Một góc Khu di tích lịch sử cấp Quốc Gia Bạch Đằng |
Trên dòng sông Bạch Đằng (nay thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra chiến thắng vẻ vang của Ngô Quyền vào năm 838 đánh thắng quân Nam Hán, năm 981 quân xâm lược Tống đại bại dưới sự lãnh đạo của Lê Đại Hành. Đặc biệt vào năm 1288 Trần Hưng Đạo phá tan quân xâm lược Nguyên Mông.
Quần thể khu đi tích lịch sử cấp Quốc Gia Bạch Đằng
Vùng đất cửa sông Bạch Đằng xưa, từ một phòng tuyến quân sự đặc biệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã trở thành vùng đất linh thiêng. Nhân dân nhiều đời trên vùng đất Quảng Yên và Uông Bí đã tôn Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm Thần, Thành Hoàng làng, xây đình, đền, miếu thờ Ngài và thờ những cận thần đã giúp Ngài trong trận chiến thắng, tạo thành một quần thể di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng.
Bãi cọc Yên Giang: Nằm ở cửa sông Chanh, dài khoảng 118m, rộng 20m. Đa phần những cọc được tìm thấy ở khu vực này đều được làm từ thân cây lim hoặc táu, còn để nguyên vỏ. Chiều dài thân cọc từ 2,6m đến 2,8m, phần cọc được đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông dài từ 0,5m đến 1m.
Bãi cọc đồng Vạn Muối: Nằm ở cửa sông Rút, một số cọc đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Bạch Đằng, Bảo tàng Hải Quân, Bảo tàng Hải Phòng.
Bãi cọc Đồng Má Ngựa: Đây là bãi cọc thứ ba được tìm thấy nằm trong cụm các bãi cọc trên hệ thống sông Bạch Đằng.
Miếu Vua Bà - Đền Trần Hưng Đạo: Hiện nay, vị trí miếu tạo lạc ở phường Yên Giang thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, Đền Trần Hưng Đạo được xây dựng ở khu Hậu Đồng và cách đền ngày nay gần 1.000m về hướng đông. Năm 1936, Đền mới chuyển về cạnh miếu Vua Bà ở vị trí hiện nay.
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm |
Bến Đò Rừng: Đây là nơi Trần Hưng Đạo chọn làm nơi phát hoả làm hiệu lệnh cho quân sỹ trên một chiến trường rộng lớn nhất loạt tiến công địch làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Hệ thống đình gồm: Đình Yên Giang thờ Thành Hoàng làng - vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo. Ngày 30/8/1991, Đình Trung Bản được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử Quốc Gia. Năm 2012, Đình Trung Bản là di tích lịch sử đặc biệt quốc gia trong Cụm di tích Bạch Đằng.
Thu hút khách thập phương về thăm quan Khu di tích lịch sử cấp Quốc Gia Bạch Đằng
Khi du khách thập phương tới thăm quan khu di tích lịch sử cấp Quốc Gia Bạch Đằng du khách sẽ có cái nhìn sâu sắc thông qua sự tái hiện lại dòng lịch sử qua các lễ hội như:
Lễ hội Đình Đền Công được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng giêng hàng năm. Vào ngày 8 tháng 3 âm lịch là ngày kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, cùng ngày cũng diễn ra lễ hội đình Trung Bản, lễ hội Đình Yên Giang và đền Trung Cốc. Ngoài ra, lễ giỗ Trần Hưng Đạo được tổ chức ngày 20/8 âm lịch, lễ đại kỳ phước (lễ tạ ơn Thành Hoàng và thổ địa) diễn ra vào ngày 24,25 và 26 tháng 8 âm lịch.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dấu tích của trận chiến, Bạch Đằng vẫn còn hiện hữu qua những di tích lịch sử tiêu biểu đã chứng minh cho chiến tích lừng lẫy của cha ông. Hiện nay, khu di tích lịch sử Bạch Đằng đang là điểm thu hút du khách trong và ngoài nước tới nghiên cứu, tham quan.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 1491/QĐ-TTg ngày (27/9/2012) gồm quần thể 11 điểm di tích nằm trên địa bàn TX. Quảng Yên và TP. Uông Bí cùng các truyền thuyết, thần tích, thần phả, câu đối, đại tự. Đặc biệt nhất là lễ hội truyền thống Bạch Đằng diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch hằng năm. Với những giá trị đặc biệt ấy, di tích lịch sử Bạch Đằng được định hướng là khu trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh quan trọng của tỉnh. Từ năm 2012, TX. Quảng Yên đã phối hợp lập Quy hoạch tổng thể Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng tỉnh Quảng Ninh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư dự kiến 800 tỷ đồng. Dự án được phân kỳ đầu tư theo 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 triển khai từ năm 2016 đến nay, tổng mức đầu tư gần 205 tỷ đồng với mục tiêu nhằm từng bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng và Quy hoạch chi tiết xây dựng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. |