Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề Hà Nội: Đi đều “hai chân”

TH&SP Hà Nội có hơn 1.300 làng nghề, đó là lợi thế lớn để phát triển sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, lợi thế đó chưa được khai thác đúng cách, sản phẩm du lịch làng nghề chưa thể đóng góp nhiều hơn vào việc thu hút khách du lịch đến Thủ đô. Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, các làng nghề cần vào mục tiêu sáng tạo sản phẩm mang tính đặc trưng, cùng lúc quan tâm tới cả hai thị trường khách du lịch nước ngoài và trong nước.



Người dân làng Chuông, xã Phương Trung (huyện Thanh Oai) sản xuất nón lá. Ảnh: Giang Sơn


Chưa khai thác hết tiềm năng

Theo Sở Du lịch Hà Nội, hiện Hà Nội có hơn 1.300 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề truyền thống sản xuất ra những sản phẩm lưu niệm nổi tiếng, như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, thêu Quất Động, khảm trai Chuôn Ngọ, sơn mài Hạ Thái, nón Chuông... Tuy nhiên, thực tế là sản phẩm của các làng nghề vẫn chưa tạo được điểm nhấn riêng để trở thành quà tặng mang tính đặc trưng của Hà Nội.

Tại nhiều điểm đến du lịch của Hà Nội như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long… có thể thấy rất ít sản phẩm của các làng nghề được trưng bày ở khu lưu niệm, quà tặng. Dù Hà Nội có tiềm năng sản phẩm quà tặng từ các làng nghề rất lớn nhưng du khách vẫn thường thấy một số sản phẩm quen thuộc như: Tò he Xuân La, chuồn chuồn tre Thạch Xá, gốm Bát Tràng…

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho hay, mỗi năm, các làng nghề của Hà Nội thu hút hàng nghìn khách du lịch đến tham quan, trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho công ty du lịch lữ hành khai thác, tìm kiếm những sản phẩm du lịch mới, những điểm đến mới. Tuy nhiên, hiện hầu hết các công ty du lịch lữ hành mới chỉ dừng lại ở việc đưa khách đến tham quan các sản phẩm của làng nghề, rồi giới thiệu về lịch sử làng nghề, nghĩa là chỉ khai thác những giá trị “bề nổi” của làng nghề.

Lý giải điều này, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Trương Quốc Hùng nhận định, các làng nghề hiện nay chủ yếu đưa ra cái mình có, thiếu tính kết nối với các điểm đến để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của du khách. Không những vậy, các làng nghề không có nhiều sản phẩm mới và quan trọng là chưa thể hiện rõ nét riêng. Đó là chưa kể bao bì, mẫu mã sản phẩm thiếu hấp dẫn; công tác quảng bá sản phẩm chưa được đầu tư thích đáng... Còn ông Nguyễn Văn Sử, Chi hội Làng nghề - Làng cổ - Làng văn hóa thuộc Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho rằng, nhiều làng nghề chủ yếu làm sản phẩm cung cấp cho thị trường, chưa khai thác hết tiềm năng điểm đến, thu hút du khách đến trải nghiệm, mua sắm sản phẩm ngay tại địa phương. Đó là lý do khi thị trường bị ảnh hưởng, làng nghề trở nên bị động tìm “đầu ra”.

Thay đổi tư duy

Nhiều cơ sở sản xuất tại các làng nghề Hà Nội đã nhận thức được hạn chế nói trên. Ở nhiều nơi, các nghệ nhân, chủ cơ sở sản xuất sản phẩm du lịch làng nghề đã nỗ lực tìm hướng đi mới để tạo ra sức hấp dẫn cho sản phẩm, trong đó có việc xây dựng dòng sản phẩm không lẫn với các nơi khác.

Theo nghệ nhân Hoàng Văn Hạnh (làng nghề mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ), bên cạnh những mặt hàng truyền thống như giỏ mây, bàn ghế mây, cơ sở sản xuất của ông đã sáng tạo sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của du khách trẻ như vòng tay, nhẫn làm bằng mây, tre. Trong khi đó, Chủ tịch Hội Sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín) Đỗ Hùng Chiêu cho biết, nhiều sản phẩm sơn mài của làng Hạ Thái đã có sự cải thiện về mẫu mã, được khách nước ngoài ưa thích, như sản phẩm lưu niệm cô gái Việt Nam đội nón, hộp trang sức…

Tuy nhiên, ý thức và hành động sáng tạo của một vài cơ sở sản xuất không thể dẫn tới sự chuyển mình của làng nghề Hà Nội nói chung. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải khẳng định, với xu hướng du lịch thông minh, các làng nghề cần ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc quảng bá sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì để có được sự hài lòng của du khách.

Bổ sung thêm giải pháp cho các làng nghề, Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Trương Quốc Hùng gợi ý, thay vì phụ thuộc vào du khách nước ngoài, các làng nghề cần quan tâm xứng đáng tới nhu cầu của khách du lịch nội địa. Đó là điều cần cân nhắc, nhất là khi phát triển du lịch trong nước đang là một trong những giải pháp quan trọng để khôi phục, ổn định thị trường du lịch Việt Nam.

Hiện Sở Du lịch Hà Nội đã đưa ra định hướng, chỉ dẫn cho các làng nghề trong việc tổ chức quảng bá sản phẩm. Sở Du lịch ra mắt ứng dụng giới thiệu sản phẩm làng nghề bằng công nghệ 3D, cho phép du khách có thể xem chi tiết các sản phẩm, thông tin về nghệ nhân, làng nghề cũng như quá trình thực hiện sản phẩm đó. Ứng dụng này được kỳ vọng là kênh quảng bá sản phẩm của hơn 300 làng nghề cũng như tiếp nhận ý kiến phản hồi một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng mức chi tiêu của du khách trong và ngoài nước khi tới Thủ đô.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đăng cai tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc tế. Ngay từ bây giờ, các làng nghề truyền thống cần xây dựng nhiều sản phẩm chất lượng cao, rõ tính đặc trưng để sẵn sàng phục vụ cho lượng khách lớn đến Hà Nội - cả du khách trong và ngoài nước. Đi đều bằng "hai chân" - đó cũng chính là cách để sản phẩm du lịch làng nghề Hà Nội có chỗ đứng vững chắc trong tương lai.

Theo Hà Nội Mới

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hạnh phúc từ lối sống tinh khiết

Hạnh phúc từ lối sống tinh khiết

Vòng xoay liên tục của cuộc sống bận rộn và áp lực công việc ảnh hưởng đời sống tinh thần, khi đó việc sống trong môi trường tinh khiết, duy trì lối sống lành mạnh, tôn trọng thiên nhiên, hướng đến sự cân bằng giúp cảm nhận hạnh phúc đích thực từ bên trong.
Lần đầu tiên tổ chức giải đua ngựa Shanrila Mường Lò 2024 giữa lòng di sản

Lần đầu tiên tổ chức giải đua ngựa Shanrila Mường Lò 2024 giữa lòng di sản

Là một trong những lễ hội không thể bỏ lỡ giữa không khí chào xuân 2024, Lễ hội Đua ngựa đầu xuân 2024 Shanrila Mường Lò hứa hẹn sẽ thổi bùng hơi thở văn hóa dân tộc, tiên phong trong công tác bảo vệ, giữ gìn và tôn vinh đặc trưng di sản Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức tại dự án Shanrila Mường Lò, Trung tâm du lịch di sản và văn hóa lễ hội mới của Tây Bắc.
Hướng dẫn cung cấp dịch vụ tổ chức các sự kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hướng dẫn cung cấp dịch vụ tổ chức các sự kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư ban hành quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật và hướng dẫn triển khai việc thực hiện cung cấp dịch vụ tổ chức các sự kiện, hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thanh Hoá: Khai mạc lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024

Thanh Hoá: Khai mạc lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024

Sáng 4/4/2024, tại đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, UBND thị xã Bỉm Sơn đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024. Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội đã có từ lâu đời, phản ánh nhu cầu văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.Đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, tri ân Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong 4 vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam.
Hàng loạt show diễn đẳng cấp “đổ bộ” Thị trấn Hoàng Hôn

Hàng loạt show diễn đẳng cấp “đổ bộ” Thị trấn Hoàng Hôn

Từ Rối Việt cho đến biểu diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm Vòng xoáy tình yêu, show trình diễn đa phương tiện quy mô nhất thế giới Nụ Hôn Của Biển Cả và show pháo hoa nghệ thuật hàng đêm đưa du khách vào hành trình khám phá vui cả ngày lẫn đêm tại Thị trấn Hoàng Hôn.
Đặc sắc đêm khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch "Về miền di sản Phú Yên"

Đặc sắc đêm khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch "Về miền di sản Phú Yên"

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975-1/4/2024), tối 30/3, tại thành phố Tuy Hòa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024 với chủ đề “Về miền Di sản Phú Yên.”
Top những địa điểm tham quan đẹp nhất Mai Châu

Top những địa điểm tham quan đẹp nhất Mai Châu

Mai Châu cách Hà Nội khoảng 140km và cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 60km. Dự kiến thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Mai Châu sẽ mất khoảng 3h chạy xe ô tô hoặc 4h chạy xe máy.
Hội An là điểm đến an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch một mình

Hội An là điểm đến an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch một mình

Theo bảng đánh giá mới nhất của Smoky Mountains, chỉ số tội phạm tại Hội An đạt 6,25%. Trong khi đó, thành phố Lima của Peru - nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất đạt 84,51%.
3 tháng đầu năm 2024, Vịnh Hạ Long thu gần 200 tỷ tiền vé

3 tháng đầu năm 2024, Vịnh Hạ Long thu gần 200 tỷ tiền vé

Tổng số tiền thu được từ bán vé tham quan Vịnh Hạ Long trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 200 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2024, doanh thu từ bán vé tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long sẽ vượt con số 800 tỷ đồng.
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là cuộc hành trình đưa du khách trở về với những nét đẹp văn hóa truyền thống của ngôi làng ngàn năm tuổi, cổ kính linh thiêng và nức tiếng hương danh của nghề gốm sứ độc đáo.
Đồng cỏ rộng hàng ngàn ha mãn nhãn ở Nghệ An “đốn tim” du khách

Đồng cỏ rộng hàng ngàn ha mãn nhãn ở Nghệ An “đốn tim” du khách

Cánh đồng cỏ rộng trên 2.300 ha nằm ven đường mòn Hồ Chí Minh đoạn đi qua các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Xuân - huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An trở thành điểm check-in của nhiều khách du xuân.
Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến giữa các thành phố toàn cầu

Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến giữa các thành phố toàn cầu

Chiều 21/3, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu (TPO) năm 2024 dành cho các thành viên tại Việt Nam.
Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và phát triển quan hệ kinh doanh du lịch; thúc đẩy tăng trưởng cả 3 loại hình du lịch.
Trải nghiệm thú vị tại điểm check-in Chuyện Của Nắng

Trải nghiệm thú vị tại điểm check-in Chuyện Của Nắng

Dù đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng điểm check-in mang tên Chuyện Của Nắng đã thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ háo hức tìm đến chụp ảnh và trải nghiệm cảm giác đón bình minh và ngắm hoàng hôn mỗi khi chiều tà tại thành phố ngàn hoa.
Khai mạc năm Du lịch quốc gia -  Điện Biên: Đòn bẩy để du lịch tăng tốc, tạo bước đột phá

Khai mạc năm Du lịch quốc gia - Điện Biên: Đòn bẩy để du lịch tăng tốc, tạo bước đột phá

Năm 2024 sẽ là đòn bẩy, cơ hội quan trọng để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Điện Biên nói riêng tăng tốc, tạo bước đột phá, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam.
Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng Bắc Giang giàu mạnh

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng Bắc Giang giàu mạnh

Sáng 16/3, tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), ỦY ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận tổ quốc (UBMTTQ) tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 2024).
Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn đạt danh hiệu Top 10 hai năm liên tiếp (2022-2023)

Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn đạt danh hiệu Top 10 hai năm liên tiếp (2022-2023)

Ngày 15/03 /2024, Dragon Ocean Đồ Sơn vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Khu nghỉ dưỡng tốt nhất năm 2023 tại Lễ vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023-2024.
Đắk Lắk có bao nhiêu buôn Du lịch cộng đồng?

Đắk Lắk có bao nhiêu buôn Du lịch cộng đồng?

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa công bố thêm 2 buôn du lịch cộng đồng, sau buôn Ako Dhong (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột).
Festival Phở năm 2024: Tôn vinh ẩm thực truyền thống Nam Định

Festival Phở năm 2024: Tôn vinh ẩm thực truyền thống Nam Định

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu. Món ăn này ngày càng được nhân dân, du khách đón nhận, thưởng thức bởi sức hấp dẫn riêng.
Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam tăng vọt

Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam tăng vọt

10 thị trường quốc tế tìm kiếm về du lịch Việt Nam nhiều nhất gồm: Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Đức, Malaysia và Thái Lan.
Bánh mì Việt Nam là sandwich ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam là sandwich ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng Top 100 sandwiches in the world (100 món bánh sandwich ngon nhất thế giới) do chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa công bố.
Hà Nội lên phương án phát triển nhiều sản phẩm du lịch đêm

Hà Nội lên phương án phát triển nhiều sản phẩm du lịch đêm

Sở Du lịch Hà Nội cho biết vừa thông qua Kế hoạch xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố, nhằm tăng sản phẩm du lịch đêm cho Thủ đô.
Ấn tượng chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Ha Noi 2024”

Ấn tượng chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Ha Noi 2024”

Tối 9/3, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Tây Hồ khai mạc Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024”, công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân với chủ đề “Get on Hanoi 2024 - Sắc hương Tây Hồ”.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động