Quảng Trị: Tín hiệu từ cây cao su trên đất A Dơi

TH&SP Từ bao đời nay, người dân A Dơi (Quảng Trị) chỉ bám lấy cây sắn để tạo nguồn thu. Nhưng từ năm 2006, theo hướng dẫn của huyện Hướng Hóa, xã A Dơi đã vận động người dân chuyển một số diện tích sắn kém hiệu quả sang trồng cây cao su. Đặc biệt, từ 2018 tới nay, việc chuyển đổi mạnh mẽ, khi có thêm hơn 180ha cao su được trồng mới.

A Dơi là xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, nằm cách trung tâm huyện Hướng Hóa 40 km về phía Nam. Một phần của A Dơi tiếp giáp với nước bạn Lào, dài chừng 9 km.

Với diện tích hơn 29 nghìn ha, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có lợi thế rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp. Dưới sự chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế của chính quyền địa phương, bà con ở A Dơi đã chuyển sang trồng cao su. Hiện, diện tích cây cao su hơn 400ha đã góp phần làm cho đời sống của người dân ở đây đang từng ngày thay đổi.

Người dân xã A Dơi bắt đầu chuyển đổi từ sắn sang cây cao su từ năm 2006

Người dân xã A Dơi bắt đầu chuyển đổi từ sắn sang cây cao su từ năm 2006


Ông Hồ Xa Cách, Chủ tịch UBDN xã A Dơi cho biết: “Qua bao đời, người dân A Dơi chỉ bám lấy cây sắn để có nguồn thu. Nhưng từ 2006 đến nay, theo hướng dẫn của huyện Hướng Hóa, xã A Dơi đã vận động người dân chuyển một số diện tích sắn kém hiệu quả sang trồng cây cao su. Đặc biệt, từ năm 2018 tới nay, việc chuyển đổi mạnh mẽ hơn, có thêm hơn 180ha cao su được trồng mới”.

Thời gian qua, để phát triển cây cao su, xã A Dơi đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa tổ chức các lớp tập huấn chăm sóc, cách cạo mủ cao su. Mới đây, xã đã có văn bản gửi UBND huyện xin thành lập HTX chuyên về cây cao su. Đồng thời, vận động người dân vay vốn, đầu tư cây giống để sản xuất. Với 95% diện tích đất tự nhiên là sản xuất nông nghiệp, mỗi hộ ít nhất có khoảng 3ha đất để sản xuất, vì vậy, việc mở rộng phát triển cây cao su là hoàn toàn có cơ sở.

Với hơn 400ha, cây cao su đang trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã A Dơi

Với hơn 400ha, cây cao su đang trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã A Dơi


Theo ông Cách, tính đến cuối năm 2019, xã A Dơi đã tổng kết và đánh giá giá trị của cây cao su trên địa bàn là khoảng 3 tỷ đồng/năm. Điều đáng mừng là đồng bào Dân tộc thiểu số đã ủng hộ chuyển đổi và tham gia sản xuất.

Thời gian qua, để phát triển cây cao su, xã A Dơi đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Hướng Hóa tổ chức các lớp tập huấn chăm sóc, cách cạo mủ cao su. Mới đây, xã đã có văn bản gửi UBND huyện xin thành lập HTX chuyên về cây cao su.

Bởi hiện nay, việc cạo xuất bán mủ cao su của người dân vẫn mang tính tự phát, giá cả bấp bênh. Để bán được mủ cao su, người dân phải vận chuyển về cho một công ty tại huyện Cam Lộ, cách khoảng 80 km.

Theo nghị quyết của xã A Dơi, thời gian tới, sẽ tiếp tục vận động 4 thôn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chuyển đổi sản xuất. Làm sao, diện tích cao su mỗi hộ đạt khoảng 2ha, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Chính quyền xã sẽ phối hợp với cấp trên, tìm các dự án lồng ghép để hỗ trợ người dân mở rộng diện tích cao su. Đồng thời, vận động người dân vay vốn, đầu tư cây giống để sản xuất. Về quỹ đất, theo ông Cách, 95% diện tích tự nhiên của xã A Dơi là đất sản xuất nông nghiệp. Mỗi hộ ít nhất cũng có khoảng 3ha đất để sản xuất, vì vậy, việc mở rộng phát triển cây cao su là hoàn toàn có cơ sở.

Mai Quỳnh

Mai Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”

Trong những năm gần đây, giới trẻ đang định hình lại xu hướng tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực đồ uống. Với sự phát triển của lối sống hiện đại, những thức uống không chỉ đơn thuần để giải khát mà còn mang đậm dấu ấn cá nhân cùng phong cách sống. Hãy cùng điểm qua một số xu hướng đồ uống đang "làm mưa làm gió" trong cộng đồng giới trẻ hiện nay.
22 sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

22 sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

Sáng ngày 4/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện năm 2024.
Nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024

Nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024

Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền và công nghệ sản xuất - bảo quản - chế biến nông sản năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 6 -10/11, tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, quận 10, TP.HCM.
Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ với trên 70 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh.
VIETNAM OCOPEX điểm đến của những sản phẩm OCOP

VIETNAM OCOPEX điểm đến của những sản phẩm OCOP

Sáng ngày 31/10/2024, tại Quảng trường Grand World – Khu đô thi Vinhomes Ocean Park 3, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã diễn ra khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) năm 2024.
Sách giáo khoa là sản phẩm đặc thù

Sách giáo khoa là sản phẩm đặc thù

Sách giáo khoa là một tập hợp bao gồm các kiến thức, khái niệm cơ bản trong một lĩnh vực chuyên môn và được chọn lọc một cách có hệ thống theo những chủ đề nhất định, được tổ chức sắp xếp theo một trình tự phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Quy trình sản xuất hiện đại giúp TH true TEA giữ trọn hương vị tự nhiên trong từng ngụm trà

Quy trình sản xuất hiện đại giúp TH true TEA giữ trọn hương vị tự nhiên trong từng ngụm trà

Để mang tới trải nghiệm khác biệt, sảng khoái, đậm đà hương vị trà tự nhiên, những chai trà trái cây TH true TEA được chăm chút kỹ càng từ khâu tuyển chọn nguyên liệu nghiêm ngặt đến quy trình sản xuất hiện đại, khép kín với công nghệ tiên tiến hàng đầu.
Hà Nội: Huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hà Nội: Huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Mới đây, các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hoài Đức đã chấm điểm, đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm của 7 chủ thể đến từ các xã: Dương Liễu, Di Trạch, An Khánh, Song Phương, Đức Thượng, An Thượng.
Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ các vùng chuyên canh hợp tác xã

Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ các vùng chuyên canh hợp tác xã

Không chỉ đẩy mạnh liên kết sản xuất, trong những năm qua, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động