Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Mừng - lo khi nông sản đua nhau tăng giá Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc |
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì? |
Rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố; các cơ quan chuyên môn của địa phương về việc rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo đó, để đẩy nhanh quá trình mở cửa thị trường cho mặt hàng quả dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho việc đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi Nghị định thư được ký kết, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các cơ quan chuyên môn của các tỉnh, thành phố thông báo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký vùng trồng, cơ sở đóng gói 2 mặt hàng trên để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, các đơn vị rà soát, kiểm tra, đánh giá thực địa, tổng hợp danh sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi (quả có vỏ xanh, dừa gọt vỏ) và cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh (quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn và cơm sầu riêng không có vỏ) nhằm đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.
Các đơn vị gửi kết quả tổng hợp danh sách về Cục Bảo vệ thực vật chậm nhất trước ngày 01/4/2024 để tổng hợp.
Sầu riêng chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc từ tháng 7/2022 và liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng kỷ lục khi đạt 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, trong số này chủ yếu mới chỉ xuất khẩu trái tươi.
Đánh giá về triển vọng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam -cho rằng, năm 2024 xuất khẩu sầu riêng tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh. Số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt 172,2 triệu USD, tăng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng tươi đạt 158,4 triệu USD, và sầu riêng đông lạnh đạt 13 triệu USD.
"Nếu sầu riêng đông lạnh Việt Nam được cấp phép, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này mỗi năm", ông Nguyên dự báo.
Nếu nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký kết sớm trong năm nay thì sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh sẽ mang về khoảng 3,5 tỉ USD.
Tương tự, trái dừa nếu ký được nghị định thư thì hứa hẹn năm nay sẽ mang về từ 500 - 600 triệu USD.
Cơ hội tăng thị phần xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt. |
Nhờ mở cửa thị trường, tổng doanh thu xuất khẩu rau quả năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, trong đó, riêng xuất sang Trung Quốc đạt 3,6 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu hàng rau quả tăng chủ yếu do xuất khẩu quả sầu riêng (mã HS 0810.60.00) tăng cao đột biến. Trong năm 2023, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 2,1 tỷ USD, tăng tới 1,82 tỷ USD so với con số 288 triệu USD của năm trước đó. Trong đó, sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc (đạt 2,03 tỷ USD, chiếm 99,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước).
Diện tích sầu riêng cho trái của Việt Nam năm 2024 đang tăng mạnh. Một số chuyên gia lạc quan dự báo, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2024 có thể đạt 3,5 tỷ USD, tăng 55% so với năm ngoái.
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2023 xấp xỉ 171,2 tỷ USD, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương ứng tăng thêm 3,5 tỷ USD). Trong đó, có 12 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực sụt giảm.
Năm 2024 và những năm tiếp theo, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu. Với lợi thế gần về địa lý, giao thương thuận lợi, am hiểu thị hiếu tiêu dùng, nhiều nhóm hàng nông sản nước ta có thể ghi điểm tại thị trường tỷ dân này.
Tuy nhiên, thách thức với các doanh nghiệp trong nước là thị trường này ngày càng khó tính, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
Cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản |
Nông sản Việt có nhiều cơ hội gia tăng thị phần tại thị trường Anh |