng "bên nọ, bên kia", "cờ này, cờ khác". Có thể, một vài kẻ hiếu chiến đâu đó còn để trong đầu tư tưởng lạc hậu đó. Nhưng đã là người Việt Nam dù ở đâu, đến nay vẫn còn vương vấn tư tưởng đã từng chia rẽ dân tộc, đã gây nên bao nỗi khổ đau cho người Việt Nam dù ở bên nào, thì không thể chấp nhận được.

Sự thật Việt Nam ngày nay, sau gần nửa thế kỷ thống nhất non sông, người dân khắp ba miền Bắc-Trung-Nam sống trong hòa bình, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, người dân ấm no hạnh phúc hơn. Chỉ có những người cố tình nhắm mắt mới không nhìn thấy những điều cả thế giới nhìn thấy một Việt Nam nỗ lực và đạt thành tựu xóa đói, giảm nghèo ngoạn mục, một Việt Nam phát triển thần kỳ, một Việt Nam yên bình, đáng sống.

… Bỗng lòng ta lại quặn đau, và ai đó có thể trào nước mắt: Giá như không có chia cắt, giá như Tổng tuyển cử được thực hiện, hòa bình được thiết lập trên toàn cõi Việt Nam đúng như những điều khoản trong Hiệp định Geneve… Giá như Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngay sau khi Đồng minh chiến thắng phát xít, hòa bình chế ngự chiến tranh, như Bác Hồ mong muốn, thì Việt Nam sẽ phát triển hơn ngày nay, sẽ đóng góp cho cộng đồng quốc tế nhiều hơn nữa! Giá như, giá như…

Nhưng lịch sử không có "giá như", cũng không có chữ "nếu", bởi thế, lựa chọn tốt nhất của người biết khoan dung là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Lựa chọn ấy đã đưa Việt Nam thành nước được cộng đồng thế giới nể phục, nhiều nước đã chủ động đề nghị nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ, một cựu thù nay thành đối tác chiến lược toàn diện. Kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đạt trên 120 tỷ USD. Lớn hơn cả thương mại và các dự án tỷ USD, đó là nhân dân hai nước được gần nhau hơn.

Hoa Kỳ từ chỗ không hiểu văn hóa Việt Nam nay đã hiểu rất sâu sắc văn hóa Việt Nam, đã biết vận Kiều để diễn tả những bước đi ngoại giao tích cực giữa hai nước trong một thế giới còn nhiều diễn biến khó lường.

Nhìn lại quá khứ, chúng ta hiểu quan hệ chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ chỉ có thể giải thích bằng câu Kiều: "Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời". Người đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ còn hiểu như vậy, chẳng lẽ chúng ta lại không hiểu chính mình?! Và vì hiểu chính mình nên cũng hiểu người khác, trân trọng người khác, chia sẻ nỗi đau, khó khăn của người để cố gắng hoàn thiện mình, để cố gắng góp phẩn gìn giữ hòa bình, thịnh vượng chung.

Chính vì sự chân thành ấy mà ở đâu, làm việc gì, Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ủng hộ và chào đón nhiệt thành.

Hòa hợp dân tộc là chính sách nhất quán, là mục tiêu tối thượng

Về kinh tế, về GDP từ chục tỷ USD nay đã vượt 400 tỷ USD. Hoặc nếu có nhắc đến đường dây 500KW Bắc Nam ngày càng hoàn thiện thì đó không chỉ là điện, là phát triển kinh tế mà còn là sự thống nhất non sông. Đường bộ cao tốc Bắc-Nam đang dần hoàn thiện, đường mòn Hồ Chí Minh năm xưa nay là đường lớn, là mạch máu giao thông xuyên dải Trường Sơn hùng vĩ. Vậy là sự hòa hợp, sự thống nhất, sum vầy của đại gia đình các dân tộc Việt Nam mới là cơ đồ to lớn chưa từng có của đất nước; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế mới là tài sản vô giá của dân tộc chúng ta.

Thế giới ngày nay còn ai đó không thân thiện với Việt Nam thì thật khó hiểu?! Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, và đã là thành viên rất có trách nhiệm trong cộng đồng ấy. Việt Nam không muốn và dứt khoát không thể đứng cùng nước này để chống nước kia, không thể có bạn mới mà quên bạn cũ. Việt Nam chỉ muốn thế giới hòa bình, vì hơn ai hết Việt Nam thấu hiểu cái giá của hòa bình, cái giá của ngày vui thống nhất non sông.

Hằng năm, nhân dân Việt Nam tổ chức mừng ngày thống nhất non sông là thông điệp trước hết cho người Việt Nam dù ở trong nước hay ở ngoài nước hiểu giá trị của sự thống nhất đất nước; khẳng định chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Hòa hợp dân tộc là chính sách nhất quán, là mục tiêu tối thượng của chúng ta. Là người Việt Nam, ai đi ngược với mục tiêu đó, là phản bội dân tộc, phản bội chính gia đình mình, phản bội tương lai của con cháu mình! Dẫu còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, còn nhiều mong muốn chưa được đáp ứng, nhưng cuộc sống và hướng đi đã rõ ràng, ý chí vì một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh không bao giờ thay đổi.

Để đạt được điều đó, thống nhất đất nước, đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa quyết định. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là tiền đề của mọi tiền đề.

Chỉ có trong sạch, vững mạnh mới có thể đưa đất nước phát triển đến năm 2030 thành nước có thu nhập cao và đến năm 2045 thành nước phát triển có thu nhập cao.

Ngày vui thống nhất non sông sẽ càng có ý nghĩa lớn lao khi đất nước hùng cường, tất cả con Hồng, cháu Lạc dù ở đâu cũng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đều hướng về Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

TS. Nguyễn Viết Chức

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống

Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống

Chính phủ đồng ý thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống, khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 17/5, Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII sáng ngày 16/5/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH

Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH

Cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, nhấn mạnh: Đây là dự án Luật rất quan trọng, có tác động lớn đến đời sống Nhân dân và doanh nghiệp, do đó đề nghị cần nghiên cứu, rà soát một cách kỹ lưỡng để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH, đồng thời phải có những đổi mới, sửa đổi phù hợp, khả thi gắn với đời sống kinh tế của người dân.
Chính phủ đồng ý cho mua điện gió Trường Sơn tại Lào

Chính phủ đồng ý cho mua điện gió Trường Sơn tại Lào

Chính Phủ vừa chấp thuận đề nghị của Bộ Công Thương tại đề xuất về việc nhập điện gió từ Lào về Việt Nam ở dự án nhà máy điện gió Trường Sơn, cũng như chủ trương đầu tư lưới điện đấu nối.
Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực

Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực

GDP Quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong Quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Sáng 13/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV khai mạc phiên họp thứ 33.
Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân", phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân", phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tại Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thể chế hoá đầy đủ quy định tại Luật Đất đai năm 2024

Thể chế hoá đầy đủ quy định tại Luật Đất đai năm 2024

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2024, Ths.Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất, đảm bảo thể chế hoá đầy đủ quy định tại Điều 115 Luật Đất đai 2024.
Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Đắk Lắk : Tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo

Đắk Lắk : Tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo

Ngày 10/5/2024, tại buôn Klat C, xã Ea Drông, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở giai đoạn 1 cho hộ nghèo tại một số xã, phường của thị xã Buôn Hồ.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; sẵn sàng phương án cung ứng, huy động tất cả các nguồn điện có thể, chủ động trong trường hợp cần thiết để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, nhất là thời gian cao điểm nắng nóng.
Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Thông tin được đưa ra tại buổi tiếp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của tập đoàn Samsung, chiều ngày 9/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 12 “từ khóa” trong phát triển Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 12 “từ khóa” trong phát triển Đồng bằng sông Hồng

Tại Hội nghị lần thứ ba của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong triển khai Quy hoạch vùng và phát triển, liên kết vùng thời gian tới, với 12 "từ khóa" quan trọng: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.
“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số

“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; với tinh thần "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

7h45 sáng 7/5, lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu diễn ra tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người dân Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ tại không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm từ ngày 3-7/5.
Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng - bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng - bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Với thời lượng hơn 120 phút, cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn. Những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
Đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.
Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024

Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024

Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt các chi phí tuân thủ và nâng cao trách nhiệm, tính chủ động cho chính quyền địa phương.
Tích cực, chủ động chuẩn bị cho thực hiện cải cách tiền lương

Tích cực, chủ động chuẩn bị cho thực hiện cải cách tiền lương

Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số các cơ quan liên quan tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.
Phát triển điện mặt trời mái nhà không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Phát triển điện mặt trời mái nhà không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Phát triển nguồn điện tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.
Phấn đấu đến 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập trung bình cao

Phấn đấu đến 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập trung bình cao

Phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động