Cách làm mì cay 7 cấp độ siêu ngon, kích thích vị giác khiến bạn phát thèm Những thứ rau dại miền Tây đã ăn là "quên lối về" 4 sai lầm khi các bà nội trợ chế biến mộc nhĩ |
Mộc nhĩ cung cấp nhiều protein, tinh bột và các chất béo tốt cho sức khỏe. Nó chứa vitamin K và các chất khoáng phong phú như canxi, magie, làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối. Trong khi đó, vitamin E có trong mộc nhĩ giúp da tươi sáng, mịn màng. Ngoài ra, mộc nhĩ có hàm lượng sắt cao giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt…
Thông thường, mộc nhĩ được bán trên thị trường ở dạng khô, vì vậy, khi muốn sử dụng bạn phải ngâm nó trong nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu thực hiện bước ngâm mộc nhĩ sai cách rồi chế biến để ăn thì có thể khiến bạn tử vong trong gang tấc.
Không dùng mộc nhĩ đã ngâm lâu
Bản thân mộc nhĩ không hề có độc tỗ, ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Song, khi ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước lớp da bên ngoài của mộc nhĩ là một chất dinh dưỡng ở dạng gel sẽ bị nứt và các chất dinh dưỡng gelatin bên trong hòa vào nước tạo thành dung dịch dinh dưỡng. Chỉ cần một vi khuẩn hoặc nấm mốc trong không khí rơi vào dung dịch dinh dưỡng này, chúng sẽ sản sinh độc tố ở đó.
Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng
Nhiều người thường có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến để nó nở nhanh mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5 - 3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.
Không ăn mộc nhĩ tươi hoặc mộc nhĩ đã nhiễm độc
Dù đã nấu nướng kỹ nhưng trước đó mộc nhĩ đã bị nhiễm độc, độc tố vẫn sẽ tồn tại. Chỉ sau 8 tiếng ăn mộc nhĩ bị nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc sẽ biểu hiện rất rõ. Khi ăn mộc nhĩ bị nhiễm độc với một lượng nhỏ, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng và đầy hơi. Nếu ăn vào lượng lớn, tỷ lệ tử vong cao tới 50%.
Nếu không tử vong, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như vàng da, cổ trướng, chảy máu dưới da và thậm chí co giật, tiểu và đi ngoài máu, cuối cùng có thể dẫn đến suy đa tạng trong cơ thể.
Ngoài ra, cũng không nên ăn mộc nhĩ tươi mặc dù chúng chứa nhiều tanin, có chức năng bảo vệ niêm mạc, cầm máu, giảm đau cục bộ, giảm tiết máu vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, nó tạo nên hương vị không ngon cho thức ăn. Tồi tệ hơn, bạn cũng có thể bị ngộ độc nếu ăn quá nhiều mộc nhĩ tươi.
Những người không nên ăn mộc nhĩ
Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.
Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.
Người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.
Dược thiện từ ngân nhĩ ích khí bổ thận, hoạt huyết |
Sức khỏe: Những loại thực phẩm giúp thải độc cơ thể |
Những loại thực phẩm đơn giản giúp thải độc tố trong ruột |