4 “biến số” đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025 CEBR dự báo quy mô kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore 10 dấu ấn nổi bật đưa nền kinh tế vượt khó để về đích |
Nhiều tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2025. |
Việt Nam sẽ lọt tốp 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á
Kết thúc năm 2024, Việt Nam ước đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7%, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Hướng tới năm 2025, nhiều tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Seasia Stats, trang thống kê uy tín về các nước Đông Nam Á mới đây đánh giá với quy mô kinh tế đạt khoảng 506 tỷ USD, Việt Nam sẽ lọt tốp 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á. Nhận định này được đưa ra dựa trên số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Theo đó, với 506 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài. Con số này tăng so với GDP 433 tỷ USD và vị trí 34 của năm 2023. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt 346 tỷ USD, đứng thứ 37 trên thế giới.
Theo ông Michael Kokalari, một mức tăng vừa phải trong chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng 6% GDP, sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đáng kể. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa tiến độ nhanh chóng trong các dự án như sân bay Long Thành và các tuyến đường vành đai mới của Hà Nội, cùng với sự phục hồi của thị trường bất động sản, sẽ có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy tự tin hơn trong việc chi tiêu nhờ vào “hiệu ứng tài sản” liên quan đến giá trị của khu đô thị mà nhiều người tiêu dùng trung lưu Việt Nam sở hữu.
Theo TPO, dự báo tình hình về năm 2025, PGS TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, với áp lực từ kinh tế quốc tế, các yếu tố như chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước lớn, căng thẳng địa chính trị, và biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tỷ giá và lạm phát.
Vì vậy, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành phải chuẩn bị sẵn các kịch bản để ứng phó. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nội địa, Việt Nam cần duy trì tăng trưởng GDP ở mức 6 - 7% để tạo động lực thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ, đầu tư. Cùng đó, kiểm soát lạm phát quanh mức mục tiêu 4-5% và cần cảnh giác với áp lực tăng giá từ hàng nhập khẩu cũng là những nhiệm vụ ưu tiên trong năm.
Khuyến nghị về chính sách tiền tệ năm 2025, vị chuyên gia cũng cho rằng, cần duy trì ổn định tỷ giá, cân nhắc biên độ dao động, Ngân hàng Nhà nước nên duy trì biên độ dao động tỷ giá hẹp để đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối, tránh áp lực lớn đến doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu. Việc tiếp tục tăng cường và liên tục nâng cao dự trữ ngoại hối sẽ giúp tạo bộ đệm chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài. Cùng đó, cần tiếp tục linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất. Hỗ trợ doanh nghiệp, cân nhắc giảm lãi suất cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất, xuất khẩu, và công nghệ cao. Kiểm soát lạm phát, nếu áp lực lạm phát tăng, chính sách lãi suất nên được điều chỉnh kịp thời để giảm lượng tiền trong lưu thông.
Vị chuyên gia cũng lưu ý, áp lực nợ công sẽ là một trong những vấn đề của Việt Nam trong năm 2025. Chính phủ cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để tránh tạo áp lực quá lớn lên ngân sách.
Để ứng phó kịp thời với những biến động thị trường quốc tế, cần theo dõi sát sao động thái từ FED và các tổ chức tài chính lớn để kịp thời điều chỉnh chính sách phù hợp. Ngoài ra, cần tiếp tục các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường đầu tư vào các dự án xanh và khuyến khích tài trợ tín dụng xanh để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Nâng cao năng suất lao động là thách thức của các doanh nghiệp năm 2025 và các năm tới. |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Công điện nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo tiền đề hướng đến tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Theo đó, thực hiện quyết liệt, hiệu quả Kết luận số 97-KL/TW ngày 5/10/2024 của Ban Chấp hành Trung ương về kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo chủ chốt; Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và giai đoạn 2021 - 2025.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 ở mức trên 8%, đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của các ngành, lĩnh vực, bộ, cơ quan, địa phương trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, đảm bảo đồng bộ, khả thi, hiệu quả.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2025 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt, đột phá, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để phấn đấu đạt kết quả cao nhất. Trong đó phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8 - 10%, nhất là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố lớn, các địa phương cực tăng trưởng của cả nước cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn để phát huy vai trò đầu tàu mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025 theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản, nhà ở xã hội và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; triển khai hiệu quả gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội; quyết tâm xây dựng 100 nghìn căn nhà ở xã hội đến hết năm 2025.
Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13% |
Thủ tướng: Tập trung ưu tiên sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn |
ADB nâng dự báo kinh tế Việt Nam năm 2025 lên 6,6%? |